Eng_trans: Julia Wong
Viet_trans: heobeo @dienanh.net
Source: http://lesliecheung.cc/memories/in_a...m_experien.htm
ASIA WEEK
Leslie Trương Quốc Vinh là một tác giả-diễn xuất không thường gặp trong nền phim ảnh Hong Kong. Anh diễn cùng những trải nghiệm thực tế, diễn xuất đối với anh là một quá trình tự lột bỏ mặt nạ. Thậm chí ngay cái chết của anh, anh cũng chọn con đường bi thảm nhất để ra đi, nhưng anh chỉ có thể rút ngắn khoảng cách giữa sân khấu và cuộc đời, anh không thể vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Một kết luận thuyết trình dành cho một khách thể được đem ra bàn thảo ư? Bài viết này không làm điều đó với Leslie. Là một hình tượng lãng mạn, một biểu tượng văn hóa, một nhà nghệ sĩ trình diễn, Leslie quyến rũ mê đắm trong nhập nhằng mơ hồ, với những mâu thuẫn và không thể đoán định của anh. Thật sự là một cá nhân được ái mộ cuồng nhiệt, và được bàn tán bất tận, nhưng điều này rất khó lý giải hết, nên tôi không thể đưa ra được kết luận. Điều thú vị ở đây là tôi muốn nhìn nhận về Leslie và di sản anh để lại dưới tư cách một diễn viên, sức ảnh hưởng của anh lên lịch sử điện ảnh Hong Kong và vị thế anh nắm giữ tại nơi đây.
Leslie hoạt động trong ngành giải trí trong 25 năm, xuyên suốt thời gian đó anh đã tham gia khoảng 50 phim. Mặc dù anh nhận về những tràng pháo tay ca ngợi rộng khắp trên quốc tế cho tài diễn, hiếm khi có ai muốn so sánh anh với Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vỹ hay thậm chí với Huỳnh Thu Sinh. Nhìn chung họ nghĩ rằng, Leslie là một diễn viên tài năng, nhưng diễn xuất của anh trên màn bạc dao động giữa tốt và tồi từ phim này sang phim khác, và vì vậy anh chỉ nên đứng tại một vị trí của riêng mình anh.
Tôi không tài nào đồng tình với quan điểm ấy. Trong suy nghĩ cá nhân tôi, Leslie là một tác giả-diễn xuất đặc biệt trong lịch sử điện ảnh Hong Kong. Khi anh đang khêu gợi và quyến rũ nhất, bất kể là nó duyên dáng mong manh, hay uy thế phi thường, trái tim đang tan vỡ, hay vẻ âu sầu thảng thốt, luôn luôn có một tình cảm trắc ẩn đáng kinh ngạc bộc phát từ những kinh nghiệm đau thương trong đời sống thực hằng ngày, một niềm đam mê mãnh liệt, một “con người thật của chính anh” hiện hữu ở đâu đây. Leslie chưa từng được đào tạo bài bản trong diễn xuất, tất cả đều đến với anh một cách tự nhiên và nguồn sáng tạo duy nhất anh có để trở thành một diễn viên là dựa vào trải nghiệm từ chính cuộc đời mình, những tổn thương anh chịu đựng, những nỗi sợ, yêu ghét, máu của anh, nước mắt của anh và những cam go anh gặp phải, lòng can đảm và ưu điểm quả quyết đã giúp anh dũng cảm tự đào xới mạch nguồn cảm xúc này.
Phương pháp diễn xuất này có ưu điểm đem đến cảm giác chân thật, và những người diễn viên như anh có khả năng đem đến những màn trình diễn đong đầy rung cảm nhất, nhưng họ cũng bị thử thách khi đứng trước một nguy cơ nguy hại nhất. Nhà viết kịch bản Mỹ - Tennessee Williams từng nói hiện thực là chất liệu của diễn xuất, nhưng để làm lu mờ đường ranh giới giữa sự thực và sự không thực điều duy nhất để đạt đến là phải diễn. Vì thế, người diễn viên phải đắm mình vào trong thế giới vật chất, trải nghiệm và nhận thức mọi việc đúng đắn để rồi đưa điều không thực đó ra nhấn chìm nó vào cùng cuộc sống thực của mình, tự đối diện với chính bản thân mình, giữ gìn một tâm trí mở và vô phân định đối với mọi thứ. Đối với họ, sự phòng thủ duy nhất là không được tự tạo nên rào cản ngăn cách nào giữa con người mình và con người nhân vật.
Leslie Cheung có lẽ không quen thuộc với lý thuyết diễn xuất nêu trên của Williams, cách diễn này vốn đem lại quá nhiều đau đớn giày vò, nhưng từng vai diễn thú vị của anh hầu như lại giống một màn minh chứng và nhận thực cho lý thuyết này. Chúng ta có thể bắt đầu cùng tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn đầu của anh, “Nomad” (Liệt hoả thanh xuân).
Viet_trans: heobeo @dienanh.net
Source: http://lesliecheung.cc/memories/in_a...m_experien.htm
ASIA WEEK
Leslie Trương Quốc Vinh là một tác giả-diễn xuất không thường gặp trong nền phim ảnh Hong Kong. Anh diễn cùng những trải nghiệm thực tế, diễn xuất đối với anh là một quá trình tự lột bỏ mặt nạ. Thậm chí ngay cái chết của anh, anh cũng chọn con đường bi thảm nhất để ra đi, nhưng anh chỉ có thể rút ngắn khoảng cách giữa sân khấu và cuộc đời, anh không thể vượt qua ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Một kết luận thuyết trình dành cho một khách thể được đem ra bàn thảo ư? Bài viết này không làm điều đó với Leslie. Là một hình tượng lãng mạn, một biểu tượng văn hóa, một nhà nghệ sĩ trình diễn, Leslie quyến rũ mê đắm trong nhập nhằng mơ hồ, với những mâu thuẫn và không thể đoán định của anh. Thật sự là một cá nhân được ái mộ cuồng nhiệt, và được bàn tán bất tận, nhưng điều này rất khó lý giải hết, nên tôi không thể đưa ra được kết luận. Điều thú vị ở đây là tôi muốn nhìn nhận về Leslie và di sản anh để lại dưới tư cách một diễn viên, sức ảnh hưởng của anh lên lịch sử điện ảnh Hong Kong và vị thế anh nắm giữ tại nơi đây.
Leslie hoạt động trong ngành giải trí trong 25 năm, xuyên suốt thời gian đó anh đã tham gia khoảng 50 phim. Mặc dù anh nhận về những tràng pháo tay ca ngợi rộng khắp trên quốc tế cho tài diễn, hiếm khi có ai muốn so sánh anh với Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vỹ hay thậm chí với Huỳnh Thu Sinh. Nhìn chung họ nghĩ rằng, Leslie là một diễn viên tài năng, nhưng diễn xuất của anh trên màn bạc dao động giữa tốt và tồi từ phim này sang phim khác, và vì vậy anh chỉ nên đứng tại một vị trí của riêng mình anh.
Tôi không tài nào đồng tình với quan điểm ấy. Trong suy nghĩ cá nhân tôi, Leslie là một tác giả-diễn xuất đặc biệt trong lịch sử điện ảnh Hong Kong. Khi anh đang khêu gợi và quyến rũ nhất, bất kể là nó duyên dáng mong manh, hay uy thế phi thường, trái tim đang tan vỡ, hay vẻ âu sầu thảng thốt, luôn luôn có một tình cảm trắc ẩn đáng kinh ngạc bộc phát từ những kinh nghiệm đau thương trong đời sống thực hằng ngày, một niềm đam mê mãnh liệt, một “con người thật của chính anh” hiện hữu ở đâu đây. Leslie chưa từng được đào tạo bài bản trong diễn xuất, tất cả đều đến với anh một cách tự nhiên và nguồn sáng tạo duy nhất anh có để trở thành một diễn viên là dựa vào trải nghiệm từ chính cuộc đời mình, những tổn thương anh chịu đựng, những nỗi sợ, yêu ghét, máu của anh, nước mắt của anh và những cam go anh gặp phải, lòng can đảm và ưu điểm quả quyết đã giúp anh dũng cảm tự đào xới mạch nguồn cảm xúc này.
Phương pháp diễn xuất này có ưu điểm đem đến cảm giác chân thật, và những người diễn viên như anh có khả năng đem đến những màn trình diễn đong đầy rung cảm nhất, nhưng họ cũng bị thử thách khi đứng trước một nguy cơ nguy hại nhất. Nhà viết kịch bản Mỹ - Tennessee Williams từng nói hiện thực là chất liệu của diễn xuất, nhưng để làm lu mờ đường ranh giới giữa sự thực và sự không thực điều duy nhất để đạt đến là phải diễn. Vì thế, người diễn viên phải đắm mình vào trong thế giới vật chất, trải nghiệm và nhận thức mọi việc đúng đắn để rồi đưa điều không thực đó ra nhấn chìm nó vào cùng cuộc sống thực của mình, tự đối diện với chính bản thân mình, giữ gìn một tâm trí mở và vô phân định đối với mọi thứ. Đối với họ, sự phòng thủ duy nhất là không được tự tạo nên rào cản ngăn cách nào giữa con người mình và con người nhân vật.
Leslie Cheung có lẽ không quen thuộc với lý thuyết diễn xuất nêu trên của Williams, cách diễn này vốn đem lại quá nhiều đau đớn giày vò, nhưng từng vai diễn thú vị của anh hầu như lại giống một màn minh chứng và nhận thực cho lý thuyết này. Chúng ta có thể bắt đầu cùng tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn đầu của anh, “Nomad” (Liệt hoả thanh xuân).
Cách đạo diễn Patrick Tam Ka-Ming tạo nên Nomad là một nhịp điệu với tiết tấu lơ phơ, phong cách tường thuật chậm, cấu trúc vỡ, nhưng cho đến nay vẫn không có bộ phim nào có thể nhìn vào thực tế hư vô của giới trẻ Hong Kong thành công hơn Nomad. Với các nhân vật thanh xuân của bộ phim, tuổi trẻ là một tiến trình hoang phí, để lớn lên rồi rơi vào khoảng không vô nghĩa. Điều đáng ngạc nhiên lớn nhất ở đây từ màn trình diễn của Leslie đó là sự buông lỏng dễ dãi và tính tự sinh, không bao giờ muốn bứt lên hàng đầu. Chàng trai 25 tuổi này không vội vàng gì chứng minh với thế giới rằng chàng biết diễn. Tuy nhiên, chính xác nhờ chính vẻ tự sinh, nét tự nhiên không bày vẽ, và thậm chí là sự quấy phiền, đã giúp chàng trở thành một biểu tượng nhục cảm mới của thập niên 80.
Có một điều có thể phân định anh khác hẳn các nam diễn viên khác. Đó là trong diễn xuất anh thường chỉ phô bày khoảng 70 – 80% xúc cảm, đôi khi anh còn như có ý muốn giấu nhiều hơn những gì anh thể hiện trên bề mặt. Đây là điểm khác biệt lớn, và cũng là điểm thú vị khác hẳn phương pháp diễn của Lương Triều Vỹ, người vừa nhận về giải Kim Tượng Nam diễn viên xuất sắc lần thứ ba. Tony luôn thể hiện rất nhiều biểu cảm trong diễn xuất của anh, nhưng đồng thời cùng với quá trình ấy, nó chắc chắn sẽ nhắc nhở chúng ta về khoảng cách giữa đời và kịch.
“Days of being wild” 1991, thậm chí khi thưởng ngoạn nó trong những ngày này, bộ phim vẫn giống hệt một hồi ức được viết tay bởi chính Leslie, những dòng nhật ký bí mật nhất của anh. Leslie giống là tác giả của Days còn nhiều hơn cả Vương Gia Vệ. Days mà thiếu Leslie sẽ hoàn toàn không thể mường tượng nổi.
Bộ phim đóng đinh ký ức này là sự bộc rút từ chính tuổi thơ không hạnh phúc của Leslie, những cảm giác cay đắng với người cha và sự thất vọng với người mẹ. Bằng những điều này anh đã tạo nên một chiến binh cô độc, một thanh niên buông thả trong yêu đương nhưng vĩnh viễn mắc lại trong vòng xoáy không điểm dừng không kết thúc và những giới hạn vô tận, kẻ mang trong mình nỗi khao khát nửa kiếm tìm nửa bỏ mặc cho một kết thúc tự hoại bản thân. Màn trình diễn của anh ngay từ lần đầu tiên, cho đến những lần xem tiếp sau đó, dường như gieo một suy đồi sa ngã; nhưng cứ xem nó hết lần này đến lần khác, bạn không chỉ bị mê hoặc mà còn tự mình có thể khám phá ra sự trống vắng ghê khiếp, nỗi trống trải mênh mông trong thế giới của anh ta. Từng cử động của anh cho chúng ta hiểu ám ảnh u ám không thể cứu vãn của anh ta, nỗi buồn của một kẻ sống tha hương trên một miền đất xa lạ.
Bộ ba phim vô giá về đồng tính
Thi sĩ người Anh T.S.Elliot từng nói, “làm thơ… không phải để bộc lộ một nhân tính, mà là sự trốn chạy khỏi nhân tính”. Đối với hầu hết mọi diễn viên, diễn xuất đồng nghĩa với việc đeo mặt nạ, nhưng với Leslie, đó lại có nghĩa tự cởi bỏ mặt nạ của mình. Bộ ba tác phẩm đồng tính của anh – “Farewell to My Concubine” (Bá Vương Biệt Cơ), “He’s a Woman, She’s a Man” (Kim Chi Ngọc Diệp), và “Happy Together” (Xuân Quang Xạ Tiết) – đều là những thước phim vô giá, không chỉ bởi vì chúng minh chứng cho diễn xuất là một nghệ thuật giao tiếp bằng tâm hồn của ai đó, chân thành nuôi dưỡng những hạt mầm tốt đẹp và sau đó chạm vào trái tim những người chiêm ngưỡng; mà nó còn ghi dấu con đường dẫn về cảm xúc của một con người đã dũng cảm bước ra khỏi tủ áo và thừa nhận giới tính của anh ta.
Phương pháp nhập vai này, nếu để giải thích, là dựa trên một thái độ sống, một tinh thần luôn chân thật với chính con người mình. Nhưng vấn đề còn đây, cao thủ kiếm thường chết dưới thanh gươm, và những ai nồng nhiệt với cuộc đời thường lại là kẻ bị giày vò nhiều nhất. Leslie đã chọn con đường này để trình diễn, vì vậy anh ắt đã phải tự hồi phục dần những ký ức không êm ấm, những điều mà đáng lý đã nên quên từ lâu, anh đứng lên phát ngôn cho thứ tình yêu mà nhiều người không đủ can đảm thừa nhận, họ che giấu nỗi sợ làm mệt mỏi tâm hồn. Giống hệt như nhân vật Tây Độc Âu Dương Phong anh diễn trong “Ashes of Time” (Đông Tà Tây Độc), ký ức với Leslie là một pháo đài cố thủ đồng thời là một nhà tù giam nhốt; nỗi đam mê đau đớn vừa là một chịu đựng, nhưng cũng đồng thời là nguồn năng lượng tạo nên sức mạnh uy quyền của anh.
Bộ phim cuối cùng của anh “Inner Senses” (Dị Độ Không Gian) thật đáng sợ không chỉ bởi sự mô phỏng nghệ thuật từ thực tế, một lần nữa Leslie lại đem đến sự bóc trần mang điềm cảnh báo, bằng cách đem tất cả mọi thứ lên màn bạc: những mâu thuẫn nội tại, chứng trầm cảm sinh uất và sự vỡ mộng từ đời thật của anh. Diễn xuất đôi khi còn hơn cả một quá trình tự đối mặt và thử thách bản thân anh. Chưa từng có nam diễn viên nào, ít nhất là chưa có một nam diễn viên HK nào, giống như Leslie, người không bao giờ do dự biến việc nhập thân vào vai diễn thành một hành trình tự khám phá hay thậm chí là bù chuộc lại những mảnh khuyết trong tâm hồn. Từ góc độ nhìn nhận này, “Inner Senses” có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử phim ảnh – từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim – dành cho sức mạnh thấu sát và những giới hạn dành cho việc tự cứu chuộc bản thân mà một bộ phim có thể sở hữu.
Có một câu ngạn ngữ của phương Tây nói rằng: Một ngày diễn, cả đời diễn. Leslie cho đến tận phút cuối cùng vẫn là một diễn viên, anh vẫn tự cho mình là một nhân vật. Điều này giải thích cho hai bí ẩn lớn nhất về cuộc tự vẫn của anh: Tại sao anh lại chọn cách nhảy xuống từ một tòa nhà (vì rằng cách này thật sự là một kết thúc đầy “kịch tính”), và tại sao anh lại yêu cầu người trợ lý đứng đợi tại nơi anh sẽ chết (anh cần một khán giả). Hiển nhiên là dưới tư cách một diễn viên, ít nhất Leslie cũng đã rút ngắn khoảng cách giữa kịch và đời, nhưng anh không vượt qua ngưỡng cửa ấy.
Bi kịch lớn nhất của cuộc đời là “trở thành dửng dưng”
Một trong những nhân vật đồng tính nổi tiếng nhất trong lịch sử, thi sĩ người Anh thuộc thế kỷ 19 Oscar Wilde nói rằng, bi kịch lớn nhất của cuộc đời không phải vì trái tim ai đó bị tan vỡ - vì rằng đó chỉ là điều tự nhiên nhất, mà bi kịch là khi vết thương biến trái tim thành chai đá, và khiến nó trở thành dửng dưng, hết thiết tha. Leslie đã ra đi, nhưng trái tim anh sẽ vĩnh viễn ấm nồng và thổn thức cùng nhịp đập. Điều này chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận mỗi khi chúng ta xem một bộ phim, thưởng thức một màn trình diễn trên sân khấu hay ngắm anh qua các cuộc phỏng vấn. Có lẽ đây chính là di sản to lớn nhất mà Leslie đã để lại, dưới tư cách một diễn viên, một nghệ sĩ trình diễn, hay chỉ đơn giản là một con người.
./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét