"Một nụ cười đem đến cả mùa xuân. Một giọt lệ làm đen tối đất trời" - Chỉ riêng Leslie mới có được sự quyến rũ đến vậy thôi!
Tìm kiếm bài trong Blog này
Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018
Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018
100 phim không nói tiếng Anh hay nhất của BBC - Các tác phẩm lớn Châu Á tập trung ở Hoa ngữ và Nhật Bản
Link tin: bbc.com
Mới đây, đài BBC Anh quốc đã thực hiện bảng danh sách 100 phim không nói tiếng Anh hay nhất mọi thời đại (xét trên phạm vi toàn thế giới, ngoại trừ các vùng sản xuất phim dùng ngôn ngữ tiếng Anh). Bảng danh sách do 209 nhà phê bình đến từ 43 quốc gia và nói 41 ngôn ngữ khác nhau cùng bình chọn qua hình thức mỗi người bỏ phiếu cho 10 bộ phim hay nhất theo thang điểm 1-10.
Kết quả danh sách: top 100 phim của 67 đạo diễn đến từ 24 quốc gia và được thể hiện bằng 19 ngôn ngữ. Trong đó, nước Pháp - cái nôi của nghệ thuật điện ảnh - là có số lượng phim hay áp đảo nhất với 27 phim, theo sau đó là nền điện ảnh Hoa ngữ với 13 phim, Nhật Bản và Italy cùng đồng hạng với mỗi quốc gia góp mặt 11 phim.
Rất dễ nhận thấy chiếm đến một phần tư "100 phim hay nhất" là tác phẩm đến từ khu vực Đông Á, trong đó gồm 11 phim Nhật Bản, 5 phim Trung Quốc Đại Lục, 5 phim Đài Loan, 3 phim Hồng Công và 1 phim Hàn Quốc. Điều đặc biệt đáng chú ý là trong top 5 của danh sách có đến 3 phim Nhật Bản lần lượt giữ vị trí 1, 3 và 4. Kiệt tác kinh điển của lịch sử điện ảnh, bộ phim nguyên bản nhất thể loại hành động của đạo diễn Akira Kurosawa - Seven Samurai (1954) đứng ở vị trí đầu tiên.
Bộ phim Seven Samurai của đạo diễn Akira Kurosawa dẫn đầu danh sách
Vị đạo diễn được mệnh danh "Hoàng đế" của xứ sở mặt trời mọc có tới 4 tác phẩm nằm trong danh sách bao gồm Rashomon (1950) đứng vị trí thứ 4, Ikiru/To Live (1952) ở vị trí 72 và thứ hạng 79 thuộc về phim Ran (1985).
Một cảnh trích phim Rashomon của Akira Kurosawa
Kiệt tác anime của hãng Ghibli Studio với tựa Spirited Away (2001) là phim hoạt hình duy nhất có mặt trong danh sách ở hạng 37.
Vị đạo diễn được mệnh danh "Thiền sư" của điện ảnh Nhật - Yasujiro Ozu có 2 tác phẩm góp mặt là Tokyo Story (1953) hạng 3 và Late Spring (1949) hạng 53. Một tên tuổi đạo diễn tượng đài khác của Nhật là Kenji Mizoguchi có 3 phim: Sansho the Bailiff (1954) hạng 63, Ugetsu (1953) vị trí 68 và The Story of the Last Chrysanthemum (1939) xếp thứ 88. Nhà đạo diễn Mikio Naruse nổi tiếng với tư duy sâu sắc và phong cách phim ảm đạm, bi quan góp một tác phẩm Floating Clouds (1955) hạng 95.
Phong cách của Yasujiro Ozu đại diện cho tính thuần khiết của điện ảnh
Ảnh trích phim Tokyo Story
Tác phẩm ma mị Ugetsu của Kenji Mizoguchi từ lâu đã được công nhận là kiệt tác
Một cảnh trích phim Floating Clouds của Mikio Naruse
Điện ảnh Hoa ngữ có 13 bộ phim lọt vào danh sách top 100, thuộc tác phẩm của các đạo diễn lớn như Vương Gia Vệ, Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu, Hầu Hiếu Hiền, Lý An, Dương Đức Xương ...
Đạo diễn Vương Gia Vệ của Hồng Kông có 3 bộ phim lọt vào danh sách bình chọn, bao gồm: In The Mood For Love (Hoa dạng niên hoa, 2000) hạng 9, Chungking Express (Trùng Khánh sâm lâm, 1994) vị trí 56, và Happy Together (Xuân quang xạ tiết, 1997) ở thứ hạng 71.
In The Mood For Love của Vương Gia Vệ là biểu tượng của dòng phim lãng mạn
Một trích ảnh của phim Happy Together
Vị trí thứ 12 trong danh sách bình chọn thuộc về tác phẩm kinh điển Farewell My Concubine (Bá vương biệt cơ, 1993) của đạo diễn Trần Khải Ca. Đạo diễn Trương Nghệ Mưu có 2 phim được bình chọn, gồm: To Live (Hoạt trứ, 1994) ở vị trí 41 và Raise The Red Lantern (Đèn lồng đỏ treo cao, 1991) xếp hạng 93. Kiệt tác cổ điển Spring in A Small Town (Tiểu thành chi xuân, 1948) của đạo diễn Phí Mục ở vị trí 63. Và bộ phim In The Heat of The Sun (Dương quang xán lạn đích nhật tử, 1994) của Khương Văn xếp hạng 98.
Farewell My Concubine của Trần Khải Ca thường xuyên được quốc tế tôn vinh
Phong cách của Trương Nghệ Mưu nhấn mạnh vào màu sắc
Một cảnh trích phim Raise The Red Lantern
Năm tác phẩm đại diện của Đài Loan đều không xa lạ với giới điện ảnh quốc tế: Hai bộ phim của đạo diễn Lý An là Eat Drink Man Woman (Ẩm thực nam nữ, 1994) xếp hạng 54 và Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ngọa hổ tàng long, 2000) xếp hạng 78. Cây đại thụ Hầu Hiếu Hiền cùng bộ phim tiêu biểu của ông A City of Sadness (Bi tình thành thị, 1989) chinh phục vị trí thứ 18. Hai tác phẩm kinh điển của tài năng quá cố Dương Đức Xương là Yi Yi (Nhất Nhất, 2000) và A Brighter Summer Day (Cổ Lĩnh Nhai thiếu niên sát nhân sự kiện, 1991) được lần lượt xếp thứ 25 và 38.
Cảnh trích từ phim kinh điển đề tài gia đình của Lý An,
Eat Drink Man Woman
Kiệt tác Yi Yi của Dương Đức Xương luôn có mặt trong top phim hay nhất
Ngoài khu vực Đông Á, điện ảnh Ấn Độ có đại diện là tác phẩm giàu chất thơ Pather Panchali (1955) của tượng đài đạo diễn Satyajit Ray ở hạng 15. Nhà đạo diễn Abbas Kiarostami của Iran cũng có 3 phim Close-Up (1990), Where Is the Friend's Home? (1987) và Taste of Cherry (1997) lần lượt giữ vị trí 39, 94 và 97.
BBC đánh giá, điều đáng tiếc nhất trong danh sách 100 bộ phim nói tiếng nước ngoài hay nhất này là sự thiếu hụt tác phẩm của các nữ đạo diễn, chỉ vỏn vẹn có 4 bộ phim. Tuy nhiên, BBC nhấn mạnh khi mời các nhà phê bình điện ảnh tham gia bình chọn đã cố gắng cân bằng giới tính với 94 nhà phê bình là nữ giới, chiếm 45% danh sách tham gia bình chọn.
DANH SÁCH 100 PHIM KHÔNG NÓI TIẾNG ANH HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI CỦA BBC:
1. Seven Samurai (Akira Kurosawa, 1954)
2. Bicycle Thieves (Vittorio de Sica, 1948)
3. Tokyo Story (Yasujirô Ozu, 1953)
4. Rashomon (Akira Kurosawa, 1950)
5. The Rules of the Game (Jean Renoir, 1939)
6. Persona (Ingmar Bergman, 1966)
7. 8 1/2 (Federico Fellini, 1963)
8. The 400 Blows (François Truffaut, 1959)
9. In the Mood for Love (Wong Kar-wai, 2000)
10. La Dolce Vita (Federico Fellini, 1960)
11. Breathless (Jean-Luc Godard, 1960)
12. Farewell My Concubine (Chen Kaige, 1993)
13. M (Fritz Lang, 1931)
14. Jeanne Dielman, 23 Commerce Quay, 1080 Brussels (Chantal Akerman, 1975)
15. Pather Panchali (Satyajit Ray, 1955)
16. Metropolis (Fritz Lang, 1927)
17. Aguirre, the Wrath of God (Werner Herzog, 1972)
18. A City of Sadness (Hou Hsiao-hsien, 1989)
19. The Battle of Algiers (Gillo Pontecorvo, 1966)
20. The Mirror (Andrei Tarkovsky, 1974)
21. A Separation (Asghar Farhadi, 2011)
22. Pan’s Labyrinth (Guillermo del Toro, 2006)
23. The Passion of Joan of Arc (Carl Theodor Dreyer, 1928)
24. Battleship Potemkin (Sergei M Eisenstein, 1925)
25. Yi Yi (Edward Yang, 2000)
26. Cinema Paradiso (Giuseppe Tornatore, 1988)
27. The Spirit of the Beehive (Victor Erice, 1973)
28. Fanny and Alexander (Ingmar Bergman, 1982)
29. Oldboy (Park Chan-wook, 2003)
30. The Seventh Seal (Ingmar Bergman, 1957)
31. The Lives of Others (Florian Henckel von Donnersmarck, 2006)
32. All About My Mother (Pedro Almodóvar, 1999)
33. Playtime (Jacques Tati, 1967)
34. Wings of Desire (Wim Wenders, 1987)
35. The Leopard (Luchino Visconti, 1963)
36. La Grande Illusion (Jean Renoir, 1937)
37. Spirited Away (Hayao Miyazaki, 2001)
38. A Brighter Summer Day (Edward Yang, 1991)
39. Close-Up (Abbas Kiarostami, 1990)
40. Andrei Rublev (Andrei Tarkovsky, 1966)
41. To Live (Zhang Yimou, 1994)
42. City of God (Fernando Meirelles, Kátia Lund, 2002)
43. Beau Travail (Claire Denis, 1999)
44. Cleo from 5 to 7 (Agnès Varda, 1962)
45. L’Avventura (Michelangelo Antonioni, 1960)
46. Children of Paradise (Marcel Carné, 1945)
47. 4 Months, 3 Weeks and 2 Days (Cristian Mungiu, 2007)
48. Viridiana (Luis Buñuel, 1961)
49. Stalker (Andrei Tarkovsky, 1979)
50. L’Atalante (Jean Vigo, 1934)
51. The Umbrellas of Cherbourg (Jacques Demy, 1964)
52. Au Hasard Balthazar (Robert Bresson, 1966)
53. Late Spring (Yasujirô Ozu, 1949)
54. Eat Drink Man Woman (Ang Lee, 1994)
55. Jules and Jim (François Truffaut, 1962)
56. Chungking Express (Wong Kar-wai, 1994)
57. Solaris (Andrei Tarkovsky, 1972)
58. The Earrings of Madame de… (Max Ophüls, 1953)
59. Come and See (Elem Klimov, 1985)
60. Contempt (Jean-Luc Godard, 1963)
61. Sansho the Bailiff (Kenji Mizoguchi, 1954)
62. Touki Bouki (Djibril Diop Mambéty, 1973)
63. Spring in a Small Town (Fei Mu, 1948)
64. Three Colours: Blue (Krzysztof Kieślowski, 1993)
65. Ordet (Carl Theodor Dreyer, 1955)
66. Ali: Fear Eats the Soul (Rainer Werner Fassbinder, 1973)
67. The Exterminating Angel (Luis Buñuel, 1962)
68. Ugetsu (Kenji Mizoguchi, 1953)
69. Amour (Michael Haneke, 2012)
70. L’Eclisse (Michelangelo Antonioni, 1962)
71. Happy Together (Wong Kar-wai, 1997)
72. Ikiru (Akira Kurosawa, 1952)
73. Man with a Movie Camera (Dziga Vertov, 1929)
74. Pierrot Le Fou (Jean-Luc Godard, 1965)
75. Belle de Jour (Luis Buñuel, 1967)
76. Y Tu Mamá También (Alfonso Cuarón, 2001)
77. The Conformist (Bernardo Bertolucci, 1970)
78. Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ang Lee, 2000)
79. Ran (Akira Kurosawa, 1985)
80. The Young and the Damned (Luis Buñuel, 1950)
81. Celine and Julie go Boating (Jacques Rivette, 1974)
82. Amélie (Jean-Pierre Jeunet, 2001)
83. La Strada (Federico Fellini, 1954)
84. The Discreet Charm of the Bourgeoisie (Luis Buñuel, 1972)
85. Umberto D (Vittorio de Sica, 1952)
86. La Jetée (Chris Marker, 1962)
87. The Nights of Cabiria (Federico Fellini, 1957)
88. The Story of the Last Chrysanthemum (Kenji Mizoguchi, 1939)
89. Wild Strawberries (Ingmar Bergman, 1957)
90. Hiroshima Mon Amour (Alain Resnais, 1959)
91. Rififi (Jules Dassin, 1955)
92. Scenes from a Marriage (Ingmar Bergman, 1973)
93. Raise the Red Lantern (Zhang Yimou, 1991
94. Where Is the Friend's Home? (Abbas Kiarostami, 1987)
95. Floating Clouds (Mikio Naruse, 1955)
96. Shoah (Claude Lanzmann, 1985)
97. Taste of Cherry (Abbas Kiarostami, 1997)
98. In the Heat of the Sun (Jiang Wen, 1994)
99. Ashes and Diamonds (Andrzej Wajda, 1958)
100. Landscape in the Mist (Theo Angelopoulos, 1988)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)