Tìm kiếm bài trong Blog này

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2010

Top 10 thần tượng văn hoá Trung Hoa thế kỷ 20


Khưa khưa, anh iu ngầu quá >:))

Tin vắn :
Link 1: http://www.chinadaily.com.cn/en/doc/2003-07/17/content_245794.htm
Link 2: http://xoomer.virgilio.it/nguidett/from02.htm
Lược dịch : heobeo @dienanh.net

Kết quả khảo sát với hơn 140.000 người về "Top 10 Thần tượng Văn hoá Trung Hoa Thế kỷ 20" vào tháng 7 năm 2003 của China Culture Daily tổ chức trên mạng Sina.com và một số kênh truyền thông quốc tế chính thức của Trung Quốc cho kết quả như sau : Đứng đầu danh sách top 10 là người cha lớn của nền văn học hiện đại Trung Quốc Lỗ Tấn, vị trí tiếp theo thuộc về tác gia truyện võ hiệp Hong Kong nổi tiếng Kim Dung. Trong top 10 có sự hiện diện của kịch tác gia vượt thời đại Lão Xá (Lao She), quân nhân với tinh thần nồng ấm Lôi Phong (Lei Feng) và bậc thầy nghệ thuật Kinh kịch Bắc Kinh - diễn viên Mai Lan Phương. Nam diễn viên khiêm ngôi sao nhạc pop quá cố Hong Kong Leslie Cheung Trương Quốc Vinh giữ vị trí thứ bảy.

Như vậy, "Top 10 Thần tượng Văn hoá Trung Hoa Thế kỷ 20" 3 vị trí đầu đều thuộc về các học giả lớn, vị trí 4 & 5 thuộc về các tác giả nổi tiếng, hạng 6 là một nhà khoa học, hạng 7 là Trương Quốc Vinh, hạng 8 là một quân nhân, hạng 9 là nghệ sĩ Kinh kịch Mai Lan Phương, và hạng 10 là Vương Phi (Faye Wang). Chỉ có Trương Quốc Vinh và Vương Phi là các thần tượng âm nhạc và điện ảnh đương thời, đồng thời là 2 tên tuổi duy nhất đến từ Hong Kong.


Ngoài ra bài viết còn đăng tải một số ý kiến từ giới truyền thông Trung Quốc cho rằng trong 50 ứng cử viên được đem ra để khảo sát và bầu chọn, nguồn thần tượng thuộc về mảng văn hoá đại chúng chiếm số lượng quá áp đảo so với các tượng đài văn hoá chính thống, điều này là một dấu hiệu cho thấy nền văn hoá đương đại của Trung Quốc đang đi vào khủng hoảng .

Nguồn di sản văn hoá quý giá đã để lại cho Trung Quốc nhiều tượng đài văn học như: Lỗ Tấn, Thái Nguyên Bồi (Cai Yuanpei), Lão Xá và Hồ Thích (Hu Shi). Trong khi hiện nay chỉ có thể tìm thấy một số ngôi sao có chất lượng trong nền văn hoá đại chúng như Vương Phi, Diêu Minh (Yao Ming) và Trương Quốc Vinh. Một sự tương phản hiển nhiên!

Họ phân chia đại diện của phái chính thống thần tượng là Lỗ Tấn, Lão Xá, nhà sư phạm Thái Nguyên Bồi, Vương Quốc Duy (Wang Guowei), Cố Chuẩn (Gu Zhun) ... Và đại diện cho phái đại chúng phổ thông thần tượng là Vương Phi, Trương Quốc Vinh ...

Phái chính thống dựa chủ yếu vào nguồn lực kiến thức và đương thời ít được tận hưởng sự nổi tiếng; Phái đại chúng chủ yếu nằm trong ngành công nghiệp giải trí, đa phần đều là các siêu sao tiếng tăm lẫy lừng .

Những tác giả-học giả lớn của Trung Quốc như Lỗ Tấn, Ba Kim (Ba Jin) dù nắm giữ vị trí nào trong cuộc khảo sát này thì những đóng góp to lớn của họ đối với nền văn hoá Trung Hoa không nghi ngờ gì vẫn sẽ luôn được xã hội công nhận. Tuy vậy, những ngôi sao như Vương Phi và Trương Quốc Vinh đều là những nhân vật không thể bị xao lãng . Họ có một lượng fan khổng lồ và sức ảnh hưởng của họ tác động lên các fan thực sự là khủng khiếp .

Một người tôn thờ Lỗ Tấn cũng có thể đánh giá rất cao những màn nghệ thuật trình diễn của Trương Quốc Vinh . Đôi bên là hai hướng cảm xúc khác nhau và không hề mâu thuẫn . Nền văn hoá luôn được phân chia thành hai dạng chính thống và đại chúng . Và sẽ rất khó để nói được bên nào cao cấp hơn bên nào . Ngay cả đôi khi ranh giới giữa hai phân dạng này cũng là rất mập mờ và khó phân định .

Theo China Daily & 1 số nguồn khác
"
Top 10 Chinese Cultural Idols of the 20th Century"

Leslie tại Canada (ảnh tạp chí)








Click ảnh để phóng lớn

Cuộc đời của một nghệ sĩ *

Leslie Cheung Quốc Vinh, sinh ngày 12 tháng 9, 1956, mất ngày 01 tháng 4, 2003

Dịch : heobeo @dienanh.net
Tác giả : Yim Chan - một kiến trúc sư Hong Kong, và dĩ nhiên là một fan của Leslie Cheung




Là một mảnh đất thuộc địa Anh, Hong Kong từ lâu đã phải chịu đựng cơn khủng hoảng đặc tính riêng kéo dài, làm sản sinh cả ý nghĩ căm ghét lẫn niềm đam mê hướng về nền di sản văn hóa Trung Hoa. Trong khi sự trỗi dậy như sóng cuộn của nền kinh tế HK trong những năm 70 và 80 đã sản sinh ra nhiều ảo tưởng tự tin, tâm trạng đó không tồn tại lâu, tất cả đều biến mất cùng toàn bộ niềm lạc quan còn sót lại của Hong Kong khi nền kinh tế sụt giảm mạnh vào giữa những năm 90. Chỉ còn lại những phù hoa và niềm kiêu hãnh giả tạo. Tệ hại hơn, sự phù phiếm hư danh này còn đang khiến nó khinh rẻ và sẵn sàng đưa bức bình phong định kiến chống lại những hòa nhập mới mẻ, và ngăn cản nó khỏi các đột phá hay thoát khỏi cái đặc trưng định dạng đã hình thành từ thời kinh tế hưng thịnh.

Kể từ năm 1997, những cuộc tranh luận bất tận đã đang diễn ra về việc liệu Hong Kong sẽ vẫn là một trong những nhà lãnh đạo châu Á, và nếu còn thì sẽ lãnh đạo kiểu gì ? Tất cả những gì họ ám chỉ đến là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực “Thương mại”. Tuy nhiên, một thành phố sẽ chẳng bao giờ được công nhận là thuộc đẳng cấp quốc tế nếu nó không đồng thời là một trung tâm văn hóa; điều này sẽ tạo nên niềm tin cả về sức mạnh kinh tế và ý chí chính trị cho tiềm năng mạnh mẽ lâu bền. Tự tiếp cận thương mại như một trung tâm sơ đẳng đã khiến Hong Kong trở thành một nơi mà các thói điều vật chất và tính hời hợt gặp gỡ nhau; biến nó thành một nơi chống trí thức, và chống văn hóa Nghệ thuật. Nỗi ám ảnh này sẽ còn song hành tiến về tương lai, loại bỏ luôn cả tầm quan trọng của việc nhìn lại lịch sử để tìm nguồn cảm hứng tái sinh cho mảnh đất.

Để tự mình xây nên niềm tự tin vĩnh cửu và cách ly khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại, Hong Kong cần giữ vững sức bật truyền thống của nó thông qua việc kháng lại sự thống trị bành trướng văn hóa của đại lục, nhưng điều đó không thể chỉ dựa vào tiền, hay các phần hệ tư tưởng và văn hóa du nhập. Lựa chọn duy nhất của nó là phải bắt đầu xây dựng nên một nền văn hóa mới tách ly và thậm chí là đối lập lại với cội nguồn văn hóa Trung Hoa, đa dạng hóa các nỗ lực và phát triển nhiều khía cạnh khác trong xã hội. Hong Kong có một nền di sản giàu có và độc nhất, ẩn chứa rất nhiều tiềm lực và khả năng có thể đưa nó trở thành một thành phố thành đạt và một trung tâm đẳng cấp quốc tế thực thụ. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu Hong Kong không có một khát vọng tha thiết để chuyển mình cao hơn thế, cao hơn việc chỉ là một trung tâm mua sắm sang hơn, lớn hơn cho du khách tại châu Á.

Một người chỉ cần nhìn vào chất lượng thống thiết của các nghệ sĩ địa phương, nhìn vào các cá nhân đương đại vượt trội hẳn trong nền công nghiệp âm nhạc sẽ lập tức nhận ra ngay nền công nghiệp này đang được thống trị bởi một số các nhà kinh doanh giải trí ít ỏi và các cá nhân nghệ sĩ nhỏ bé đang bị trôi dần đến chỗ tuyệt diệt như thế nào. Hiện tại, cái mà Hong Kong có chỉ là một nhóm gồm “Các ca sĩ thần tượng” đúng nghĩa. Ý nghĩa của cụm từ này chỉ có thể hiểu dưới góc độ các bắt tay hợp tác kinh doanh thị trường nổi lên từ đầu những năm 90. Tuy nhiên, nếu bạn là một người bình thường như tôi, tất cả những gì bạn có thể hiểu đó là một nhãn mác dành cho các nghệ sĩ sở hữu những tiềm năng âm nhạc rất hạn chế. Miễn họ có điều kiện để thắng hàng ngàn đô la tiền doanh thu, họ định phẩm chất cho những gì “Các ca sĩ thần tượng” có thể làm; một số thậm chí vẫn đã đang nhận về đủ các loại giải thưởng âm nhạc ! (Tôi ngầm hoang mang không hiểu tiêu chuẩn họ đặt ra tại HK là gì, những ca sĩ thực thụ, các ca sĩ “giả”, khán thính giả hay ai làm ra tiền nhiều thì người đó thắng ? Tôi hiển nhiên không muốn mở rộng thêm cuộc tranh luận, dù là nói về cuộc thăm dò nền công nghiệp âm nhạc mới gần đây của ICAC).

Nếu bạn là người không quan tâm đến các cảm hứng “thời trang mới nhất”, thì khi xem hay nghe nhóm các “nghệ sĩ biểu diễn” này sẽ giống như một hành động tự đày thân mình, đau đầu và hoàn toàn suy sụp khi so sánh họ với các thế hệ trước đây. Loại âm nhạc được hỗ trợ một cách ngạo mạn và trơ tráo này (dù nổi tiếng hay …chưa nổi) sẽ chẳng thể đem lại niềm tự tôn bản thân nào cho người dân Hong Kong. Như Wong Kai Keui đã từng nói, “Không có âm nhạc mà chỉ có công nghiệp giải trí tại Hong Kong !” (Hơn thế nữa, sự giải trí còn đc “chu đáo” đóng gói và bán thành thành phẩm đưa đến tận tay một nhóm các khách hàng đa phần đều còn rất trẻ). Lời nhận xét này đã hoàn toàn thâu tóm bối cảnh âm nhạc Hong Kong thời hiện đại. Không may thay, đây cũng chính là môi trường mà Leslie Cheung muốn tạo nên sự khác biệt.
Hành động tự sát của Leslie đã làm choáng váng Hong Kong và đẩy người dân của nó đến chỗ phải trải qua sự tự nghiệm bản thân đau đớn dai dẳng, bởi nó biểu trưng cho việc mất mát, làm tan biến các cơ hội và hy vọng, và cả sự muộn mằn khi nhận ra tinh thần và trí lực của một người nghệ sĩ đã bị xã hội đối xử thiếu suy nghĩ như thế nào, đó là một xã hội bị chi phối bởi một nhóm các ông trùm tư bản và các nhà kỹ trị “được chọn lọc kỹ lưỡng”, những con người ít khả năng lãnh đạo và không chút khái niệm gì về viễn cảnh uể oải của cái gọi là “thời kỳ hậu thuộc địa” Hong Kong đã trở nên. Tôi thấy buồn, cực kỳ buồn bã, bởi tôi biết tôi cũng đã bị loại bỏ không thương tiếc bởi cùng những lý do. Nó là sự khai trừ những điều mới mẻ và cả những ý tưởng “thiếu thực tế” không tạo hoa lợi ngay lập tức cho lợi ích kinh tế, sự rũ bỏ một nền tảng gốc rễ vững chắc, những cư dân thành thị quốc tế và tân tiến – những con người sở hữu lý tưởng xã hội và dân chủ “không phù hợp” với hệ tư tưởng doanh thương. Những lý tưởng này được chia sẻ chủ yếu trong cộng đồng trí thức trưởng thành trong thập niên 60 và 70, và nhân tiện đây Leslie cũng thuộc vào nhóm này.

Trong suốt nhiều năm liền làm kiến trúc sư, tôi đã gặp nhiều đối tác thiết kế, nhưng rất ít người là thật sự sáng tạo và nguyên bản, đủ can đảm phá vỡ khuôn mẫu và mọi định kiến để cho một ý tưởng có cơ hội chào đời; đối diện với thử thách và chung sống với lý tưởng của mình cho dù kết quả có bị phê bình, chỉ trích như một loại thất bại. Leslie là một trong những ngoại lệ này : anh đầy lý tưởng, dũng cảm, cứng đầu và ý thức mạnh mẽ về bản thân anh; anh cống hiến cuộc đời và nghệ thuật của anh, và trên tất cả, anh muốn chứng minh rằng nghệ thuật chất lượng cao vẫn có thể tồn tại trong một thế giới bị thống trị bởi những quan tâm thương mại. Chỉ sau nhiều năm nỗ lực, khán giả HK và nền showbiz mới công nhận anh như một cá nhân nghệ sĩ độc lập. Anh từ chối thu mình để mặc vừa chiếc áo của người khác hoặc bị đóng gói như một món hàng; vì vậy để chứng minh khả năng anh đã phải làm việc vất vả nhiều nhiều hơn hẳn bất cứ ai khác, có lẽ còn chăm chỉ và vất vả hơn mức anh cần. Đó là một cuộc đấu tranh dai dẳng, gian khổ, dù đó là cuộc đấu tranh anh đã chọn và quyết tâm chiến thắng. Khi anh bắt đầu có được chút tự do nghệ thuật, truyền thông đã thay vào đó tập trung vào việc phơi trần đời sống riêng tư của anh.

Ai cũng có thể tưởng tượng được cơn ác mộng đó là như thế nào , cho một nghệ sĩ nổi tiếng đã chọn cách sống đời sống riêng của anh như một người ẩn dật, tất cả đều vụn vỡ khi nhận ra khuynh hướng giới tính của anh thu hút được nhiều sự chú ý của công luận còn hơn cả nghệ thuật mà anh đã dùng cả đời để đưa nó đến hoàn hảo ! Đó ắt hẳn giống như một cái tát vào mặt anh, một sự hoàn toàn phủ định đi toàn bộ những cống hiến và thành tựu nghệ thuật, một sự phản bội mà một công dân như anh phải nhận lấy từ chính xã hội. Sau cái Passion Tour ấy, anh đã kiệt sức. Căn bệnh trầm cảm khít chặt vòng cương tỏa, và đẩy anh đi đến bờ vực trước khi có bất kỳ sự trợ giúp nào đến được với anh. Sự xuyên tạc này vẫn tiếp diễn kể cả sau khi anh mất, khi mà giới truyền thông lại phất lên nhờ cơ hội “sáng tạo” ra nhiều câu chuyện và tin đồn hơn, và sự tự sát của anh vẫn bị nhiều người xem là một hành động của sự ích kỷ cá nhân. Cái họ không chỉ trích chính là sự thiếu ủng hộ anh đã phải chịu đựng từ giới truyền thông, từ ngành công nghiệp và công chúng nói chung trong suốt cuộc đời sự nghiệp. Thậm chí nhiều người nhìn ra tài năng và bị ám ảnh bởi vẻ đẹp nổi bật của anh, những người cả đời mãi đi theo anh với tư cách người hâm mộ, vẫn thất bại trong việc nhìn được vào thẳm sâu những đau đớn cô đơn của người nghệ sĩ và sự tách ly “đơn giản là khác biệt” của anh. Nhiều người đã cố kết nối với sự thiếu khả năng của họ để nhìn và hiểu cho ra nguyên nhân anh ra đi.


Anh ra đi khi anh gần như đã sắp sửa đạo diễn bộ phim đầu tiên của riêng mình. Sự lường trước khả năng đặc biệt này đã làm rúng động các fan ngoài hải ngoại, những người quen thuộc anh với tư cách một diễn viên vĩ đại hơn là một ca sĩ nổi tiếng; với những tài năng khổng lồ và kinh nghiệm của anh, không có lý do gì để có thể nghĩ anh sẽ làm ra một bộ phim tồi. Chúng ta đã để mất cơ hội được chiêm ngưỡng tài năng với tư cách một đạo diễn phim của anh, điều anh đã luôn mong mỏi được thực hiện trong suốt gần hai thập niên, và đã ấp ủ sẽ hy sinh, chấm dứt mọi tham vọng nghệ thuật khác để thực hiện nó. Cái chết yểu của anh sẽ luôn mãi là một trong những tổn thất to lớn nhất của Hong Kong, và điện ảnh thế giới.

Nhìn lại cuộc đời anh thông qua lăng kính cũng đồng là nghệ sĩ của tôi, tôi bắt đầu có thể hiểu làm sao căn bệnh trầm cảm đã giết anh. Anh không thể làm được điều mà tất cả chúng ta đều làm được, đó là rời bỏ HK, và lặng lẽ theo đuổi lý tưởng cho riêng mình. Anh là một người nổi tiếng (một Siêu sao), và ngôn ngữ cú pháp sáng tạo trong nghệ thuật của anh là thuộc về văn hóa phổ biến của Trung Hoa/Quảng Đông, nó tụ hội trong tầng lớp khán giả của anh; anh không có lựa chọn nào khác ngoài việc ở lại nếu anh còn muốn duy trì sự nghiệp. Anh không sống sót nhưng chí ít anh đã chống chọi, đủ lâu để tạo nên một sức tác động đến thành phố thân yêu của anh. Sự tự sát của anh vĩnh viễn là một vết nhơ không thể gội sạch của lịch sử Hong Kong và là vết thương không thể chữa lành trong tim của mọi fan hâm mộ. Có lẽ bởi vì vết thương này, tôi cần phải viết ra bài viết này, như thể,

Tôi đang trả lời một tiếng khóc, một tiếng khóc mơ hồ và nửa như hy vọng,
Từ sự giam cầm trong một gian phòng cô độc, yêu cầu họ nhớ đến khi tôi phai mờ.
Một xoáy nước cuốn đi bởi dòng chảy của sông, vẫn đang tự khuấy động thế giới của riêng mình,
Một thế giới với màu sắc riêng, bị bỏ rơi nhưng tự do, song song với thế giới này nhưng không bao giờ gặp gỡ.
Tụ họp chỉ là một trò lừa, tâm hồn của chúng ta ít khi nào tâm hồn họ ghé thăm, chỉ để chơi đùa.


Anh ắt sẽ không thể sống sót khi chỉ biết hay chỉ chia sẻ với một số ít người tương tự hay những con người động lòng trắc ẩn, anh cần một môi trường lớn hơn cái nơi Hong Kong đã đặc biệt đè nén lên anh. Như từng được nói, Leslie Cheung sinh ra không phải để dành cho truyền hình, nó là một cái hộp quá nhỏ cho anh; và khi chúng ta nhìn lại và nhận ra sự thật rằng – Với một nghệ sĩ vĩ đại như Leslie Cheung, Hong Kong cũng là một cái hộp.

Cho chính bản thân tôi, điều an ủi duy nhất tôi có là : “Anh rất đẹp và anh đã được yêu thương. Anh hẳn đã trải qua những hân hoan dào dạt, và được tiếng tăm muôn đời bởi vì anh biết thế nào là Nghệ thuật. Anh hẳn hiểu rõ có ý nghĩa thế nào khi được tự do và đang sống, vì Nghệ thuật đã ôm anh cùng trái tim thuần khiết của anh vào lòng mà không cần định kiến. Sẽ có nhiều và nhiều người được các tác phẩm của anh lay động, những người cũng như tôi sẽ tiếp tục viết tặng các bài hát và bài thơ cho anh, và niềm đam mê của họ sẽ kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, anh sẽ lại một lần nữa sống ! Thời gian không từ bỏ anh cho dù anh đã bị từ bỏ bởi thời gian của chính mình.”


Xa trong thành phố thân yêu của tôi
Tôi không tin gió tiếp tục thổi
Hay có cơ hội để bắt đầu chuyến bay thật sự.
Một điều khả dĩ đã vĩnh viễn mất đi, chỉ còn là
Một giấc mơ, để mơ về một giấc mơ đã mất.

“Chúng ta chú ý và chúng ta quan tâm”,
Một lời nói dối, một phù phiếm xa hoa và một trò chơi lừa phỉnh hàng ngày,
Kết thúc ngắn gọn trong một ngày Cá tháng Tư,
Xa trong thành phố thân yêu của tôi

Tôi sẽ dừng không, hay chỉ bước qua nó ?
Đầu cúi lặng tránh bắt ánh nhìn người nào khác
Vẫn tiếp tục, vẫn bị ruồng bỏ bởi cả thời gian, lòng tự hỏi sao gió ngừng thổi vào ngày Cá tháng Tư, xa trong thành phố thân yêu của tôi ?

Yim Chan
In remembrance of Leslie Cheung – Tháng 11, 11, 2003



Trương Mạn Ngọc: Leslie yêu dấu của chúng ta



Nguồn: lesliepillow.com và lesliecheung.cc
Dịch: Vô sắc

Một bài được dịch tiếng Anh của Nadia từ 1 tạp chí Pháp Cahiers du cinema số 579. Tháng 5 .2003


Trong thập niên 80 và 90 họ được xem là cặp đẹp đôi nhất của màn bạc. Maggie Cheung (Trương Mạn Ngọc) được biết đến là bạn diễn của Leslie khi cô 19 tuổi.




Tôi nhớ lần đầu tiên tôi đã nói với mình :" Wow ! Đây là khuôn mặt đẹp và hoàn hảo nhất mà mình thấy trong đời ". Đó là mùa xuân năm 1984 , lúc ấy tôi 19 tuổi và được tham gia diễn xuất phim thứ 2, phim " Behind the yellow line" . Diễn viên chính của phim có Leslie , Anita và tôi .19 năm đã trôi qua , những kí ức của tôi về phim này cũng đã phai nhạt đi , nhưng có 1 điều không thể quên được về phim " Behind the yellow line ", đó là điểm bắt đầu sự nghiệp của 1 ngôi sao , 1 nam diễn viên mà lúc ấy được biết đến thật bình thường. Bài hát của phim " Monica " trở thành hit và cũng là dấu ấn mở ra một kỉ nguyên mới cho dòng nhạc Cantopop. Sau đó là hàng loạt nhiều bài hát của Leslie đã đứng đầu bảng xếp hạng. Và nói một cách chính xác , anh ấy đã đóng góp nhiều để điện ảnh Hong Kong được khắp thế giới biết đến .

Mặc dù , Leslie và tôi đã hợp tác nhiều năm , nhưng chúng tôi không phải là bạn thân, chúng tôi không có cùng quan điểm về cuộc sống và có nhiều tính cách khác nhau .Việc này cũng không ngăn được tôi ngưỡng phục trước vẻ đẹp và khả năng cảm thụ sâu sắc của anh , anh đã đem vào phim tất cả những gì mình có , cũng như tài năng của 1 ca sĩ .









Đặc biệt đã có 1 việc làm tôi chú ý nhớ mãi , đó là đêm quay cảnh phim " Days of being wild ". Trời đã gần sáng nên chúng tôi gấp rút quay quay cảnh cuối của đêm .Trong cảnh ấy nhân vật của tôi đến nhà người yêu lấy lại gói đồ cá nhân của mình, người đàn ông làm cô ấy khổ do Leslie thủ diễn. Máy quay đang quay tôi , các bạn chỉ có thể thấy phía sau Leslie, đoạn cuối của cảnh thì Leslie hết cảnh và quay về phòng. Mọi người đều mệt mỏi , lúc ấy chúng tôi chỉ mong mỏi có 1 điều : quay xong thật nhanh và đi ngủ. Trong khi nhân viên đang chuẩn bị máy quay , đèn , thì tôi nhìn thấy Leslie đang chậm chạp đi trên hành lang diễn tập để đạt được hiệu ứng " âm thanh của bước chân " được tốt nhất. Phim này là 1 trong những phim đầu tiên của HK không lồng tiếng. Và Leslie đã ý thức được phần nào tầm quan trọng của những chi tiết ấy , anh vì dự án phim và cũng vì nhân vật nên không ngại diễn tập không nghỉ. Tôi thật sự vô cùng ấn tượng và cũng phải thú nhận là tôi đã bí mật đánh cắp những ý tưởng bí quyết từ anh. Sau này tôi đã đem áp dụng vào nhân vật của tôi trong phim .





Tôi cảm phục sự can đảm của anh .Có rất ít người nổi tiếng của HK sẵn sàng thừa nhận giới tính thứ 3 của họ . Đây là 1 chuyện khó ở cái xã hội này , nơi mà các cuộc thi sắc đẹp qui định các cô gái dưới 22 tuổi nước da đẹp không tì vết , không nám tàn nhang , tay chân đẹp và móng thì sơn bóng.

Leslie đã đau khổ một thời gian dài , vì sự đeo bám của phóng viên , họ đã dõi theo anh không ngừng mỗi khi anh ra ngoài . Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp của anh ( vì hầu như fan hâm mộ của anh đều ở tuổi teen ) , và anh đã kiêu hãnh đứng lên không xấu hổ tuyên bố giới tính thật của mình .Tôi nhớ lúc đó tôi đã nghĩ :" Anh xứng đáng có được hạnh phúc ấy, Leslie ".


Theo quan điểm cá nhân của mình, tôi thích nhớ lại những lần gặp cuối của tôi và anh. Đó là lần đầu ở 1 tiệc cưới người bạn thân của tôi , Anna , 1 năm trước tháng 4 năm 2002 . Đó là 1 buổi tiệc hoành tráng và cũng là dịp hiếm mà Leslie tham dự tại 1 sự kiện như thế. Tôi rất ngạc nhiên và vui khi gặp anh ở đó. Chúng tôi tìm đường trốn đám đông và đến bar nói chuyện. Tôi có chút lo lắng vì phụ tá của tôi Teresa ( cũng là người làm việc cho anh lúc đó ) đã nói trước với tôi rằng tình trạng của anh ấy không tốt.

Chúng tôi đã nói về cuộc sống của anh , sức khỏe của anh , sự chán nản nơi anh , và những điều ấy đã khiến anh ngột ngạt nhiều hơn . Kết thúc buổi nói chuyện ấy , anh đã nói với tôi :" Anh rất muốn hợp tác lại với em trong 1 phim khác , nhưng anh không còn đủ phong độ đẹp trai để diễn vai người yêu của em nữa rồi''.

Tôi đã thật sự sốc khi nghe điều này từ anh , tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng 1 người như Leslie lại mất sự tự tin vốn có như thế. Tôi cố gắng tìm những lời đúng nhất để nói với anh rằng anh luôn luôn là người tuyệt vời , nhưng có người đến kéo tôi đi chụp hình cùng họ. Sau đó tôi hối hả quay lại bar kiếm anh , nhưng Teresa nói với tôi là anh đã rời khỏi buổi tiệc.




Vào cuối năm 2002, tôi gặp lại anh ở buổi tiệc nhẹ của Jackie Chan tổ chức gặp gỡ những người bạn thân .Tôi đi toilet và Leslie đi theo .Chúng tôi đã có 1 cuộc nói chuyện lâu .Ở 1 nơi buồn cười cho 1 cuộc nói chuyện kì lạ , nhưng Leslie là vậy đó .Qua sáng hôm sau , anh nhắn Teresa nói tôi điện thoại cho anh. Chúng tôi tiếp tục câu chuyện, 1 câu chuyện mà anh mong là sẽ được giữ kín. Cuối cùng, anh nói với tôi rằng tôi xứng đáng có 1 cuộc sống tươi đẹp như thế và tôi phải chăm sóc tốt bản thân mình. Chúng tôi nói tạm biệt và gác máy .

Vâng, Leslie yêu dấu nhất của tôi , tôi hứa là tôi sẽ cố gắng làm tốt nhất những gì anh đã khuyên dặn tôi.













Những câu chuyện cảm động của fan*



Nguồn lesliecheung.cc
Dịch Vô sắc

Từ ngày 1 đến 3 tháng 4 Metro Radio đã tổ chức một chương trình đặc biệt mỗi ngày 4 tiếng để tưởng nhớ về những hồi ức của Leslie . Rất nhiều nhiều người đã điện thoại đến ( một số nhiều đã không gọi được) nói lên cảm giác của họ thế nào về tấn bi kịch ấy cũng như cảm xúc dành cho Leslie . Có vài fan may mắn đã được gặp Leslie và họ đã kể lại những câu chuyện xúc động ấy .Hai câu chuyện bên dưới đã được dịch sang tiếng Anh .


LESLIE ĐÃ CỨU TÔI . JACQUELINE

Jacqueline đã bắt đầu câu chuyện của cô bằng câu nói :" Leslie đã cứu tôi......

Đó là câu chuyện vào 5 năm trước . Sau khi ly hôn cô đã rất buồn và chán nản . Vào 1 đêm nọ , cô đã không về nhà mà kiếm 1 nơi yên tĩnh ở Kadoorie Avenue để gặm nhắm nỗi buồn ấy . Xe của Leslie tình cờ đi ngang qua và Leslie thấy cô . Anh xuống xe và hỏi cô " Tôi có thể giúp gì cho cô không ?" Jac không biết anh là ai vì cô không nhìn lên nhưng cô nghe giọng nói rất quen. Tâm trạng của cô lúc đó rất tệ và cô cảm thấy ngột ngạt khó thở. Cô không muốn ai làm phiền mình, vì thế cô bảo anh đi để cô 1 mình yên tĩnh . Nhưng Leslie đã không đi và ở bên cạnh kiên nhẫn đợi cô, mặc dù cô đã nhiều lần yêu cầu anh đi. Anh nói : " Tôi biết là lúc này cô cần có người bên cạnh giúp cô và nói chuyện với cô ". Jac trả lời : " Tôi bị bệnh. Thật không dễ dàng giúp tôi đâu, làm ơn đi đi " Cô kể là cô ngửi thấy mùi rượu từ anh , chắc là anh đã uống nhiều, và từ giọng nói của anh cô cảm nhận được là anh cũng không vui . Cái cách anh nói chuyện rất khác với những người bạn của cô, vì thế cô hoàn toàn tin chắc là anh đang buồn. Ngay từ lúc ấy cô cảm giác cả 2 đều có cùng điểm chung. Cô không từ chối anh nữa và bắt đầu trò chuyện. Cô nói là Leslie đã hiểu rõ cảm xúc của cô ra sao và chia sẻ những cảm xúc ấy. Cô kể cho anh nghe về bệnh tình của mình. Ngoài ra họ cũng nói về sự thành thật cũng như lòng yêu thương mà con người cần quan tâm lúc này. Họ đã nói chuyện đến sáng .Cô nói Leslie là 1 người rất rất tốt bụng. Anh ấy luôn nghĩ cho người khác trước tiên, mặc dù bản thân anh không vui nhưng anh vẫn không quên giúp cô. Cách sống không ích kỉ của anh đã gây ấn tượng mạnh cho cô. Jac nói với DJ (disc jockey) rằng Leslie đã không biết là anh ấy đã cứu sống cô vì cô đã lắng nghe làm theo những gì anh nói với cô, cô đã đi bác sĩ để có thêm sự điều trị. Cô đã tán dương nhiều thật nhiều về lòng tốt của anh. Sau đêm đó Leslie nhiều lần gọi điện thăm hỏi sức khỏe của cô, dù không có sự cải thiện nào. Ngay cả khi anh đi nước ngoài khi có ai đó nhắc đến tên Jac thì anh nhớ đến cô và điện thoại hỏi thăm cô. Cô nói rằng cô chỉ là người anh gặp ngoài đường, nói chuyện vài tiếng, nhưng anh đã đối xử với cô hết sức tử tế. Anh ấy thật là 1 người tốt. Cô khẩn khoản yêu cầu các phương tiện truyền thông đừng làm tổn thương anh ấy hơn nữa. Cô nói bọn họ thật đáng ghét vì họ đã không để anh an nghỉ bình yên sau khi anh mất và vẫn tiếp tục làm tổn thương anh. Cô đã hỏi họ :" Mấy người có cảm thấy tội lỗi không ? "Cô cố nài nỉ thêm rằng : " Làm ơn đừng trách cứ anh ấy thêm nữa ( về chuyện tự tử ) căn bệnh đã điều khiển anh ấy làm như thế .Chúng tôi có cùng căn bệnh ".

Jac đã dành những lời cuối cho Leslie :" Cám ơn anh thật nhiều. Tôi sẽ nhớ mãi từng lời nói mà anh đã khuyên tôi vào cái đêm đó, về sự thành thật và lòng yêu thương. Tôi cũng sẽ làm như anh, cứu giúp những cuộc đời khác khi chúng ta có thể giúp ."

Hỡi Thượng đế. Anh ấy đã cứu sống người khác nhưng không có ai trên đời này có thể cứu anh ấy, Leslie thật đáng thương. Thật là bất công với anh !!!


:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


Một câu chuyện khác của người đàn ông mà bây giờ người ấy khoảng 30 tuổi. Chuyện ấy xảy ra vào khoảng thời gian Ca ca sống ở Taikoo Shing ( anh đã ở đó từ năm 83 đến 85). Lúc ấy người này 17 tuổi và là 1 fan cuồng nhiệt của Ca ca .
Chị của cậu ấy gặp Ca ca trong thang máy ( họ sống trong cùng tòa nhà ) và nói với Ca ca rằng cậu em nhỏ của mình là fan của Ca ca và rất thích có được chữ ký của Ca ca . Ca ca đã cho cô ấy địa chỉ nhà và nói cô hãy dẫn cậu em đi cùng đến gặp anh .Cậu trai nhỏ thật vui sướng và cầm theo tấm hình đĩa nhạc " Monica " để xin chữ ký . Ca ca đã để cậu nhỏ vào nhà mặc dù người làm của Ca ca ngăn lại . Cậu trai nhỏ muốn Ca ca ký lên chỗ đặc biệt trên đĩa nhưng Ca ca nói với cậu ấy là sợ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của đĩa . Ca ca đề nghị ký chỗ khác và anh ký bằng cả 2 thứ tiếng Anh và Trung Quốc . Cậu trai ấy nói Ca ca là người dễ thương tốt bụng . Một vài năm sau , cậu trai ấy gặp Ca ca ngoài đường. Cậu ấy chào Ca ca và hỏi là Ca ca còn nhớ cậu không ? Ca ca trả lời :" Dĩ nhiên là nhớ rồi. Cậu là fan nhỏ duy nhất lấy được chữ ký ở trong nhà tôi ". Câu chuyện không ngừng lại ở đây ... Vào thời gian ấy, đường ống nước ở Takoo Shing có vấn đề, người dân ở đó phải đến vòi máy nước ngoài đường lấy nước. Trong khi mẹ của cậu trai ấy đang khiêng thùng nước đi bộ về nhà , thì Ca ca yêu dấu của chúng ta thấy bà ta , vội vàng tiến về phía đó và giúp bà khiêng thùng nước về tòa nhà họ sống .Và đừng quên rằng lúc ấy Ca ca đã là 1 siêu sao. Con tim chân thật đầy lòng nhân ái của anh đúng là vượt xa bất cứ người nào.
Tôi chắc là có nhiều câu chuyện tương tự khác đã được kể trên đài sau cái chết của anh, nếu không có cái chết của anh, thật sự chúng ta không thể nào biết được anh ấy có 1 trái tim nhân ái đầy tình thương .


***

[Vietsub] Phim ca nhạc Tả Hữu Tình Duyên - Left Right Love Destiny 1999

Tựa: Tả Hữu Tình Duyên - 左右情緣 - Left Right Love Destiny
Thể loại: Phim ca nhạc 
Ngày ra mắt: 10 - 10 - 1999 
Bối cảnh quay trong film: Montmartre, lâu đài Chantilly, nhà Picasso, Elephant Trunk Hill (China), quán cafe "Vì em chung tình" (Quán cafe của Leslie nhưng đã đóng cửa) 

Đạo diễn: Trương Quốc Vinh
Biên kịch: Trương Quốc Vinh 
Diễn viên: Trương Quốc Vinh, Khâu Thục Trinh, Trương Bá Chi, Đàm Vịnh Lân, Tăng Chí Vỹ, Ngô Quân Như, Mai Diễm Phương 
Lời dẫn chuyện: Trương Học Hữu

Các ca khúc trong phim: 

1. Người đồng cảnh ngộ - 同道中人 
2. Xuân hạ thu đông - 春夏秋冬 
3. Tim vẫn đập bình thuờng - 心跳呼吸正常 
4. Tiểu minh tinh - 小明星 
5. Mộng tử túy sinh - 夢死醉生 
6. Tay trái phải - 左右手 
7. Cùng em đếm ngược - 陪你倒數


LINK XEM ONLINE TRÊN YOUTUBE + VIETSUB (thực hiện bởi Khue Nguyen): https://www.youtube.com/watch?v=LuRuyEjHDDU






Một số hình ảnh














Họ nói về Daffy Tong - Đường Hạc Đức

Leslie và Daffy

Theo Ông Y.F. Lee , bạn cùng lớp cũ của Daffy

Trong buổi khai trương bức tượng sáp của Caca, chính tay Tongtong đã kéo rèm phủ tại Bảo tàng Madame Toussauds.

Leslie Cheung đã ra đi. Sau bữa trưa tại Shonghuan vào ngày 7/4, tôi lang thang trên phố và đi qua khách sạn Mandarin Oriental. Trên vỉa hè có 2 chồng hoa tươi rất lớn. Bức tường thì phủ kín ảnh của Leslie. Khoảng 20, 30 người đứng xung quanh 1 góc tưởng niệm: có vài người chụp ảnh, vài người chỉ đứng để hồi tưởng; và phần đông thì giống như tôi, đi chầm chậm dọc phía bên kia của khách sạn, buồn bã và lặng im.

Trong cái thế giới đầy những tham vọng và tha hóa này, khuôn mặt ngây thơ đẹp đẽ của Leslie giống như một món quà của Chúa, một vẻ đẹp vượt xa phạm vi hiểu biết của con người. Như một con chim phượng hoàng giữa một bầy ngựa tàn nhẫn và thô thiển.

Có 4 người phụ nữ trong những bộ đồ ảm đạm, sau khi đứng ỏ đó chừng 5 phút, đã đặt những bó hoa tươi lên góc tưởng niệm, họ trầm ngâm, buồn bã. Tôi thấy ở ga, một cô gái trẻ đang mua một bó hoa ly, và cô nói với người bán hoa phải bó thật cẩn thận. Chúng hẳn là dành cho Leslie.

Về cái chết của Leslie, có vài người đã đồn rằng anh ấy chọn tự sát vì gặp rắc rối tình cảm. Mọi ánh mắt đều dồn về Daffy Tong. Câu trả lời của tôi là: Daffy không phải hạng người đó.

Khoảng 10 đến 20 năm trước, tôi làm trong ban biên tập báo của trường trung học cùng với Daffy. Khi ấy, tôi chưa có kinh nghiệm giảng dạy như bây giờ. Daffy là một trợ lý biên tập và chúng tôi làm việc cùng nhau một năm. Gương mặt thanh tú với vóc dáng rắn rỏi của anh ấy dường như chẳng ăn nhập gì với nhau. Anh ấy rất trong sáng và tốt bụng, nên người ta không nỡ giễu cợt anh. Vậy mà anh ấy lại rất thích môn bóng rổ, bề ngoài hơi rụt rè và cách cư xử nghiêm nghị dường như trái ngược với một môn thể thao như vậy. Anh Wu juanhua, là bạn cùng trường với chúng tôi, một nhà vô địch môn bóng rổ, anh ta thích nhất là kéo chân và trêu chọc Daffy.

Nếu như chỉ một đám mây trắng tinh khiết trôi về chân trời, thì hẳn nó mang theo cái tên Leslie, và Daffy sẽ là một con hạc trắng, bay trên đôi cánh của những đám mây, bay cao, bay xa, lên trên tất cả những nỗi lo âu phiền muộn của thế giới này. Leslie đã chọn đúng.

Mọi người đều có quyền chọn đi theo con đường mình muốn. Những người khác nên tôn trọng điều đó. Đừng cứ soi vào tài sản của Leslie và nghĩ xem Daffy sẽ được hưởng bao nhiêu trong đó. Trong tim tôi, Daffy đang và sẽ luôn là một người rụt rè và giàu lòng trắc ẩn với khuôn mặt rất trẻ thơ, không tỳ vết, không thay đổi.


Theo Ô.Lam Chiu Wing, bạn cùng lớp của Daffy

Tên tiếng anh của anh ấy là Daffy.


Anh ấy là một sinh viên hoàn hảo, và là một ngôi sao trong đội bóng rổ. Anh ấy cao 6 feet ( khoảng 1,8m). Anh ây trông rất đáng yêu với một khuôn mặt xinh trai và mái tóc vuốt cao trước trán. Khi anh ấy cười, trông anh ấy giống em gái của Tsu Feng ( Tsu Feng Từ Phong, là nhà sản xuất nổi tiếng của phim Bá vương biệt cơ) . Thường thì anh ấy rất ít nói, nhưng khi chơi bóng rổ, anh ấy chạy nhanh nhất và chơi tốt nhất. Trong số những tay bóng rổ có phần thô lỗ, anh ấy là người hiền lành nhất.
Thời gian đó, có lẽ Daffy rất cô đơn. Anh ấy có bạn bè nhưng không mấy người thật sự hiểu anh. Anh ấy luôn đứng tựa vào cái lan can tầng 2, phía bên ngoài thư viện để học bài, đôi mắt nhìn xa xăm.

Anh ấy là một người khá chỉn chu. Cái áo thun trắng, quần trắng và đôi giầy trắng của anh luôn được giữ rất sạch sẽ. Trong khi mồ hôi vã ra như tắm lúc chơi bóng rổ thì đôi giầy của anh luôn trắng tinh. Đầu những năm 80, anh ấy thuộc thế hệ đầu tiên mặc đồ của Adidas, Converse và Puma trong giờ thể dục. ( dân chơi quá! )

Sau khi tốt nghiệp, Daffy làm việc trong ngân hàng còn tôi làm ở một nhà xuất bản. Tôi bất ngờ gặp lại anh vào một ngày thứ 7. Anh ấy hỏi tôi đang đi đâu, tôi trả lời là trên đường đi xem phim. Tôi cũng hỏi anh câu hỏi đó, và anh nói rằng anh đến trung tâm thương mại Dragon seed ở trung tâm HK (nơi họ ( tớ đoán là chỉ Caca và Tongtong) đã gặp nhau) để mua một cái ca vát. Nói thật, tôi chưa bao giờ tới Dragon seed (một nơi khá cao cấp vào thời đó) để mua bất cứ cái gì. Vậy nên, bạn có thể thấy những khác biệt rất lớn giữa 2 chúng tôi : không chỉ ở chiều cao, không chỉ ở cân nặng, không chỉ ở tài chính mà còn cả ở gu thẩm mĩ nữa.



Nguồn: Lesliepillow
Dịch bởi: suck @dienanh.net

Leslie Cheung - Rời bỏ dải ngân hà (scan)






Tài liệu scan lại từ báo điện ảnh Việt Nam. (Click hình để phóng lớn)

Scan & upload: Cherry-Violet & MyDayo

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

To Fall from a Great Height - Khi rơi xuống từ một nơi rất cao

Monday, Apr. 07, 2003

Nguồn: http://www.time.com/time/magazine/ar...441237,00.html
By RICHARD CORLISS
Dịch bởi: Cameo


::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


Có nam diễn viên nào đẹp bằng Leslie Cheung? Có ai mang lại cho chúng ta sự quyến rũ đắm say mà Leslie cao ngạo đầy mê hoặc đã mang tới? Hình ảnh anh khi mới xuất hiện trong phim, khuôn mặt mềm mại và mịn màng, khoé miệng trễ xuống hay cái bĩu môi thành thạo hàm chứa sự khởi đầu của một cuộc công kích. Hãy nhìn anh như là chàng trai dữ dằn đau khổ trong Days of being wild, hay một hiệp sĩ kiêu hãnh trong Bạch phát ma nữ, và người tình lãng mạn của hồn ma trong Phantom lover, để thấy rằng không gì thú vị hơn là cùng anh trong một chuyến hành trình tới địa ngục, dưới sự điều khiển của anh ấy.

Leslie (tất cả mọi người, từ đồng nghiệp tới các fan cuồng nhiệt, đều gọi Trương Quốc Vinh bằng cái tên này) đã rất đẹp ngay từ lần xuất hiện đầu tiên trên TV trong cuộc thi hát năm 1976. Anh trưởng thành trong khả năng diễn xuất và trong việc duy trì được sức hút của mình, nhưng dường như không trưởng thành trong tuổi tác. "Đoán thử xem anh ấy bao nhiêu tuổi", công chúng Hồng Kông sẽ hỏi vậy, và trả lời rằng anh chàng hư-hỏng-mãi-mãi của Châu Á đang đùa giỡn với độ tuổi trung niên một cách ngọt ngào và quyền lực cũng như khi anh đùa giỡn với mọi thứ và với tất cả mọi người. Trong các bộ phim, các buổi trình diễn đẹp mắt anh hát những bản ballads trong phút chốc và tiếp đó múa trong bộ áo choàng của Jean-Paul Gaultier, Leslie là một sự khiêu khích quá tuyệt vời. Anh nhảy vũ điệu bảy bức màn cho chúng ta, và chúng ta đã đánh mất phương hướng của mình cho anh ấy.

Anh bước sang tuổi 46 vào tháng 9 vừa rồi, và mãi mãi ở lại độ tuổi đó. Nhưng, anh đã chọn một cách thức khủng khiếp để tránh khỏi những nếp nhắn, vòng bụng, và những điều thất thường của công luận. Thứ ba vừa rồi anh hẹn dùng trà với người bạn, người quản lý của anh, Chan Suk-fan, tại một nơi yêu thích, khách sạn Mandarin Oriental. Khi không thấy anh tới, Chan đã điện cho Leslie, khi đó anh đang ở phòng tập thể dục trên tầng thứ 24 của khách sạn. Anh nói anh sẽ gặp bà ở bên ngoài; anh sẽ xuống ngay. Đó là sự khiêu khích cuối cùng, trò đùa cuối cùng, thực sự là như thế. Khi Chen tới nơi bà đã thấy thi thể anh trên lề đường. Anh đã qua đời.

Rơi xuống từ một nơi rất cao: điều đó phù hợp với một người hùng bi kịch, hay, trong trường hợp của Leslie, một diva bi kịch. Nếu như Brigitte Lin là tiêu biểu cho hình tượng nữ giả nam trong các bộ phim của thập niên 90 như Kiếm khách IIĐông Tà Tây Độc, thì Leslie hẳn là điển hình cho mẫu nhân vật nam cải trang nữ của Châu Á. Thuyết phục hơn, vì với Brigitte Lin đó chỉ là vai diễn, còn với Leslie Cheung, đó chính là cuộc đời. Một người đồng tính trong một xã hội không chấp nhận những người đồng tính, Leslie không hề thừa nhận dứt khoát giới tính của mình. Nhưng anh cũng chưa từng giấu giếm nó, như một vài ngôi sao Hồng Kông khác. Anh vừa là người tổ chức, người trình diễn, đồng thời theo cách của riêng anh - là người nói sự thật. Anh đã diễn vai một ngôi sao kinh kịch đồng tính trong Bá vương biệt cơ, và sau đó là người tình cay độc của Lương Triều Vỹ trong Happy together. Cả hai phim đều đạt giải quốc tế, và đem đến những tai tiếng thật không công bằng đối với anh. Anh ấy đồng tính, đúng như vậy, nhưng điểm mấu chốt là ở chỗ khác: một sự cự tuyệt ngọt ngào với phần khuất của màn bạc Hồng Kông hay với sự tự tôn nam tính ngạo mạn.

Anh đã dạo chơi với một sự khác biệt. Nó khiến anh trở thành một ngôi sao nhưng cũng làm mờ đi tài năng của anh. Nó chính là món quà khi được đẹp đẽ, là một nghệ thuật làm thế nào đưa được vẻ đẹp ấy tới các nhân vật trong phim. Là một diễn viên làm chủ được sự tinh tế của mình, Leslie ít khi cường điệu các cảm xúc, bởi anh biết rõ camera sẽ nhìn thấy những gì: anh ấy biết máy quay ưa thích mình.

Bạn bè, những người hâm mộ, và những nhà phê bình, họ biết gì? Chúng ta biết cảm giác khi được nhìn thấy Leslie là như thế nào, khi cảm nhận được sự quyến rũ của anh, sự hờn dỗi dễ thương và cả sự nguy hiểm của anh, nhưng chúng ta không hề biết sẽ là thế nào nếu ở vị trí của anh. Dường như anh ở đó rất hài lòng, trong vương quốc chuyện thần tiên của Leslie, nhưng có lẽ anh đã cảm thấy thành trì của mình đang sụp đổ, rằng thần dân của anh đang không ngừng biến động. (Tony Leung đang chiếm lấy những vai diễn lớn mà Leslie mong muốn). Và có lẽ chiếc gương đã nói với anh rằng chẳng bao lâu nữa anh sẽ ko còn là người đẹp nhất.

Sau khi Leslie qua đời, người tình lâu năm của anh, Daffy Tong Hok-tak, cho biết ngôi sao này đã từng tự tử bằng thuốc ngủ vào tháng 11 năm ngoái, và rằng anh đã luôn phiền muộn trong suốt 20 năm qua. 20 năm! Ngược thời gian đó chính là thời điểm album thành công đầu tiên của anh; là quãng thời gian anh ngự trị với vai trò ngôi sao Canto-pop hàng đầu và là chàng trai vàng của điện ảnh Hồng Kông. Nếu như địa vị và sự quyến rũ không thể làm anh hạnh phúc, thì anh thật là một người can đảm, một nghệ sĩ đáng yêu hơn bất kỳ ai. Leslie Cheung đã khiêu vũ trước mắt chúng ta, làm chúng ta say mê, và chỉ để bức màn thứ bảy rơi vào tuần trước, hé lộ rằng có một đứa trẻ tuyệt vọng đằng sau bộ cánh lộng lẫy của một diva.


***

Chiết Tử Hí - Huỳnh Duyệt tưởng nhớ Trương Quốc Vinh

Bài hát tưởng nhớ Trương Quốc Vinh và vai diễn của anh trong phim Bá Vương Biệt Cơ (1993), do ca sĩ Đại lục Huỳnh Duyệt thể hiện.


折子戏 - CHIẾT TỬ HÍ - TRÍCH ĐOẠN TUỒNG

YouTube Video
ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.


Lời dịch:
Người đầu cài mũ phượng mặc áo ráng hà, tôi mắt mi trông chờ được ấp ôm kỷ niệm
Bức màn đại hồng vén mở khai bày một tấn trích đoạn tuồng.
Người diễn nào phải chuyện riêng tư của người, nhưng khiến tôi lùi bước tự nguyện nhập vào dòng tình tự người trao
Khúc huyền cầm tử biệt sinh ly tan tác, dường như không miễn trừ cho bất cứ ai

Tấn trò kịch phân ly thành các trích đoạn tuồng
Biết làm sao, có mở đầu và kết thúc hay không
Chỉ tồn tại nơi đây một mị lực quyến rũ bất toàn
Tài năng khiến nhiều người đành nghẹn ngào nuốt hận khi chứng kiến câu chuyện không được như ý

Nếu mỗi người đều là một trích đoạn tuồng
Vẫn là một mệnh lý nhân sinh, sẽ là phần toả sáng ngoạn mục nhất lưu lại trong cuộc đời của người khác
Nếu thế giới mất đi một mỹ phẩm diễm lệ
Phần suy diễn này sẽ mất dần cảm xúc
Nếu mỗi người đều là một trích đoạn tuồng
Trong vở kịch họ trải nghiệm hân hoan từ chính ưu tư và những niềm vui
Nếu thế giới mất đi một mặt nạ đầy sắc màu
Nó cũng sẽ là khát khao, để khao khát và tiếc nuối khôn nguôi

Người hạ mũ phượng thoát bỏ áo ráng hà, tôi sẽ tán thưởng và lau đi tất cả
Bức màn đại hồng hạ xuống kết thúc một tấn trích đoạn tuồng.


***

Giới thiệu phim Bá Vương Biệt Cơ

Nguồn: từ trang "Leslie Cheung - Huyền thoại Mãi Mãi" ^^

CHÚ Ý: Bài viết tiết lộ nội dung phim


Giới thiệu phim Farewell My Concubine - Bá Vương Biệt Cơ


Source: Sưu tầm
:::::::::::::::::::::::


Bắc Kinh năm 1977, tại một nhà hát đã đóng cửa, có hai người lớn tuổi lập cập xin vào. Họ là những nghệ sĩ vang bóng một thời, xã hội Trung Quốc mở cửa, khắc khoải nỗi niềm hoài niệm, "đường xưa lối cũ" dắt díu tìm về ánh đèn sân khấu. Chỉ có hai người rực rỡ cổ trang trong một khán phòng trống vắng cô tịch, họ múa hát một trích đoạn vở tuồng cổ Bá Vương Biệt Cơ...

Bá Vương Biệt Cơ dựa theo tích Hán Sở tranh hùng. Sở Bá Vương Hạng Võ sau khi diệt Tần quay sang giành thiên hạ với Lưu Bang (Hán Cao Tổ). Quân Hán binh hùng tướng giỏi, lại được lòng dân, dần dần chiếm ưu thế. Hạng Võ có một ái thiếp thuộc hàng kỳ nữ, nàng là Ngu Cơ, trên đường ly loạn vẫn theo vương gội sương tắm gió. Khi cuộc thế sắp tàn, quân Sở tan tác như kiến vỡ tổ, ái Cơ tuẫn tiết để không vướng bận chồng xông pha binh lửa. Vương đánh trận cuối ngang tàng dũng mãnh nhưng tướng mỏng quân thưa, sức cùng lực kiệt, trên bến Ô Giang anh hùng tận... Vở tuồng da diết nỗi niềm nước mất nhà tan, sinh ly tử biệt trong thời chiến loạn của một cặp vương giả, một anh hùng thất thế vẫn nặng lòng mỹ nhân, một chinh phụ khí tiết trung cang, trọn đạo quân thần, vẹn tình chồng vợ...

Năm 1924, Bắc Kinh thuộc quyền của bọn quân phiệt phương Bắc. Có một cô gái thanh lâu bồng đứa bé bịt kín mặt xin gửi con nương nhờ một đoàn hát. Cậu bé Đức Chí từ đấy là học viên trong gánh hát rong của Quảng sư phụ. Cậu lớn lên trong roi vọt, mắng chửi nhưng lại học được đủ ngón nghề của nghệ thuật tuồng cổ. Đằng sau một thân hình mảnh dẻ ẩn chứa một linh hồn yếu ớt, rất nhạy cảm và có nhiều biểu hiện nữ tính. Đức Chí được sư phụ hướng tới những vai đào trong các tuồng tích. Nhưng mặc cảm phải đội lốt nữ giới nên nội tâm cậu bé luôn tồn tại một bản năng phủ định vai diễn của mình. Và thế là đòn roi tới tấp vung lên, nhiều khi nát da rách thịt. Những lúc như vậy, có một cậu bé thường lăn xả vào cứu nguy hoặc van xin sư phụ tha cho người bạn nhỏ tuổi, cậu ta là Sĩ Tứ, một thiếu niên rắn rỏi khỏe mạnh. Trong đoàn còn có Lai Chi, một cậu bé có tính cách khác lạ mà cái chết của cậu sau này ám ảnh không ít đến sự phát triển nhân cách của Đức Chí. Với cách rèn luyện khắc kỷ của Quảng sư phụ, những đứa trẻ dần dần định hình khả năng của mình trong các vai đào kép tương lai. Đức Chí sẽ là một Ngu Cơ không ai sánh kịp, còn Sĩ Tứ thể hiện vai Sở Bá Vương khí khái hơn người, dọc ngang hiển hách... Hai đứa trẻ có cảm tình với nhau sâu đậm, các bạn thấy thế và sư phụ muốn thế...

Năm 1932, lớp nghệ sĩ trẻ đã là những nam tử hán, bầy chim non đủ lông đủ cánh, họ khôn lớn trưởng thành để có thể ra đời thi thố nghiệp cầm ca. Buổi ra mắt đầu tiên tại dinh thự Trương công công - một thái giám hết thời nhưng vẫn rất thế lực - đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Trước "nàng" Ngu Cơ giai nhân tuyệt thế, lão già bất nam bất nữ không khỏi nổi cơn cuồng loạn. Đêm ấy chàng trai trẻ Đức Chí đã bị công công làm hoen ố tấm thân "trinh trắng"... Mùa hè năm 1937, những ngày tháng cuối cùng trước khi Bắc Kinh rơi vào tay phát xít Nhật. Lúc này cặp đào kép Sĩ Tứ - Đức Chí (Trương Quốc Vinh) đã nổi danh như cồn, trở thành những ngôi sao sáng trên sân khấu tuồng cổ với nghệ danh Trình Đắc Di (Đức Chí) và Đoàn Tiểu Lâu (Sĩ Tứ). Họ vẫn bên nhau trên sàn diễn và trong cuộc đời, sự gắn bó của đôi bạn keo sơn như cuộc tình của Ngu Cơ và Hạng Võ. Nhất là Đắc Di, anh không thể thiếu Tiểu Lâu như thuyền quyên tựa bóng anh hùng, trên sàn diễn nhỏ lẫn sân khấu lớn: sân khấu cuộc đời. Tiểu Lâu lại nghĩ khác, đối với anh sân khấu và cuộc đời không thể lẫn lộn. Anh có cuộc sống và nhu cầu của riêng mình. Tất cả đã đổ vỡ khi Tiểu Lâu "rước" từ thanh lâu về một nàng kỹ nữ. Diệu Linh (Củng Lợi) rời bỏ Túy Hoa Lầu sau khi lột sạch tư trang của nả cho bà chủ nhằm đổi lấy tự do, để theo người kép hát mà cô yêu thương. Hôn lễ của họ thiếu vắng Đắc Di, anh bị tổn thương bởi "Bá Vương" của đời mình ham vui thuyền khác...

Nhưng có một người lại dõi theo anh với một sự si mê cuồng dại. Đó là Viên đại nhân, kẻ giàu có bậc nhất đô thành, người am tường ca cổ hàng đầu Trung Quốc. Viên tặng Đắc Di đủ quà trân quý, gồm cả thanh bảo kiếm oan khiên định mệnh. Thiên hạ đồn Đắc Di là bạn tình của họ Viên.

Quân Nhật vào Bắc Kinh. Trong một lần thiếu kiềm chế, Tiểu Lâu gây họa. Đắc Di liều mình cứu bạn, anh phải trổ tài nghệ phục vụ kẻ thù và mang tiếng từ đấy. Nhưng điều dằn vặt nhất đối với Đắc Di vẫn là ảo mộng nơi "phu tướng" của mình. Bộ ba Đắc Di - Tiểu Lâu - Diệu Linh cùng đau khổ bởi hờn ghen, ám ảnh...

Năm 1945, Trung Quốc giải phóng. Họ Tưởng vào Bắc Kinh. Trong một buổi biểu diễn, binh sĩ Quốc Dân Đảng nổi điên đập phá nhà hát, Diệu Linh cứu chồng nên bị xẩy thai. Đắc Di bị bắt và ra tòa vì tội "hợp tác" với bọn Nhật. Tiểu Lâu và cả Diệu Linh chạy vạy các cửa mong cứu người bạn tri kỷ. Chỉ có sự say mê ca kịch của người đứng đầu chính phủ mới cứu nổi Đắc Di thoát khỏi án tử.

Năm 1949, Quốc Dân Đảng thua chạy, quân giải phóng vào Bắc Kinh, lịch sử sang trang mới. Cuộc đời của những nghệ sĩ tuồng cổ lại chìm nổi trong bể trầm luân điêu đứng và thảm khốc nhất chỉ bởi mang danh truyền bá tư tưởng cũ. Cách mạng Văn hóa (1966) đã đẩy họ đến cảnh trò phản thầy, chồng cáo vợ, bạn hữu lên án nhau... rồi đấu tố bài xích, rồi nhục hình khảo đả, rồi tang tóc chia ly, uống mật khen ngon, nằm gai hảo hảo... đành a dua cùng thiên hạ "tống cựu,nghinh tân". Một bi kịch về cuộc đời của những diễn viên gắn bó một đời với sàn diễn tuồng cổ, loại hình nghệ thuật rất đặc trưng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đắc Di là một điển hình của những nghệ sĩ giàu tâm huyết, cống hiến hết lòng, sống chết vì nghệ thuật đến độ sân khấu hóa cả cuộc đời, đem vai diễn vào cuộc sống. Đối với anh sàn diễn và cuộc đời chỉ là một, sau những trò vẽ mặt bôi son, ai oán tạ từ quân vương là sự hóa thân vĩnh viễn vào nhân vật thê nữ trung trinh tiết liệt. Vì cám cảnh về số kiếp phù du của Ngu Cơ đã đẩy anh tới hành động giống nàng mỹ nhân ấy. Bi kich của Đắc Di còn nằm ở chính tâm hồn anh, đằng sau hình hài hoàn toàn nam giới lại là một tâm hồn nữ giới, vai diễn hay tạo hóa quyết định trong việc biến cải bản chất giới tính của anh ? Mọi người không thể biết nhưng hãy tin rằng Đắc Di đã sống và yêu hết mình như một người thuộc phái yếu. Tiểu Lâu đơn giản hơn nhiều, anh vẫn là trượng phu nam tử, anh vẫn sống vì nghệ thuật nhưng anh không sẵn sàng chết vì nghệ thuật, anh thực dụng và không hoang tưởng như người bạn diễn của mình. Nhưng chính đó lại là điểm yếu của Tiểu Lâu, anh đã "mềm yếu" hơn cả đàn bà khi không chịu nổi nhục hình của đám Hồng Vệ Binh trong Cách mạng Văn hóa... Còn Đắc Di lúc ấy lại khí phách hơn nhiều... Và "Bá Vương" lần lượt biệt chính thê lẫn "thứ thiếp"... dù không muốn nhưng anh đã phụ cả hai người.

Lần đầu tiên Hồng Kông - Trung Quốc đưa câu chuyện đồng tính luyến ái, một vấn đề rất tế nhị và kiêng kị trong xã hội Á đông lên màn bạc, sự táo bạo của thời mở cửa, chứng tỏ dân trí ở nước đông dân nhất hành tinh đang được cải thiện và nâng cao. Vì xét cho cùng vấn đề đó vẫn tồn tại dù chúng ta có chấp nhận hay ngăn cấm.


Đạo diễn: Trần Khải Ca (Chen Kaige)

Diễn viên: Trương Quốc Vinh (Leslie Cheung), Trương Phong Nghị (Zhang Fengyi), Củng Lợi (Gong Li) ...

Kịch bản: Lý Bích Hoa & Lô Vi

Các giải thưởng:

- Quả cầu vàng 1994: Phim nước ngoài hay nhất.
- Liên hoan phim Cannes 1993: Cành cọ vàng, Giải FIPRESCI.
- Giải thưởng BAFTA 1994: Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Các đề cử và vinh dự:

- Đề cử Oscar 1994: Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, Quay phim xuất sắc nhất

- Nằm trong top "1000 phim xuất sắc nhất mọi thời" do web theyshootpictures thống kê từ đánh giá của hơn 2000 nhà làm phim + phê bình trên thế giới

- Được bầu chọn là phim Trung Quốc được yêu thích nhất mọi thời đại

- Nằm trong top "100 phim tiếng Hoa xuất sắc nhất" của Viện Điện ảnh Hong Kong 2005 & "100 phim tiếng Hoa xuất sắc nhất" của Liên hoan phim Kim Mã 2011

- Nằm trong top "10 phim hay nhất trong lịch sử Liên hoan phim Cannes"








Chú thích: Bài viết trên tên của các nhân vật chuyển ngữ chưa được chuẩn xác. Vai diễn nghệ sĩ do Trương Quốc Vinh thể hiện vốn là Trình Điệp Y, còn vai diễn cô kỹ nữ của Củng Lợi có tên là Cúc Tiên.