Tìm kiếm bài trong Blog này

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

10 sao Hoa ngữ yểu mệnh được “sùng bái” nhất

Tin ngày: 21/07/2011
Nguồn: China.org
<<-- click để xem đầy đủ phần tin
Lược dịch: tetehaykhoc25@
dienanh.net


Từ Lý Tiểu Long cho đến Trương Quốc Vinh, Đặng Lệ Quân và Mai Diễm Phương, tất cả họ đều là những siêu sao nổi tiếng nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đều ra đi khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp cũng như cuộc đời.

Có thể họ đã qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng những di sản nghệ thuật tuyệt vời của họ sẽ vẫn sống mãi.

Dưới đây là danh sách 10 ngôi sao Trung Quốc bạc mệnh do China.org.cn bình chọn.


3: Leslie Cheung Trương Quốc Vinh


Tuổi thọ: 47

Tên thân mật “Ca Ca”, Trương Quốc Vinh (12/09/1956 – 01/04/2003) là một ngôi sao điện ảnh và âm nhạc của Hồng Kông nổi tiếng thế giới. Anh là một đại diện quan trọng của dòng nhạc Cantopop. Là biểu tượng âm nhạc nổi tiếng, anh đã chiến thắng rất nhiều giải thưởng ở Hồng Kông trong đó có giải RTHK Golden Needle Award, giải thưởng thành tựu trọn đời trong dòng nhạc Cantopop vào năm 1999. Anh cũng thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực soạn nhạc khi giành được rất nhiều giải thưởng cho các ca khúc do chính anh sáng tác.

Anh còn là một nhà vô địch không thể chối cãi trong lĩnh vực điện ảnh. Trong cả cuộc đời mình, anh đã đóng 56 bộ phim, tất cả đều thành công trong doanh thu phòng vé. Một vài phim của anh như “Anh Hùng Bản Sắc” (1986), “Anh Hùng Bản Sắc II” (1987), “Yên Chi Khâu” (1987) và “Thiện Nữ U Hồn” (1987) được xem là những phim kinh điển của điện ảnh Hồng Kông. “Bá Vương Biệt Cơ” (1992) kiệt tác vô song của anh là bộ phim điện ảnh Hoa ngữ đầu tiên đạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.

Bị dày vò bởi chứng trầm cảm, siêu sao 47 tuổi đã tìm đến cái chết bằng cách nhảy từ một khách sạn cao tầng vào ngày 01 tháng Tư năm 2003. Trương Quốc Vinh đứng vị trí thứ ba trong top 5 biểu tượng âm nhạc toàn cầu và là một trong top 25 diễn viên Châu Á vĩ đại nhất mọi thời đại theo kết quả bình chọn vào năm 2010 của đài phát thanh truyền hình CNN Hoa Kỳ.


Vài nét:

Nơi sinh: Hồng Kông
Quê quán: Quảng Đông
Chiều cao: 175cm
Nghề nghiệp: Ca sỹ, diễn viên, đạo diễn và nhạc sỹ
Thể loại: Cantopop
Tác phẩm xuất sắc (điện ảnh): Anh Hùng Bản Sắc, Yên Chi Khâu, Anh Hùng Bản Sắc II, Thiện Nữ U Hồn, Tung Hoành Tứ Hải, Bá Vương Biệt Cơ, Kim Chi Ngọc Diệp, Sắc Tình Nam Nữ, Kim Chi Ngọc Diệp II, Xuân Quang Xạ Tiết, Hồng Sắc Luyến Nhân và Dị Độ Không Gian.
Ca khúc và album nổi tiếng: The Wind Blows On, Monica, Admire, Summer Romance, Hot Summer, Virgin Snow, Final Encounter, Salute , Silence is Golden và Beloved.

***

Còn đây là tin lược dịch từ báo mạng VN:

Chủ Nhật, 24/07/2011
Nguồn: thethaovanhoa.vn


(TT&VH) - Huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long, ca sĩ/diễn viên Trương Quốc Vinh, nữ ca sĩ Đặng Lệ Quân và Mai Diễm Phương là những siêu sao nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Họ đều qua đời khi đang ở tuổi xuân sắc và ở đỉnh cao của sự nghiệp, tuy nhiên di sản nghệ thuật của họ vẫn sáng chói.


Tờ báo điện tử China.org.cn vừa tiến hành bình chọn 10 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất đã từ giã cõi đời khi còn trẻ.


1. Lý Tiểu Long (27/11/1940-20/7/1973):


Qua đời ở tuổi 33, Lý Tiểu Long nổi danh với vai trò là một diễn viên, bậc thầy võ thuật, triết gia, đạo diễn điện ảnh đồng thời là người sáng lập của phái võ Triệt Quyền Đạo.

Lý Tiểu Long sinh ra ở San Francisco, California (Mỹ), nhưng lớn lên ở Hong Kong, nơi ông bắt đầu học Vịnh Xuân Quyền vào năm 1954 dưới sự hướng dẫn của bậc thầy võ thuật Diệp Vấn. Sau khi trở lại Mỹ và năm 1959, Lý Tiểu Long học đại học và bắt đầu mở trường dạy võ.

Vai diễn trong serie phim truyền hình The Green Hornet (1966-1967) đã đưa ông đến với con đường danh tiếng. Sau đó, Lý Tiểu Long gây tiếng vang với những vai diễn trong phim Đường Sơn Đại Huynh (1971), Tinh Võ Môn (1972), Mãnh Long Quá Giang (1972), Long tranh hổ đấu (1973).

Lý Tiểu Long là bậc thày võ thuật có lượng fan lớn nhất thế giới: khoảng 0,2 tỷ người. Năm 1973, ông đột ngột qua đời khi đang làm phim Tử vong du hý. Đã có nhiều suy đoán về cái chết bất ngờ của ông.


2. Đặng Lệ Quân (29/1/1953-8/5/1995):


Là một trong những ca sĩ nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, Đặng Lệ Quân có giọng ca ngọt ngào, tự nhiên, nụ cười duyên dáng và phong cách giản dị. Trong sự nghiệp trải dài hơn 30 năm, Đặng Lệ Quân đã thể hiện hơn 1.000 ca khúc bằng tiếng Quảng Đông, tiếng Quan thoại, tiếng Nhật và Anh. Chị qua đời năm 42 tuổi sau một cơn hen khi đang đi nghỉ ở Chiang Mai (Thái Lan).

Mặc dù đã khuất, nhưng Đặng Lệ Quân vẫn được nhiều người hâm mộ trên toàn thế giới yêu mến và ngưỡng mộ. Năm 2010, chị được độc giả một tờ báo điện tử của Trung Quốc bình chọn là nhân vật văn hóa có ảnh hưởng nhất trong 60 năm qua.


3. Trương Quốc Vinh (12/9/1956-1/4/2003):


Là một ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh nổi tiếng quốc tế, Trương Quốc Vinh là một nghệ sĩ quan trọng trong làng nhạc tiếng Quảng Đông. Anh đã đoạt nhiều giải thưởng ở Hong Kong, trong đó có giải Thành tựu trọn đời được trao vào năm 1999. Anh còn thể hiện tài năng sáng tác và các ca khúc của anh đã đoạt nhiều giải thưởng.

Trương Quốc Vinh còn là một gương mặt xuất chúng trong làng điện ảnh. Trong cuộc đời mình anh đã tham gia 56 bộ phim và đặc biệt gây ấn tượng với vai diễn trong kiệt tác điện ảnh Bá Vương Biệt Cơ của đạo diễn Trần Khải Ca (1992).

Bị mắc chứng trầm cảm, siêu sao này đã nhảy lầu tự vẫn kết ở tuổi 47 vào đúng ngày Cá nói dối (1/4) năm 2003.


4. Huỳnh Gia Câu (10/6/1962 – 30/6/1993):


Huỳnh Gia Câu là nhạc sĩ kiêm ca sĩ nổi tiếng của làng rock Trung Quốc. Anh còn là nghệ sĩ guitar kiêm ca sĩ chính trong ban nhạc rock Hong Kong Beyond.

Ngày 24/6/1993, khi đang quay một game show ở Nhật Bản, Huỳnh Gia Câu bị ngã từ trên bục cao 3m và hôn mê. Nhiều ngày sau anh qua đời vì bị chấn thương não.


5. Mai Diễm Phương (10/10/1963-30/12/2003):


Được mệnh danh là “Madonna của châu Á”, Mai Diễm Phương là một ca sĩ kiêm diễn viên Hong Kong xuất chúng.

Trên sân khấu, chị nổi tiếng với chất giọng trầm đầy ma lực, những bộ trang phục lạ thường, các màn vũ dữ dội và cả phong cách đầy thách thức.

Là ca sĩ nổi tiếng nhất ở Hong Kong trong những năm 1980, Mai Diễm Phương đã có nhiều đóng góp trong cuộc cách mạng hóa nền nhạc pop Quảng Đông. Chưa kể, chị còn là một diễn viên đa năng, từng thủ diễn nhiều loại vai diễn khác nhau trong hơn 40 bộ phim hành động, hài và phim chính kịch.

Chị qua đời vì bệnh ung thư khi chưa đầy 40 tuổi.


6. Trương Vũ Sanh (7/6/1966-12/11/1997):


Là một ca sĩ, nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất của đảo Đài Loan, Trương Vũ Sanh đạt đỉnh cao danh tiếng vào năm 1991-1994.

Được mệnh danh là “ảo thuật gia âm nhạc”, anh nổi tiếng với phong cách âm nhạc cấp tiến và giọng ca đầy mãnh lực cũng như tinh thần theo đuổi những lý tưởng âm nhạc của mình.

Trương Vũ Sanh đã bị thương nặng trong một tai nạn ô tô và qua đời khi chưa đầy 31 tuổi.


7. Trần Bách Cường (7/9/1958-25/10/1993):


Là ca sĩ, nhạc sĩ kiêm diễn viên rất nổi tiếng ở Hong Kong trong những năm 1980, những cảm xúc lãng mạn trong các khúc ballad của anh vẫn mê hoặc công chúng ngày nay. Anh qua đời sau khi hôn mê 17 tháng. Có nhiều suy đoán rằng anh bị hôn mê do uống thuốc ngủ với rượu. Năm 2009, anh được Đài Phát thanh, Truyền hình Hong Kong trao giải Kim Vàng nhằm ghi nhận những đóng góp của anh cho nền nhạc pop Quảng Đông.


8. Ông Mỹ Linh (7/5/1959-14/5/1985):


Năm 1983, Ông Mỹ Linh nổi danh khi thủ vai Hoàng Dung trong serie phim truyền hình Anh hùng xa điêu được dàn dựng theo tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung.

Với gương mặt đẹp và khả năng diễn xuất gây kinh ngạc, chị đã thể hiện vai diễn này hết sức sinh động và trở thành một hiện tượng ở châu Á trong những năm 1980.

Sự nghiệp của Ông Mỹ Linh bất ngờ kết thúc khi chị tự vẫn bằng gas. Người ta cho rằng chị kết liễu đời mình là do chia tay với bạn trai là nam diễn viên Thang Chấn Nghiệp.


9. Trần Hiểu Húc (29/10/1965-13/5/2007):


Chị là một nữ diễn viên nổi tiếng đồng thời là một doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc. Mặc dù chỉ tham gia trong 2 serie phim truyền hình, nhưng Trần Hiểu Húc còn nổi tiếng hơn là những diễn viên xuất hiện đều đặn. Năm 1987, Trần Hiểu Húc nổi danh ở quê nhà và hải ngoại với vai Lâm Đại Ngọc trong serie phim truyền hình ăn khách Hồng lâu mộng. Cũng trong năm đó, chị tham gia serie phim truyền hình Gia Xuân Thu, nhưng không tạo được bước đột phá về diễn xuất.

Sự nghiệp diễn xuất của chị bắt đầu và cũng kết thúc với phim Hồng lâu mộng. Trần Hiểu Húc qua đời vì bệnh ung thư vú.


10. Phó Bưu (27/9/1963-30/8/2005):


Phó Bưu là nam diễn viên nổi tiếng Trung Quốc, nhưng ngoài 30 tuổi anh mới nổi danh. Năm 1995, Phó Bưu ra mắt làng điện ảnh với vai diễn trong phim Hội Tam hoàng Thượng Hải của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

Anh đã đoạt giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại lễ trao giải Kim Kê lần thứ 21 với vai diễn trong phim Escort.

Phó Bưu qua đời vì bệnh ung thư gan.

Việt Lâm

Photos: phim Arrest The Restless (part 4)












Nguồn ảnh: movie.douban.com

Photos: phim Arrest The Restless (part 3)
















Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Hai cuộc đời của Trương Quốc Vinh

========================

Lời nói đầu: đây là 1 bài viết có nhiều điểm mình không đồng tình lắm: Như trong phim Shanghai Grand mặc dù đây không phải thành quả tiêu biểu của Ca Ca và bộ phim cũng không thực sự xuất sắc thì mình vẫn cảm thấy Ca Ca đã làm chủ được vai diễn và sức lôi cuốn nhỉnh hơn hẳn Lưu Đức Hoa. Nomad 1982 là một phim kinh điển song không thấy tác giả nhắc đến. Mình thích các ca khúc nhạc phim Ca Ca sáng tác ! Cái làm mình không đồng cảm sâu sắc với ý kiến của tác giả là ở phim Rouge, vai diễn Thập nhị thiếu gia đẹp đẽ như hoa như trăng như vậy nỡ nào nói "ai đóng cũng được" (òa òa). Dù sao đi nữa thì vẫn là câu nói "mỗi người một ý", vả lại nhìn chung đây vẫn là một tư liệu hoành tráng dài hơi có nhiều chi tiết hay, và bởi vì 2 bạn Wing và Nadia bên trang Leslie's Pillow cũng đã phân bua trúng hết nỗi lòng mình (những phần chữ in nghiêng trong ngoặc đơn) nên cũng cố gắng tận tâm tận lực dịch lại cho bà con thưởng thức ^o^.

Trong blog đã cho đăng bài phỏng vấn bạn chủ trang web Leslie's Pillow trên tạp chí Modern Weekly City Life tại đây: LINK

========================


The Two Lives of Leslie Cheung
Source: http://xoomer.virgilio.it/nguidett/wean.htm
Commentor: Wing and Nadia
V_trans: heobeo@dienanh.net


Từ cuộc chiến dữ dội “Cheung vs Tam” cho đến vai diễn không-hối-tiếc Trình Điệp Y

Nhiều năm qua đi. Trương Quốc Vinh (Cheung Kwok Wing) dần dần trưởng thành và trở thành một bóng cây huyền thoại mãi xanh, thoang thoảng cùng những dòng men say làm ngất ngây giới mộ điệu, anh đứng một mình kiêu hãnh giữa bối cảnh biến đổi liên tục của nhạc pop Hong Kong – từ một nam ca sĩ điển trai, một người tình trong mộng của các thiếu nữ trở thành nam diễn viên táo bạo và vững vàng nhất của HK, anh là người chân thật nhất với phong cách sống của riêng anh, một “forever young Gorgor”.

Bất chấp cho người ta nói gì, từ “Farewell to My Concubine” (Bá vương biệt cơ), ”Temptress Moon” (Phong nguyệt) cho đến “Happy Together” (Xuân quang xạ tiết), “A Time to Remember” (Hồng sắc luyến nhân), họ cũng không thể “đọc” một phân cảnh phim Hong Kong mà không có Trương Quốc Vinh. Không cần biết người ta có yêu thích anh hay không, họ cũng phải thừa nhận rằng, không có Gorgor tức là đã thiếu đi đôi mắt đong đầy cảm xúc nhất tỏa sáng trên thảm đỏ.

Cách anh hát, nhân vật của anh, vẻ đẹp của anh, những nụ cười của anh, những hình tượng táo bạo của anh trong các bộ phim là những giấc mơ tỏa sáng nhất trong đại đa số mọi người – anh dám thể hiện niềm đam mê mà chúng ta không dám thử, anh sở hữu thứ ánh sáng chúng ta mơ ước, anh chịu đựng những tổn thương không khác gì chúng ta, anh cất tiếng gọi cho cùng một tự do mà chúng ta luôn thèm muốn.

Từ anh tất cả mọi con người có thể tìm thấy sự thỏa mãn với những giá trị khát khao khác biệt của họ, và bản thân gorgor thậm chí đã sống trong nhiều cuộc đời còn tuyệt vời hơn cả trí tưởng tượng của chúng ta, thậm chí còn đáng khao khát và thỏa mãn hơn cả những gì chúng ta có thể mong đợi.


Trương Quốc Vinh dẫn đầu hướng tới kết thúc sâu đậm – hai mảnh cuộc đời của Gorgor

Các fan âm nhạc và fan điện ảnh của Trương là hai dạng người hoàn toàn khác nhau, bởi vì cuộc đời anh đã tự biên soạn ra làm hai mảnh phân đôi: một nửa đung đưa cùng những rắc rối cô độc và sự nổi tiếng “sải cánh” ngút ngàn, trong trắng nhưng luôn bị tấn công liên tục; một nửa đến từ những hiểu biết về cuộc đời và nhu cầu không thể đoán định của anh, vô tư lự trước những lời phê bình chỉ trích đến từ bên ngoài. Vì vậy, Trương có hai cuộc đời, thật sự là vậy.

Cuộc đời đầu tiên: có một thần tượng âm nhạc mang tên Leslie, người đã sống cả đời vì các ca khúc của mình. Từ một thiếu niên đứng đằng sau ánh sáng trở thành người đàn ông thành đạt, vượt qua mọi nỗi đau và trở ngại và cả sự bị bỏ mặc, không ai giúp đỡ để trở nên nổi tiếng. Tại đỉnh cao phong độ của mình đột ngột anh tuyên bố giải nghệ (năm 1989), biến mất khỏi vòng hào quang sáng chói nhất – nam ca sĩ Leslie đã “chết”, bị mưu sát bởi những tin đồn, áp lực và nỗi thất vọng sâu sắc. Cuộc đời thứ hai: một nam diễn viên quốc tế với biệt danh "master Wing", người đã sống cả đời vì các bộ phim của mình, thể hiện những nhân vật gợi cảm hay cả gan táo bạo, làm người kể lại bi kịch hay những câu chuyện xúc động sâu sắc. “Master Wing” hẳn đã quen thuộc với những thăng trầm trong thế giới này, dạn dày kinh nghiệm với thói đạo đức giả, anh sống bình lãnh với phong cách của riêng anh. Anh không quan tâm đến những tranh luận và ý kiến của người khác, không chỉ tập trung cho sự nghiệp phim ảnh anh còn có thể vừa diễn vừa hát bất cứ thứ gì anh thích, sống theo cách mà anh thích.

Fan từ những năm cũ chỉ trích Gorgor đánh mất khí chất của anh và sức mạnh của “người đàn ông”, anh giờ tham gia diễn xuất, nửa nam nửa nữ trong các bộ phim kiêu căng, khoe mẽ.

Fan của các bộ phim thì hoàn toàn quên bẵng chàng thanh niên ca hát nhảy múa năm xưa, cảm giác như vị thần tượng năm nào của Trương chỉ là những vết tích nhỏ trong cuộc đời anh.


Trương Quốc Vinh phân đôi, có hai cuộc đời trong một con người.


Về Leslie: câu chuyện cũ thăng trầm trong âm nhạc


Sau mỗi buổi trình diễn, vấp váp trở vào cánh gà với những màn la ó chê bai sau lưng, Leslie đã thề với bản thân: “Tôi sẽ không tiếp tục nữa!” Nhưng rồi ngày hôm sau, anh vẫn xuất hiện, đối mặt với những trò la ó chỉ mục kích nhắm vào mỗi mình anh.

Sinh năm 1956 trong một gia đình thương buôn sa sút, cha mẹ li thân, thời gian ít ỏi được ở bên cha mẹ đã biến Leslie thành một đứa trẻ u sầu nhưng ngoan ngoãn.

Vì kết quả học tập kém, cha đã gửi anh sang Anh quốc học trung học (lời người đăng bài: theo như Leslie, anh rất giỏi tiếng Anh, thích học văn học cổ điển Anh nhưng môn toán lại luôn thất bại, bạn biết không, theo vài bài báo, Leslie ngay từ nhỏ đã có thể đọc thuộc lòng cả một phân cảnh vở kịch Romeo and Juliet ). Suốt thời gian xa nhà du học nhưng đời sống học đường lại buồn chán, thỉnh thoảng anh có đi hát cho các nhà hàng. Vào năm thứ nhất Đại học, cha anh lâm bệnh nặng và Leslie đã bị triệu hồi về nhà, nhưng Leslie cũng từng nói anh luôn muốn được hoàn tất việc học tại trường Đại học.

Năm 1977 khi tình cờ tham gia một cuộc thi hát và đoạt giải nhì, anh đã quyết định nghề nghiệp cho mình. Album đầu tiên của anh “I Like Dreaming” ra mắt một năm sau đó, nhưng công chúng Hong Kong do đã quen với các chất giọng mạnh mẽ và cách hòa âm của Roman Chow, Sam Hui, và Michael Tsoi, họ không chấp nhận chất giọng thấp của Trương. Nhưng Trương tin vào định mệnh của mình và quyết tâm tiếp tục dấn thân vào con đường trở thành ca sĩ này. Sự nghiệp của anh u ám kéo dài trong 7 năm liền. Người bạn diễn của anh - Danny Chan (Trần Bách Cường) đã bắt đầu nổi tiếng, nhưng Trương không được may mắn như vậy, và thậm chí hình ảnh còn bị phá hỏng với bộ phim cấp ba “The Red Chamber” (Hồng lâu mộng), anh làm việc rất chăm chỉ nhưng hầu như không nhận được hồi đáp tích cực nào. Nhưng có lẽ không có hồi đáp vẫn tốt hơn những lời la ó và chửi rủa anh đã hứng chịu từ các vị khán thính giả ác ý.

                    Trương Quốc Vinh và nhà sản xuất âm nhạc Lê Tiểu Điền

Trong một màn trình diễn, Trương Quốc Vinh trong lúc hứng khởi đã ném chiếc nón xuống khán giả, nhưng chiếc nón bị ném trả lại phía anh cùng những tiếng cười và sự nhạo báng ầm ĩ từ họ - với niềm tự trọng và phong cách chuyên nghiệp anh hoàn thành ca khúc nhưng đã bị tổn thương trầm trọng.

Nhiều năm sau đó, một nữ ca sĩ đã nhớ lại những khoảnh khắc đó, cô cho hay sau khi quay trở vào sân khấu, anh đã tái xanh khủng khiếp, mắt trống rỗng, cô đã cố vỗ về và an ủi anh, đột nhiên anh khuỵu xuống và nức nở trong lòng cô, “Tại sao họ phải làm tổn thương tôi? Tôi đã làm gì sai?” . Mọi người nghĩ rằng anh đã bỏ cuộc, nhưng anh vẫn quay trở lại vào ngày hôm sau.

Thật là khoảng thời gian khó khăn của anh, ngày qua ngày, năm nối năm, anh vẫn khăng khăng kiên định cùng một sức mạnh phi thường nhưng đôi mắt anh đang mất dần sự tỏa sáng – tuổi trẻ quý giá của anh đã bị phí phạm sau những tấm màn sân khấu nhưng không ai quan tâm đến điều đó. Cùng nỗi cô độc Trương Quốc Vinh đã dần dần trưởng thành, đi qua mọi cay đắng để trở nên thành thục. Khi nghiệp ca hát trở thành công việc sinh sống thống thiết duy nhất, mọi việc cứ thế tiếp diễn nhưng dường như xem ra vô vọng với anh, tuy nhiên, cùng với điều đó, giọng ca của anh càng ngày càng trở nên quyến rũ hơn.

Cho đến một buổi tối năm 1985, tràng pháo tay cuối cùng cũng dành cho màn biểu diễn của anh, anh đã cúi đầu thật thấp nhưng thậm chí không thể cố nở một nụ cười. Năm đó anh đã 29 tuổi.


Thời điểm đó Alan Tam (Đàm Vịnh Lân) đang là ngôi sao nóng bỏng nhất, Danny Chan, Ah Lam đã nổi tiếng, Anita Mui (Mai Diễm Phương) vừa kí kết hợp đồng với Capital Artist, Andy Lau (Lưu Đức Hoa) và Jackie Cheung (Trương Học Hữu) vẫn chưa xuất hiện.

Từ trái qua: Trương Quốc Vinh, Mai Diễm Phương, Đàm Vịnh Lân

Monica” – ca khúc đã đem đến vinh quang cho anh, nhưng trước khi anh kịp tận hưởng bất cứ hương vị thành công nào, anh phải điên đầu bởi cũng vì ca khúc “Thanks thanks Monica” này đã mở đầu cho một cuộc tỷ thí nghiêm trọng giữa Đàm Vịnh Lân và Trương, nhưng cũng chính ca khúc này đã cứu anh thoát khỏi những đêm ca hát bị sỉ nhục tại các câu lạc bộ đêm và quán bar, nó đã đem đến niềm tự tin cho anh một lần nữa.

Nhắm đến thị trường giải trí thuần túy, anh đã cho ra mắt khá nhiều ca khúc pop ngớ ngẩn, đáng nhớ nhất chỉ có ba ca khúc nhạc nhảy sau: “Black midnight” gợi tình, kể về một người đàn ông bị cám dỗ bởi ánh trăng; “Betraying fate”: một thiếu niên tuyệt vọng cô độc bị thế giới bỏ quên; “The wind stormy group”: kể về một nhóm người hoang dại vô vọng không biết đến ngày mai.

Năm 1986, ca khúc “Who feel the same?” (Có ai đồng thanh) được đề cử và lọt vào danh sách “Top 10 ca khúc nhạc Pop của năm” và “Couldn’t Sleep” (Vô tâm thụy miên) lọt vào danh sách năm 1987, “Summer Romance” trở thành album bán chạy nhất trong năm, Leslie cuối cùng đã trở thành một siêu sao.

Nguyên nhân này đã dẫn đến xô xát trong cộng đồng fan. Fan của Đàm Vịnh Lân không thể chịu đựng nỗi đe dọa đến từ Trương Quốc Vinh – họ đã sỉ nhục, dùng những lời lẽ tệ hại, gây tổn thương nhất họ có thể nghĩ ra, xé các bức ảnh, áp phích, thậm chí là đánh nhau. Còn nữa – Leslie đã đem chiếc xe hơi yêu thích của anh từ Nhật đến buổi diễn, và sau buổi hòa nhạc, khi trở lại với chiếc xe, nó đã bị băm nát với đầy vết trầy xước. Vào ngày sinh nhật của anh, một banner xuất hiện trước cổng công ty thu âm của anh: “Trương chết vì bị AIDS”. (quá đáng nhỉ )

Trong suốt mùa lễ trao giải, Đàm Vịnh Lân đã không đến tham dự và Leslie cũng không sẵn lòng đối mặt với những lời sỉ nhục từ fan của Alan, anh cảm thấy muốn bệnh và đã rời đi, không lên nhận giải. Lễ trao giải năm 1987, Alan thông báo anh sẽ không lên nhận bất cứ giải thưởng hay giải Ca sĩ được yêu thích nào hết, các fan đã nhảy dựng lên và quy chụp mọi tội lỗi lên đầu Trương. Xuyên suốt những sự kiện đó, Leslie thường xuyên bị tấn công và bị tổn thương sâu sắc. Và vẫn là anh không ai giúp đỡ.

Vào ngày sinh nhật lần thứ 33, anh đã tiết lộ: “Final encounter” – Buổi trình diễn cuối cùng, và đã quyết định từ giã sự nghiệp trong khi vẫn còn trên đỉnh cao, anh nghĩ anh có thể chịu đựng được điều này.

Trương Quốc Vinh và Mai Diễm Phương

Giữa những năm 1988-1989 anh không còn tranh tài với Alan Tam, nhưng thực tế quang cảnh nhạc pop lúc bấy giờ đang được Anita Mui Mai Diễm Phương và Leslie Cheung Trương Quốc Vinh thống trị. Trương thỏa mãn với doanh số bán đĩa album cuối cùng của anh và các bài hát của anh vẫn tiếp tục thống trị bảng xếp hạng. Anh đang ở trên đỉnh cao nhưng anh không hạnh phúc. Giờ anh đang là nhất hạng vì Alan Tam đã rút lui khỏi trận đấu. Khi hãng ghi âm của anh thương lượng với TVB, kênh chi phối truyền hình, hợp đồng của anh là cả một giá trị lớn – anh bị đối xử như một món hàng. Trong ngày sinh nhật, anh tiết lộ quyết định nghỉ hưu và điều này đã khiến mọi người kinh ngạc. Có rất nhiều khách hiện diện tại buổi tiệc, nhưng không ai có thể hiểu nổi câu trả lời thực ra là vì lý do gì, đây có thể sẽ mãi mãi là một bí ẩn.

Trước khi từ bỏ, anh hoàn thành bộ phim chuyên đề ca nhạc đầu tiên cho TVB: “Sunset in Paris” đã ghi lại các ca khúc đẹp đẽ của anh xuyên suốt một bộ phim mini. (lời người đăng bài: đây là lần đầu tiên trong lịch sử TVB làm một phim tại Paris, lần đầu làm một phim mini, lần đầu tiên áp dụng công thức nhạc kịch vào một phim truyền hình, và dĩ nhiên lần đầu tiên cùng xuất hiện cả 3 siêu sao cho một phim truyền hình! Cherrie Chung Sở Hồng và Maggie Trương Mạn Ngọc – họ chỉ đồng ý vì lời mời của Leslie khi anh tuyên bố đấy là lần cuối cùng họ làm việc cùng nhau)

Trương cũng ghi âm lại ca khúc của các ca sĩ khác – “Salute” thể hiện cho uy quyền vượt mặt chính bản thân các ca khúc của anh – trong “Childhood” và “Sweating” thì anh quyến rũ tuyệt trần! Thời điểm đó đĩa nhạc cuối cùng của anh đã ra mắt, anh đã di cư sang một đất nước khác (Canada). Như cơn gió lại thổi, anh bắt đầu tận hưởng một cuộc sống im ắng bình thường, không còn phải tranh giành đấu đá. Có rất nhiều đồn đãi về anh, như anh lấy một ấm nước sôi từ người hàng xóm, như anh cặp kè với một người đàn ông lớn tuổi hơn anh, như anh đi đến một nơi rất xa chỉ để xem phim. Anh chạy trốn khỏi mọi người, nhưng không thể trốn thoát tin đồn.



Về “master Wing”, một huyền thoại mới cho phim ảnh

Trong những năm đầu, Trương Quốc Vinh chỉ là một nam diễn viên đẹp trai giữa một rừng những nhan sắc mời gọi, sau khi gặp Vương Gia Vệ (Wong Kar Wai) anh đã học được cách diễn, dần dần trở thành một diễn viên giỏi. (Ở đây tôi không đồng tình: ngay từ buổi ban đầu, Trương đã dốc lòng cho diễn xuất không kém gì như anh ca hát. Với bộ phim đầu tiên đầu thập niên 80, diễn vai nam phụ bên cạnh Danny Chan, Trương đã thắng giải Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất! Với riêng bản thân tôi, tôi lần đầu chú ý đến Trương là nhờ diễn xuất của anh trong các bộ phim truyền hình – sự dốc lòng cho diễn xuất của anh ngay từ ngày đấy đã rất ấn tượng – sau đó tôi quyết định đi xem buổi hòa nhạc của anh để tìm hiểu thêm – và Bùm! Tôi chọn anh làm thần tượng mãi mãi của tôi!!!!!)

Trước năm 1989, ngay cả khi Trương thủ diễn vai nam chính trong các bộ phim, vẫn không có gì nhiều để cho anh khai phá: “Drummer” anh là một thanh niên nổi loạn; “A Chinese Ghost Story” (Thiện nữ u hồn) anh bị những hồn ma hù dọa; “Rouge” (Yên chi khấu) anh là một thiếu gia trẻ tuổi không thể hòa nhập với cuộc sống bình thường; “A Better Tomorrow” (Anh hùng bản sắc) anh là một chàng cảnh sát chính trực, dũng cảm và bốc đồng. Bất cứ ai cũng có thể diễn những vai này – dường như việc có anh hát chính cho nhạc nền phim là điều còn quan trọng hơn. (Tôi không thể đồng ý chút nào! Như các nhà phê bình quốc tế đã nói từng vai diễn trên của anh đều mang phong cách và cá tính khác hẳn nhau và tôi yêu cách thể hiện của Trương, đặc biệt trong phim “A Chinese Ghost Story”. “Rouge” gần như đã giúp Trương thắng giải Nam diễn viên xuất sắc nhất – chỉ vì ban giám khảo không chấm anh đã cho rằng phần vai diễn của anh chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong phim – thế đấy. Với tôi, ai hát nhạc nền là chuyện phụ yếu, tôi thích thưởng thức diễn xuất của Trương. Và tại sao không nói về “Nomad” (Liệt hỏa thanh xuân) của đạo diễn Patrick Tam nhỉ ????)

Trương Quốc Vinh - Ninh Thái Thần trong phim "Thiện nữ u hồn"

 Một cảnh trong phim "Yên chi khấu"

Từ khi rời HK, cuộc sống của anh dường như trở nên tẻ nhạt và vô nghĩa. Một ngôi sao đích thực không thể sống cô đơn, nếu không nó sẽ mất hết giá trị vốn có. Nhưng anh căm ghét con mắt cú vọ của giới truyền thông soi mói vào cuộc sống riêng của anh. Vì rằng cũng làm gì có cách nào cho anh thoát khỏi những tin đồn liên tiếp, anh cuối cùng cũng quyết định quay trở lại với các bộ phim. Châu Nhuận Phát ủng hộ anh: nếu một người có thể vui vẻ và không làm tổn thương đến ai, sao bạn lại phải khóa kín tiếng nói của chính mình? Mai Diễm Phương đã lên tiếng, anh ấy nói chỉ nghỉ hát chứ đâu phải nghỉ diễn, sao mà trói tay anh ấy? Anh đã rất biết ơn những lời nói này của bạn bè anh – nhưng anh cũng cần biết ơn Vương Gia Vệ nhiều hơn – mặc dù Gorgor có vẻ không thích Vương, đó là bởi vì anh không nói gì nhiều mà thôi.

Trương Quốc Vinh - Yuddy quyến rũ, nổi loạn trong phim "A Phi chính truyện"

Kể từ bộ phim “Days Of Being Wild” (A Phi chính truyện) anh nắm bắt được bí mật của diễn xuất: sử dụng đôi mắt của anh, ngôn ngữ hình thể của anh, phong cách của anh. Vị thần tượng gợi tình chuyên hát các bản tình ca đã “chết”, thay vào đó sống động trên màn bạc là một người đàn ông già dặn hơn, nhưng tràn đầy phong cách, đôi mắt anh có đôi chút hoang hoải hơn, nhưng tràn đầy lời ý, vô tư lự trước ý kiến của người khác, chỉ làm những việc mà anh muốn làm – anh là “master Wing” (nhưng giờ mọi người đã quen gọi anh là Gorgor). (lại là lời nói riêng của tôi: Tôi nghĩ bài viết chuẩn xác hơn sẽ là: “Days of being wild” được hoàn thành trước khi Trương giải nghệ và di cư sang Canada. Bởi vì cuối cùng họ cũng trao giải “Nam diễn viên xuất sắc nhất” cho anh, đây là điều đã kéo Trương trở lại HK sau buổi lễ tôn vinh – và chính “Farewell my Concubine” mới là tác phẩm thực sự kéo Trương trở lại với công việc diễn xuất – tại thời điểm đó việc nhận một vai diễn đồng tính là một hành động rất táo bạo – nhưng một khi Trương Quốc Vinh đã quyết định, anh không bao giờ quay đầu lại)

Rồi sau đó, chúng ta có “Ashes of Time” (Đông Tà Tây Độc): anh chờ đợi trên một vùng đất bị tiêu mòn thành hoang mạc, không đếm xỉa đến những cuộc đổ máu xảy ra hằng ngày xung quanh anh, lặng lẽ đau đớn cùng tình yêu với một người phụ nữ;


The bride with white hair” (Bạch phát ma nữ truyện): chúng ta có nhân vật anh hóa thân coi nhẹ mọi quy tắc và mọi thúc ép chỉ để theo đuổi tình yêu;

He’s a woman, She’s a man” (Kim chi ngọc diệp): một nhạc sĩ danh tiếng dễ bị tổn thương bị rối loạn với những khao khát không thể kiềm chế của riêng mình;

Không may thay “Shanghai Grand” (Bến Thượng Hải) lại không được thành công: có lẽ bởi vì hình tượng bất cần của Châu Nhuận Phát từ trước đấy đã ghi dấu ấn cho nhân vật, Trương đã chọn một góc độ khác để thể hiện, nhưng so sánh với sự cởi mở và cứng đầu của Andy Lau Lưu Đức Hoa, vẻ đáng yêu và trìu mến của Ninh Tịnh Phùng Trình Trình, sự bí ẩn và nỗi đau của Trương dường như hơi có chút khoa trương. Trương Quốc Vinh - bản thân anh không phải là một kẻ báo thù, anh là người sống và chết vì tình yêu, các câu chuyện trả thù đẫm máu không thích hợp với anh. (Tôi bất đồng một cách sâu sắc: Tôi cho màn trình diễn của Trương trong “Shanghai Grand” là đáng ghi nhớ!)

Trương Quốc Vinh - Hứa Văn Cường phim "Bến Thượng Hải" bản ĐA 1996


Khi anh dám thoát trần cảm xúc của anh trước ống kính máy quay, anh không chỉ là một ngôi sao mà còn được nâng tầm lên một mức độ cao hơn nhiều. Khi anh khám phá ra con người thật của mình, cho dù có làm việc với Vương Gia Vệ hay không, điều đó cũng không còn quan trọng.


Khi bạn đang ở nơi sáng chói, bạn cảm thấy đơn độc, khi bạn đang thịnh vượng nhất, cùng lúc đó bạn vẫn sẽ rơi vào sầu thương. Anh không hạnh phúc dù sự nghiệp của anh đang ở trên đỉnh cao. Nhưng anh biết rằng, diễn xuất, cũng như cuộc sống, là phải là chính anh. Cùng với phương châm này, anh trở thành một siêu sao. Giờ đây, anh đã dám thể hiện bản thân, anh cũng dám hát trở lại.

Khi anh bắt đầu trở thành “Gorgor”, anh bị ràng buộc với sự từ bỏ trước đó – tự nhiên với tư cách ca sĩ, nhưng anh chỉ có thể hát trong các bộ phim của anh, và luôn phải dè chừng đảm bảo các bản soundtrack đó không được ghi âm ra đĩa. Bạn bè thường thích được tụ họp tại nhà anh, và trong khi anh đã ngà ngà say, anh sẽ hát karaoke, hát hết từ bài này sang bài khác cho đến khi mệt lả người, trong khi tất cả mọi người được thoải mái tận hưởng. Một quang cảnh mới đau lòng làm sao – khi một siêu sao chỉ có thể hát karaoke tại nhà!

Ràng buộc của anh là gì? Còn việc “đi theo tiếng gọi của trái tim” ? Mặc dù anh tham gia vào các bộ phim chất lượng và không còn là một “bình hoa di động”, nhưng vẫn tồn tại một gút thắt trong trái tim anh.

Trương Quốc Vinh - Trình Điệp Y trong tác phẩm "Bá vương biệt cơ"

Cho đến bộ phim “Farewell My Concubine” (Bá vương biệt cơ). Sức hấp dẫn của bộ phim này không phải đến từ giải thưởng Cannes, không phải đến từ đề tài đồng tính gây chú ý, không phải từ nhân vật nhập nhằng giữa đàn ông và đàn bà mà chính là từ nỗi ám ảnh của Trình Điệp Y (Cheng Dieyi): ám ảnh trong nghề nghiệp, ám ảnh từ tình yêu khiến anh sống, anh chết, anh theo đuổi và khăng khăng không buông rời. Tình yêu của anh không phải là Đoàn Tiểu Lâu (Duan Xiau Liu), mà rộng hơn nó là sân khấu tuồng cổ, là vai diễn nàng ái cơ đã làm anh phải sống và chết vì nó. Đấy là định mệnh của câu chuyện phim. Khi bức màn buông xuống, cuộc sống cũng ra đi.

Trương không phải là Trình Điệp Y. Nhưng anh thấu hiểu những cảm xúc đó. Trong sự nghiệp ca hát, anh cũng đã đau khổ, anh hy sinh và tồn tại dưới áp lực khổng lồ, sau bao nhiêu năm trời dồn nén một cách cẩn trọng, anh cần được bùng nổ. Khi tất cả những nỗi đau không thể nói hết thành lời này được bộc phát, cũng chẳng còn tồn tại giới hạn nào với anh. Sau vai diễn Trình Điệp Y, anh được tự do. Anh tự tin hơn với “Temptress Moon” (Phong nguyệt) và “Midnights Songs” (Dạ bán ca thanh). Anh thậm chí còn dám đóng một bộ phim hạng X “Viva Erotica” (Sắc tình nam nữ), một hình tượng hoàn toàn mới mẻ về một nhà đạo diễn phim X đang thoái chí.



Anh dám hợp tác với Vương Gia Vệ thêm một lần nữa trong “Happy Together” (Xuân quang xạ tiết), bộ phim nói về mối quan hệ giữa một cặp đôi đồng tính. Chủ đề thực sự của bộ phim là quay trở về với cuộc sống bền vững đúng nghĩa. Vai diễn của anh không phải là một nhân vật đáng yêu – anh là người lợi dụng sức quyến rũ của mình làm tổn thương người khác. Vương chiến thắng tại LHP Cannes, Trương giành được sự tự tin và tự do trong thế giới chuẩn định.

Phim "Hồng sắc luyến nhân"

Sau đó, anh đã đến Thượng Hải diễn trong “A Time to Remember” (Hồng sắc luyến nhân), với sự tự tin tràn đầy, anh nhập vai vào nhân vật một nhà cách mạng tình báo nói tiếng Anh.

Và anh đã dám công bố anh sẽ hát trở lại. Hầu hết các ca khúc trong album “Beloved” năm 1995 của anh đều là những bản khúc vô nghĩa viết cho các bộ phim (nhạc cho phim là vô nghĩa sao? Một lần nữa tôi lại không đồng tình ở đây – Trương đã viết 3 ca khúc cho “Midnight Songs” và chúng thực sự đã phản ánh được phong cách nhạc kịch opera đi liền với bộ phim, tôi cho rằng chúng hay và là những ca khúc kinh điển của Trương! Và những bài hát trong phim “He’s a woman, She’s man” (Kim chi ngọc diệp) đều gây xúc động, sống động, những bản nhạc nhẹ nhàng đi vào lòng người vẫn còn rất được ưa chuộng cho đến ngày nay! Ca khúc cho bộ phim “The bride with white hair” (Bạch Phát Ma Nữ) cũng được viết bởi Trương – đây mới thật sự là một bản tình ca! Cảm xúc đem lại sao mà tuyệt vọng vô chùng, làm chúng ta có thể bật khóc ngay trong tâm cảm, ca khúc hát về một mối tình tuyệt vọng bị rơi vào bi kịch! Đây là một trong những ca khúc tôi yêu thích nhất của anh! Và làm ơn hãy chú ý đến cảm xúc cá nhân anh được thể hiện trong mỗi bài ca!), nhưng trong “When love became a thing in the past” anh thực sự đã hát nên cảm xúc của riêng mình, từ từ tan biến vào trong bóng đêm vô tận.

Bìa album "Red"

Album “Red” năm 1996 phơi bày sự cởi mở của anh cho đến ngày hôm nay, và cả nỗi cô phiền , mệt mỏi bí mật trong cuộc đời anh: 'Red', 'Love by Stealth', 'Desperate man', 'Blamefully beautiful' tất cả chúng đều khiến trái tim bay bổng, trở thành những tác phẩm tiên phong chìm đắm trong những dòng cảm giác lạnh lẽo run rẩy, quyến rũ huyền bí, ám ảnh và u sầu bất tận... Mặc dù album “Count down with you” năm 1999, giai điệu có phần đơn giản hơn, giọng anh lơ phơ, nhưng việc cởi mở đưa cuộc sống đồng tính vào trong các ca khúc, với sự buông lơi, đau đớn nhưng chân thành – những chất liệu táo bạo này thậm chí làm nhóm người ủng hộ anh càng trỗi dậy mạnh mẽ.


Cùng với sự tự do trong tinh thần, sự trở lại của các buổi hòa nhạc, các y phục kỳ quái, tất cả đều có thể trở thành hiện thực. Trong suốt tour diễn thế giới 1996-1997, rất nhiều bộ y phục và phân cảnh đã làm choáng váng khán giả, làm đỏ mặt họ và trái tim đập dồn dập liên hồi, nhưng Trương cũng không thể quan tâm thêm nữa, anh bất cần lời phê bình của người khác, vì anh đã hy sinh quá đủ, nên hiện giờ anh cần được tự do.


Bất cứ ai ắt hẳn cũng muốn được nhìn ngắm Trương Quốc Vinh trong những ngày này, khi anh được làm những điều anh mong muốn. Nhưng nhìn vào hình ảnh của anh những ngày này cũng sẽ khiến người ta không khỏi lo lắng, quan sát anh một mình đơn độc tiến chạy không chút ân hận đến vùng đất đẫm máu không người vãng lai, nhìn anh kháng cự lại thế giới bằng một nụ cười rạng rỡ nhưng kiêu ngạo, người ta không thể không ngưỡng mộ anh, người ta không thể thôi lo lắng về anh. Anh giờ không còn biết sợ, nếu anh không thể làm một người bình thường, vậy thì tại sao không đi theo tiếng gọi của trái tim, gạt bỏ tất cả mọi đồn thổi và dò thám soi mói. Tuy nhiên, với tất cả những điều này và những điều nọ, anh chắc chắc không thể hoàn toàn tự do. Hãy nhìn vào đôi mắt anh lẩn khuất sau làn khói thuốc xanh: đau đớn, cô độc, lạnh lùng và liều lĩnh, một vẻ thảm sầu làm chùng cả trái tim ta.


Có lẽ có hàng nghìn người mang cái tên Trương Quốc Vinh (Cheung Kwok Wing), nhưng trong tiềm thức mọi người chỉ công nhận mỗi người đàn ông này, còn được gọi là Leslie hay “master Wing”, mới là Trương Quốc Vinh đúng nghĩa, những người khác chỉ là sự tình cờ trùng tên.

Quay đầu nhìn lại nửa đầu cuộc đời của Gorgor, tôi không thể nén tiếng thở dài, Trương Quốc Vinh, bản thân cái tên đã là một truyền kỳ.


Hết.