Tìm kiếm bài trong Blog này

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Cuộc đời của một nghệ sĩ *

Leslie Cheung Quốc Vinh, sinh ngày 12 tháng 9, 1956, mất ngày 01 tháng 4, 2003

Dịch : heobeo @dienanh.net
Tác giả : Yim Chan - một kiến trúc sư Hong Kong, và dĩ nhiên là một fan của Leslie Cheung




Là một mảnh đất thuộc địa Anh, Hong Kong từ lâu đã phải chịu đựng cơn khủng hoảng đặc tính riêng kéo dài, làm sản sinh cả ý nghĩ căm ghét lẫn niềm đam mê hướng về nền di sản văn hóa Trung Hoa. Trong khi sự trỗi dậy như sóng cuộn của nền kinh tế HK trong những năm 70 và 80 đã sản sinh ra nhiều ảo tưởng tự tin, tâm trạng đó không tồn tại lâu, tất cả đều biến mất cùng toàn bộ niềm lạc quan còn sót lại của Hong Kong khi nền kinh tế sụt giảm mạnh vào giữa những năm 90. Chỉ còn lại những phù hoa và niềm kiêu hãnh giả tạo. Tệ hại hơn, sự phù phiếm hư danh này còn đang khiến nó khinh rẻ và sẵn sàng đưa bức bình phong định kiến chống lại những hòa nhập mới mẻ, và ngăn cản nó khỏi các đột phá hay thoát khỏi cái đặc trưng định dạng đã hình thành từ thời kinh tế hưng thịnh.

Kể từ năm 1997, những cuộc tranh luận bất tận đã đang diễn ra về việc liệu Hong Kong sẽ vẫn là một trong những nhà lãnh đạo châu Á, và nếu còn thì sẽ lãnh đạo kiểu gì ? Tất cả những gì họ ám chỉ đến là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực “Thương mại”. Tuy nhiên, một thành phố sẽ chẳng bao giờ được công nhận là thuộc đẳng cấp quốc tế nếu nó không đồng thời là một trung tâm văn hóa; điều này sẽ tạo nên niềm tin cả về sức mạnh kinh tế và ý chí chính trị cho tiềm năng mạnh mẽ lâu bền. Tự tiếp cận thương mại như một trung tâm sơ đẳng đã khiến Hong Kong trở thành một nơi mà các thói điều vật chất và tính hời hợt gặp gỡ nhau; biến nó thành một nơi chống trí thức, và chống văn hóa Nghệ thuật. Nỗi ám ảnh này sẽ còn song hành tiến về tương lai, loại bỏ luôn cả tầm quan trọng của việc nhìn lại lịch sử để tìm nguồn cảm hứng tái sinh cho mảnh đất.

Để tự mình xây nên niềm tự tin vĩnh cửu và cách ly khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại, Hong Kong cần giữ vững sức bật truyền thống của nó thông qua việc kháng lại sự thống trị bành trướng văn hóa của đại lục, nhưng điều đó không thể chỉ dựa vào tiền, hay các phần hệ tư tưởng và văn hóa du nhập. Lựa chọn duy nhất của nó là phải bắt đầu xây dựng nên một nền văn hóa mới tách ly và thậm chí là đối lập lại với cội nguồn văn hóa Trung Hoa, đa dạng hóa các nỗ lực và phát triển nhiều khía cạnh khác trong xã hội. Hong Kong có một nền di sản giàu có và độc nhất, ẩn chứa rất nhiều tiềm lực và khả năng có thể đưa nó trở thành một thành phố thành đạt và một trung tâm đẳng cấp quốc tế thực thụ. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu Hong Kong không có một khát vọng tha thiết để chuyển mình cao hơn thế, cao hơn việc chỉ là một trung tâm mua sắm sang hơn, lớn hơn cho du khách tại châu Á.

Một người chỉ cần nhìn vào chất lượng thống thiết của các nghệ sĩ địa phương, nhìn vào các cá nhân đương đại vượt trội hẳn trong nền công nghiệp âm nhạc sẽ lập tức nhận ra ngay nền công nghiệp này đang được thống trị bởi một số các nhà kinh doanh giải trí ít ỏi và các cá nhân nghệ sĩ nhỏ bé đang bị trôi dần đến chỗ tuyệt diệt như thế nào. Hiện tại, cái mà Hong Kong có chỉ là một nhóm gồm “Các ca sĩ thần tượng” đúng nghĩa. Ý nghĩa của cụm từ này chỉ có thể hiểu dưới góc độ các bắt tay hợp tác kinh doanh thị trường nổi lên từ đầu những năm 90. Tuy nhiên, nếu bạn là một người bình thường như tôi, tất cả những gì bạn có thể hiểu đó là một nhãn mác dành cho các nghệ sĩ sở hữu những tiềm năng âm nhạc rất hạn chế. Miễn họ có điều kiện để thắng hàng ngàn đô la tiền doanh thu, họ định phẩm chất cho những gì “Các ca sĩ thần tượng” có thể làm; một số thậm chí vẫn đã đang nhận về đủ các loại giải thưởng âm nhạc ! (Tôi ngầm hoang mang không hiểu tiêu chuẩn họ đặt ra tại HK là gì, những ca sĩ thực thụ, các ca sĩ “giả”, khán thính giả hay ai làm ra tiền nhiều thì người đó thắng ? Tôi hiển nhiên không muốn mở rộng thêm cuộc tranh luận, dù là nói về cuộc thăm dò nền công nghiệp âm nhạc mới gần đây của ICAC).

Nếu bạn là người không quan tâm đến các cảm hứng “thời trang mới nhất”, thì khi xem hay nghe nhóm các “nghệ sĩ biểu diễn” này sẽ giống như một hành động tự đày thân mình, đau đầu và hoàn toàn suy sụp khi so sánh họ với các thế hệ trước đây. Loại âm nhạc được hỗ trợ một cách ngạo mạn và trơ tráo này (dù nổi tiếng hay …chưa nổi) sẽ chẳng thể đem lại niềm tự tôn bản thân nào cho người dân Hong Kong. Như Wong Kai Keui đã từng nói, “Không có âm nhạc mà chỉ có công nghiệp giải trí tại Hong Kong !” (Hơn thế nữa, sự giải trí còn đc “chu đáo” đóng gói và bán thành thành phẩm đưa đến tận tay một nhóm các khách hàng đa phần đều còn rất trẻ). Lời nhận xét này đã hoàn toàn thâu tóm bối cảnh âm nhạc Hong Kong thời hiện đại. Không may thay, đây cũng chính là môi trường mà Leslie Cheung muốn tạo nên sự khác biệt.
Hành động tự sát của Leslie đã làm choáng váng Hong Kong và đẩy người dân của nó đến chỗ phải trải qua sự tự nghiệm bản thân đau đớn dai dẳng, bởi nó biểu trưng cho việc mất mát, làm tan biến các cơ hội và hy vọng, và cả sự muộn mằn khi nhận ra tinh thần và trí lực của một người nghệ sĩ đã bị xã hội đối xử thiếu suy nghĩ như thế nào, đó là một xã hội bị chi phối bởi một nhóm các ông trùm tư bản và các nhà kỹ trị “được chọn lọc kỹ lưỡng”, những con người ít khả năng lãnh đạo và không chút khái niệm gì về viễn cảnh uể oải của cái gọi là “thời kỳ hậu thuộc địa” Hong Kong đã trở nên. Tôi thấy buồn, cực kỳ buồn bã, bởi tôi biết tôi cũng đã bị loại bỏ không thương tiếc bởi cùng những lý do. Nó là sự khai trừ những điều mới mẻ và cả những ý tưởng “thiếu thực tế” không tạo hoa lợi ngay lập tức cho lợi ích kinh tế, sự rũ bỏ một nền tảng gốc rễ vững chắc, những cư dân thành thị quốc tế và tân tiến – những con người sở hữu lý tưởng xã hội và dân chủ “không phù hợp” với hệ tư tưởng doanh thương. Những lý tưởng này được chia sẻ chủ yếu trong cộng đồng trí thức trưởng thành trong thập niên 60 và 70, và nhân tiện đây Leslie cũng thuộc vào nhóm này.

Trong suốt nhiều năm liền làm kiến trúc sư, tôi đã gặp nhiều đối tác thiết kế, nhưng rất ít người là thật sự sáng tạo và nguyên bản, đủ can đảm phá vỡ khuôn mẫu và mọi định kiến để cho một ý tưởng có cơ hội chào đời; đối diện với thử thách và chung sống với lý tưởng của mình cho dù kết quả có bị phê bình, chỉ trích như một loại thất bại. Leslie là một trong những ngoại lệ này : anh đầy lý tưởng, dũng cảm, cứng đầu và ý thức mạnh mẽ về bản thân anh; anh cống hiến cuộc đời và nghệ thuật của anh, và trên tất cả, anh muốn chứng minh rằng nghệ thuật chất lượng cao vẫn có thể tồn tại trong một thế giới bị thống trị bởi những quan tâm thương mại. Chỉ sau nhiều năm nỗ lực, khán giả HK và nền showbiz mới công nhận anh như một cá nhân nghệ sĩ độc lập. Anh từ chối thu mình để mặc vừa chiếc áo của người khác hoặc bị đóng gói như một món hàng; vì vậy để chứng minh khả năng anh đã phải làm việc vất vả nhiều nhiều hơn hẳn bất cứ ai khác, có lẽ còn chăm chỉ và vất vả hơn mức anh cần. Đó là một cuộc đấu tranh dai dẳng, gian khổ, dù đó là cuộc đấu tranh anh đã chọn và quyết tâm chiến thắng. Khi anh bắt đầu có được chút tự do nghệ thuật, truyền thông đã thay vào đó tập trung vào việc phơi trần đời sống riêng tư của anh.

Ai cũng có thể tưởng tượng được cơn ác mộng đó là như thế nào , cho một nghệ sĩ nổi tiếng đã chọn cách sống đời sống riêng của anh như một người ẩn dật, tất cả đều vụn vỡ khi nhận ra khuynh hướng giới tính của anh thu hút được nhiều sự chú ý của công luận còn hơn cả nghệ thuật mà anh đã dùng cả đời để đưa nó đến hoàn hảo ! Đó ắt hẳn giống như một cái tát vào mặt anh, một sự hoàn toàn phủ định đi toàn bộ những cống hiến và thành tựu nghệ thuật, một sự phản bội mà một công dân như anh phải nhận lấy từ chính xã hội. Sau cái Passion Tour ấy, anh đã kiệt sức. Căn bệnh trầm cảm khít chặt vòng cương tỏa, và đẩy anh đi đến bờ vực trước khi có bất kỳ sự trợ giúp nào đến được với anh. Sự xuyên tạc này vẫn tiếp diễn kể cả sau khi anh mất, khi mà giới truyền thông lại phất lên nhờ cơ hội “sáng tạo” ra nhiều câu chuyện và tin đồn hơn, và sự tự sát của anh vẫn bị nhiều người xem là một hành động của sự ích kỷ cá nhân. Cái họ không chỉ trích chính là sự thiếu ủng hộ anh đã phải chịu đựng từ giới truyền thông, từ ngành công nghiệp và công chúng nói chung trong suốt cuộc đời sự nghiệp. Thậm chí nhiều người nhìn ra tài năng và bị ám ảnh bởi vẻ đẹp nổi bật của anh, những người cả đời mãi đi theo anh với tư cách người hâm mộ, vẫn thất bại trong việc nhìn được vào thẳm sâu những đau đớn cô đơn của người nghệ sĩ và sự tách ly “đơn giản là khác biệt” của anh. Nhiều người đã cố kết nối với sự thiếu khả năng của họ để nhìn và hiểu cho ra nguyên nhân anh ra đi.


Anh ra đi khi anh gần như đã sắp sửa đạo diễn bộ phim đầu tiên của riêng mình. Sự lường trước khả năng đặc biệt này đã làm rúng động các fan ngoài hải ngoại, những người quen thuộc anh với tư cách một diễn viên vĩ đại hơn là một ca sĩ nổi tiếng; với những tài năng khổng lồ và kinh nghiệm của anh, không có lý do gì để có thể nghĩ anh sẽ làm ra một bộ phim tồi. Chúng ta đã để mất cơ hội được chiêm ngưỡng tài năng với tư cách một đạo diễn phim của anh, điều anh đã luôn mong mỏi được thực hiện trong suốt gần hai thập niên, và đã ấp ủ sẽ hy sinh, chấm dứt mọi tham vọng nghệ thuật khác để thực hiện nó. Cái chết yểu của anh sẽ luôn mãi là một trong những tổn thất to lớn nhất của Hong Kong, và điện ảnh thế giới.

Nhìn lại cuộc đời anh thông qua lăng kính cũng đồng là nghệ sĩ của tôi, tôi bắt đầu có thể hiểu làm sao căn bệnh trầm cảm đã giết anh. Anh không thể làm được điều mà tất cả chúng ta đều làm được, đó là rời bỏ HK, và lặng lẽ theo đuổi lý tưởng cho riêng mình. Anh là một người nổi tiếng (một Siêu sao), và ngôn ngữ cú pháp sáng tạo trong nghệ thuật của anh là thuộc về văn hóa phổ biến của Trung Hoa/Quảng Đông, nó tụ hội trong tầng lớp khán giả của anh; anh không có lựa chọn nào khác ngoài việc ở lại nếu anh còn muốn duy trì sự nghiệp. Anh không sống sót nhưng chí ít anh đã chống chọi, đủ lâu để tạo nên một sức tác động đến thành phố thân yêu của anh. Sự tự sát của anh vĩnh viễn là một vết nhơ không thể gội sạch của lịch sử Hong Kong và là vết thương không thể chữa lành trong tim của mọi fan hâm mộ. Có lẽ bởi vì vết thương này, tôi cần phải viết ra bài viết này, như thể,

Tôi đang trả lời một tiếng khóc, một tiếng khóc mơ hồ và nửa như hy vọng,
Từ sự giam cầm trong một gian phòng cô độc, yêu cầu họ nhớ đến khi tôi phai mờ.
Một xoáy nước cuốn đi bởi dòng chảy của sông, vẫn đang tự khuấy động thế giới của riêng mình,
Một thế giới với màu sắc riêng, bị bỏ rơi nhưng tự do, song song với thế giới này nhưng không bao giờ gặp gỡ.
Tụ họp chỉ là một trò lừa, tâm hồn của chúng ta ít khi nào tâm hồn họ ghé thăm, chỉ để chơi đùa.


Anh ắt sẽ không thể sống sót khi chỉ biết hay chỉ chia sẻ với một số ít người tương tự hay những con người động lòng trắc ẩn, anh cần một môi trường lớn hơn cái nơi Hong Kong đã đặc biệt đè nén lên anh. Như từng được nói, Leslie Cheung sinh ra không phải để dành cho truyền hình, nó là một cái hộp quá nhỏ cho anh; và khi chúng ta nhìn lại và nhận ra sự thật rằng – Với một nghệ sĩ vĩ đại như Leslie Cheung, Hong Kong cũng là một cái hộp.

Cho chính bản thân tôi, điều an ủi duy nhất tôi có là : “Anh rất đẹp và anh đã được yêu thương. Anh hẳn đã trải qua những hân hoan dào dạt, và được tiếng tăm muôn đời bởi vì anh biết thế nào là Nghệ thuật. Anh hẳn hiểu rõ có ý nghĩa thế nào khi được tự do và đang sống, vì Nghệ thuật đã ôm anh cùng trái tim thuần khiết của anh vào lòng mà không cần định kiến. Sẽ có nhiều và nhiều người được các tác phẩm của anh lay động, những người cũng như tôi sẽ tiếp tục viết tặng các bài hát và bài thơ cho anh, và niềm đam mê của họ sẽ kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, anh sẽ lại một lần nữa sống ! Thời gian không từ bỏ anh cho dù anh đã bị từ bỏ bởi thời gian của chính mình.”


Xa trong thành phố thân yêu của tôi
Tôi không tin gió tiếp tục thổi
Hay có cơ hội để bắt đầu chuyến bay thật sự.
Một điều khả dĩ đã vĩnh viễn mất đi, chỉ còn là
Một giấc mơ, để mơ về một giấc mơ đã mất.

“Chúng ta chú ý và chúng ta quan tâm”,
Một lời nói dối, một phù phiếm xa hoa và một trò chơi lừa phỉnh hàng ngày,
Kết thúc ngắn gọn trong một ngày Cá tháng Tư,
Xa trong thành phố thân yêu của tôi

Tôi sẽ dừng không, hay chỉ bước qua nó ?
Đầu cúi lặng tránh bắt ánh nhìn người nào khác
Vẫn tiếp tục, vẫn bị ruồng bỏ bởi cả thời gian, lòng tự hỏi sao gió ngừng thổi vào ngày Cá tháng Tư, xa trong thành phố thân yêu của tôi ?

Yim Chan
In remembrance of Leslie Cheung – Tháng 11, 11, 2003



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét