Tìm kiếm bài trong Blog này

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Top 10 phim điện ảnh quốc tế hay nhất thập niên 90 của Tuần Báo Điện Ảnh Nhật Bản

Nguồn: Sohu
Dịch: Hang Vu & Heobeo


Tuần Báo Điện Ảnh (còn có tên gọi Kinema Junpo) là tạp chí phim ảnh lâu đời nhất của Nhật Bản. Ngày 5/09/19 tạp chí phát hành số đặc biệt kỷ niệm tròn 100 năm tuổi và bình chọn bảng danh sách “Những tác phẩm điện ảnh nước ngoài xuất sắc nhất thập niên 90" 


DANH SÁCH TOP 10: 

1. Cổ Lĩnh Nhai Thiếu Niên Sát Nhân Sự Kiện (1991) 
Đạo diễn: Dương Đức Xương 

2. Unforgiven (1992)
Đạo diễn: Clint Eastwood 

3. Pulp Fiction (1994) 
Đạo diễn: Quentin Tarantino

4. A Phi Chính Truyện (1991)
Đạo diễn: Vương Gia Vệ

5. Underground (1995)
Đạo diễn: Emir Kusturica

6. Thelma and Louise (1991)
Đạo diễn: Ridley Scott

6. Fargo (1996)
Đạo diễn: Joel Coen, Ethan Coen

8. Bá Vương Biệt Cơ (1993)
Đạo diễn: Trần Khải Ca

9. Trùng Khánh Sâm Lâm (1994)
Đạo diễn: Vương Gia Vệ

9. The Shawshank Redemption (1994)
Đạo diễn: Frank Darabont

9. Goodfellas (1990)
Đạo diễn: Martin Scorsese

9. Reservoir Dogs (1992)
Đạo diễn: Quentin Tarantino


Trong "Top 10 phim điện ảnh nước ngoài hay nhất thập niên 90" của Tuần Báo Điện Ảnh có đến bốn phim Hoa ngữ.


《Cổ Lĩnh Nhai Thiếu Niên Sát Nhân Sự Kiện》 (hay A Brighter Summer Day) của đạo diễn Đài Loan Dương Đức Xương giữ vị trí đầu bảng. Phim được cải biên từ một sự kiện giết người có thật từng gây chấn động Đài Loan một thời. Đạo diễn Dương chọn sự kiện này làm điểm khởi đầu để đi vào tái hiện cuộc sống của người dân Đài Loan những năm 50, trầm mặc lặng lẽ đem những bi ai và vĩ đại của một thời đại đầy biến động biểu hiện lên màn ảnh.


Chiếm vị trí thứ 4 《A Phi Chính Truyện》 (hay Days of Being Wild) là một trong những tác phẩm tiêu biểu trứ danh nhất của đạo diễn Hồng Kông Vương Gia Vệ, đồng thời cũng là lần hợp tác kinh điển của Trương Quốc Vinh và Trương Mạn Ngọc. 《A Phi Chính Truyện》 tràn ngập hương vị hoài cổ. Tác phẩm đã khắc họa nội tâm của giới trẻ Hồng Kông thập niên 60 đầy suy tư chống chếnh mê mang suy đồi, lại ẩn chứa nét quyến rũ phi phàm, từng chi tiết nhỏ đều được xử lý đúng chỗ.


《Trùng Khánh Sâm Lâm》 (hay Chungking Express) ở hạng 9 là một tác phẩm khác của đạo diễn Vương Gia Vệ. So với 《A Phi Chính Truyện》 thì 《Trùng Khánh Sâm Lâm》 khác biệt ở chỗ các nhân vật trong phim mỗi người đều sở hữu thế giới nội tại kiềm chế, hết thảy u ám che giấu điểm kỳ quái của cá nhân hòa lẫn chìm khuất giữa lòng không gian đô thị thường ngày. Tác phẩm đã khắc họa nỗi cô độc của nhân loại và cả khát khao ái tình vô cùng tinh tế, bay bổng.


Vị trí thứ 8 thuộc về 《Bá Vương Biệt Cơ》 (hay Farewell My Concubine) - không còn nghi ngờ gì là tác phẩm xuất sắc nhất của đạo diễn Trung Quốc Trần Khải Ca. Sự phức tạp của bộ phim này nằm ở chỗ có thể đem tình tiết lịch sử tình hoài cùng tình cảm cá nhân dung hòa hoàn mỹ thành một tác phẩm kinh điển, khí thế rộng lớn lại tinh tế ôn nhu, là một tác phẩm tuyệt đối không thể xem nhẹ trong lịch sử phim ảnh Trung Quốc.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét