Tìm kiếm bài trong Blog này

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Cuộc phỏng vấn năm 2001 giữa Mao Thuần Quân và Trương Quốc Vinh

Sơ dịch cuộc phỏng vấn sang tiếng Việt: beforsure
Source & credits: leslie cheung cyberworld
Link full online & vietsub (made by Khue Nguyen):
 https://www.youtube.com/watch?v=IvMDR--qcbI
::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::


Teresa Mao Thuần Quân phỏng vấn Leslie

Trong phần đầu Leslie và Mao Thuần Quân đối thoại và hồi ức lại những ngày đầu bước chân vào làng giải trí làm việc tại hãng RTV (tiền nhân của ATV). Leslie nói anh thấy Mao Thuần Quân là một cô gái xinh xắn ngay từ lần đầu gặp cô. Teresa hỏi “Thật không ??”, Leslie đùa “Ừ, nhưng mà ý anh là lúc đó đấy chứ”(Teresa đánh 1 cái vào đùi Leslie).
Teresa nói hồi đó cô là một cô gái mập mạp, Leslie lại nói là anh thích con gái mập mạp. Teresa “Thế bây giờ còn thích con gái mập mạp nữa không?”, Leslie “Hm, thôi nói đến cái khác đi”.

Leslie và Teresa từng đóng trong bộ phim truyền hình “Love Stories” và Leslie hồi đấy nghĩ sẽ thuyết phục hơn nếu nam nữ vai chính yêu nhau thật. Sauk hi quen nhau không lâu Leslie đã cầu hôn Teresa với những bông hồng, nhưng điều đó khiến Teresa phát sợ. Mặc dù thế, cha của Teresa lại rất quí Leslie, cho đến giờ ông vẫn giữ những tấm ảnh có Leslie và Teresa chụp chung. Leslie còn đùa Teresa “Anh tưởng bố em còn giữ những bông hồng anh tặng em ấy chứ, haha”.
Leslie nói hồi đó anh quá cả tin và nếu Teresa chấp nhận lời cầu hôn của anh thì có lẽ cô đã thay đổi cả cuộc đời anh.

Sau vụ đó hai người chia tay, Teresa đám cưới rồi sang Pháp, còn Leslie trở nên nổi tiếng. Leslie kể nhiều năm sau hai người gặp lại tại quán café của khách sạn Regent. Leslie nhớ rằng Teresa ngượng ngùng bắt đầu cuộc nói chuyện bằng những câu “Em rất thích những ca khúc anh hát”. Rất nhanh cả hai lại trở thành bạn rất thân, nhất là sau khi đóng chung bộ phim “All’s Well, End’s Well”. Vào thời điểm đó Teresa vừa li dị nên buồn rầu. Leslie đã động viên cô và cùng cô đi ăn uống, đi chơi tiệc tùng. Teresa kể lại “Em nhớ khi đến một nhà hàng anh hỏi em là ‘Em có thích nơi này không?’ và em trả lời là 'Có', sau đấy anh ra hiệu cho người quản lí nhà hàng và bảo ông ta là “Bất cứ khi nào cô Mao Thuần Quân đến đây dùng bữa thì ông hãy tính vào sổ của tôi”.

Có một lần nữa mà Teresa không bao giờ quên, đó là một lần Leslie mời cô đến một buổi lễ Giáng Sinh. Leslie thấy Teresa không được vui trong buổi lễ đõ, và anh đã nói với cô rằng “Mỗi Giáng Sinh anh sẽ ở chung với em cho đến cuối cuộc đời của chúng ta”. Teresa nói cô đã rất cảm động. Leslie nói Mao Thuần Quân vẫn như là một người yêu, người bạn và một người em gái của anh.
Leslie trước đây thường gọi Teresa là “honey”. Nhưng sau khi Teresa cưới Tony Âu, thì Leslie không dám gọi như thế nữa bởi Tony Âu là một người nghiêm túc.

Cả hai kể về những chuyện vui khi họ chơi mạc chược. Leslie và Teresa là những tay thủ đắc ý của nhau bởi cả hai chơi mạc chược rất nhanh (những người chơi nhanh là những tay mạc chược nhanh trí). Ngoài ra cả hai còn thích hát nhạc kinh kịch Trung quốc mỗi khi chơi mạc chược. Bạn bè thường kêu họ chơi nhanh và ầm ĩ. Lâm Thanh Hà kêu ca chỉ sau hai vòng chơi “Tôi thấy chóng cả mặt, không thể chịu hai người này nữa”. Rồi Leslie giả vờ vẻ mặt thở dài thiểu não của Lưu Gia Linh sau khi chơi mạc chược với anh và Teresa. Leslie răn trước những ai không nhanh trí thì đừng nên chơi mạc chược với anh và Teresa. Leslie còn hồi ức lại những kỉ niệm như có lần chơi mạc chược sáng đêm vào một dịp Tết cổ truyền. Bây giờ thì họ không thể chơi mạc chược tối ngày như thế nữa bởi Mao Thuần Quân đã kết hôn và có hai con.



Sau đó Leslie đã nói đến thời thơ ấu của anh, quan hệ với gia đình và bố mẹ anh. Anh nói mỗi khi gặp chuyện không vui anh thường tìm đến bạn bè hơn là gia đình mình. “Điều đấy thực ra đáng buồn” anh nói. Leslie cho rằng anh và những thành viên gia đình khong được thân thiết lắm ở mức độ nào đó. “Tôi rất quan tâm đến họ nhưng dường như chúng tôi (anh và gia đình) không biết phải biểu lộ tình cảm ra sao”. Teresa hỏi “Tuổi thơ cô độc của anh có ảnh hưởng anh chút nào không?” “Không”, anh trả lời, bởi anh cảm thấy có rất nhiều bạn tốt, và đối với anh “bạn bè” và “tình yêu” rất quan trọng.

Leslie kể rằng thỉnh thoảng anh bị bạn bè hiểu lầm. “Vậy anh sẽ giải quyết chuyện hiểu lầm như thế nào?” Leslie nói anh sẽ nói chuyện và giải thích với họ. Anh cảm thấy bạn bè sẽ hiểu nhau hơn sau mỗi lần nói chuyện như thế và tình bạn sẽ được gìn giữ lâu dài hơn.

Sau đó Leslie kể chuyện Mai Diễm Phương đã từng hiểu lầm anh.
Anh nói anh và Mai Diễm Phương cóinhau như “huynh muội”.
Ví dụ như, anh cùng Mai Diễm Phương tham gia buổi tuyên truyền hay những nơi hội họp bạn bè, khi mà anh đi nói chuyện với Trương Mạn Ngọc hay Vương Tổ Hiền chẳng hạn, thì Mai Diễm Phương không vui dù rằng chỉ bỏ mặc cô một lát. Sau đấy Mai Diễm Phương nói thẳng với anh là cô không vui vì điều đó. Teresa nói Mai Diễm Phương có thể nói thẳng với Leslie như thế là tốt. Leslie nói điều đó cho thấy là cô quan tâm đến anh và muốn lúc nào cũng ở bên cạnh anh.

Sau đó Leslie nói về bộ phim “From Ashes to Ashes”. Anh khen Teresa là một diễn viên chuyên nghiệp. Cô còn giúp Leslie sửa lại vài câu trong kịch bản. Teresa diễn một vai bác sĩ, đã nói với Leslie “Bác sĩ của em sẽ không nói những lời đó trong thực tế đâu. Anh không nghĩ là chúng ta có thể nói thế này, thế kia chứ …?” Leslie tiếp tục nói những lời cảm tạ đến những ai đã tham gia bộ phim ngắn này. Anh nói cánh nhà báo thường cho khán giả cảm giác là những nghệ sĩ thường tỏ thái độ lạnh lùng về những vấn đề liên quan cộng đồng, xã hội. Anh nói điều đó không đúng và ngược lại phần lớn nghệ sĩ chấp nhận tham gia. Leslie nói anh rất cảm ơn đến những Mạc Văn Úy, Lương Vịnh Kỳ, Mai Diễm Phương v.v. đã chấp nhận vai diễn ngay tức khắc, không ngại bận rộn và không ngại chỉ tham gia một vai diễn nhỏ. Bởi thời gian hẹp nên nghệ sĩ tham gia phải tự mang theo những người phụ tá quần áo và trang điểm. Không ai phàn nàn gì cả bởi Leslie biết họ đều muốn làm một điều gì đó cho cộng đồng. Anh còn nói nếu được có thêm thời gian và kinh phí thì anh có thể làm bộ phim đó tốt hơn nữa.

Teresa hỏi Leslie có hứng thú với Hollywood không? Anh nói Hollywood không hiểu về văn hóa phương Đông. Họ còn không biết phân biệt giữa người Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc. Những diễn viên Trung Đông thường được mời diễn những vai như Xã hội đen trong Phố Tàu, còn nữ diễn viên thường bị giao những vai vũ nữ. Leslie cho rằng điều đó thật làm bẽ mặt người Trung Quốc. Leslie rất mừng cho việc đạo diễn Lý An đã đoạt giải Oscar với bộ phim “ngọa Hổ Tàng Long”. Anh cho đó là một bước lớn cho những diễn viên Trung Quốc khi họ đã không phải vào những vai diễn rập khuôn để thỏa mãn Hollywood.

Leslie tiếp tục phân giải thêm bởi vì sự khác biệt văn hóa và sự thiếu thấu hiểu văn hóa Châu Á nên Hollywood không thể làm nổi bật những diễn viên Châu Á. Ngay cả giữa HK và đại lục cũng có những khác biệt. Leslie nói anh có thể suy nghĩ hướng đến Hollywood nếu có một kịch bản và vai diễn tốt.

Mao Thuần Quân hỏi Leslie liệu anh có cho rằng diễn viên HK được trả lương cao không? Leslie không đồng tình và cho rằng HK như là một “Hollywood phương đông” và nếu như đại lục mở rộng thị trường thì Leslie cho rằng diễn viên HK còn bị trả thù lao thấp. Diễn viên như Châu Nhuận Phát phát triển thị trường rộng thì có thể đòi hỏi được trả thù lao cao. Anh thì cho rằng mình được trả thù lao xứng đáng, không quá cao. Leslie cũng không ngại thù lao thấp hơn nếu công việc đó là đáng. Anh ví dụ phim “The Kid”. Anh nhớ lại đạo diễn Jacob Cheung hỏi Leslie có chịu nhận thù lao thấp đi bởi thị trường phim ảnh đang ở lúc khó khăn nhất. Leslie nói thêm thời điểm đó HK cũng đang chịu khủng hoảng kinh tế. 6 đạo diễn đoạt giải trong đó có Jacob Cheung đã liên minh cùng nhau để hi vọng vực nền điện ảnh HK lên. Leslie “OK, vậy thì 1 $ dollar, tại vì chúng ta phải đưa ra một con số thì mới kí hợp đồng được”. Nếu bộ phim thắng lớn thì Leslie sẽ nhận được khoản chia nhưng cuối cùng anh chẳng được gì hết. Teresa hỏi “Anh có hối hận không?”, Leslie không trả lời có hoặc không, nhưng nói 6 đạo diễn đó khi lien minh thì nên hợp lại làm một bộ phim. Teresa nói có thể như vậy sẽ gây nên nhiều bất đồng ý kiến. Leslie nói “Nếu vậy thì hãy tìm một giải pháp cho những vấn đề và hãy làm những điều tốt nhất có thể”. Leslie nói thêm là nếu ai đó nói đến muốn “cứu nền điện ảnh”, thì nên hướng tới những phim thương mại có giá trị, những phim như vậy đủ để lôi cuốn khán giả trở lại rạp phim.

Teresa tiếp tục hỏi suy nghĩ của Leslie về phim HK. Leslie đáng tiếc là phải nói hiện nay những người viết kịch bản ở HK không sáng tạo và những người làm phim luôn lặp lại. Mỗi khi có phim nào ăn khách một chút là họ lại làm những bộ phim na ná như thế. “Đừng đổ lỗi cho việc VCD lậu” Leslie nói, “đấy chỉ là một lí do cho nguyên nhân thực sự là sự suy sụp của nền phim ảnh tại HK”. Leslie tiếp tục “Nếu chỉ được trả 60 $ dollar cho một bộ phim, tại sao lại không đi Hollywood, khi chất lượng phim và sản suất của họ tốt hơn”.

Những năm đầu thập niên 90 Leslie từ giã làng giải trí và di dân sang Canada. Anh nói thực ra anh “muốn giữ lời hứa” (lời hứa không đi hát và đóng phim) nhưng anh cảm thấy cuộc sống ở Canada ko phải là điều anh thực sự muốn. Sau khi nhận được giải thưởng “Nam diễn viên suất sắc nhất” (giải Kim Tượng, phim A Phi Chính Truyện) đạo diễn Ngô Vũ Sâm đã kêu gọi Leslie trở lại màn ảnh. Ngô Vũ Sâm nói mọi người nghĩ Leslie chỉ nghỉ ca hát chứ ko phải cả đóng phim. Và khi có những lời mời đóng phim như “Bá Vương Biệt Cơ” v.v.
Và nói đến bộ phim “Bá Vương Biệt Cơ” thì Leslie nhắc đến việc John Lone cũng là người nhắm đến vai diễn nhân vật Trình Điệp Y. Leslie thì ko thích ghanh đua với ai vì một điều gì và lúc đó có một số rắc rối về hợp đồng nên Leslie đã từ chối bộ phim. Thế nhưng cuối cùng họ lại đến gặp Leslie vì muốn anh tham gia. Anh nói điều đó thật tuyệt vời, và cuộc đời là vậy đấy. Nếu một điều gì đã được định sẵn cho bạn thì thế nào rồi nó cũng là của bạn.

Khi được hỏi liệu Leslie có ý định sẽ rời HK nữa không? Anh cho rằng tại sao lại không có thể. Trừ phi anh cảm thấy sống không được thoải mái ở đây, còn không anh muốn sống ở đây đến cuối đời bởi anh yêu nơi đây. HK là một thành phố quyến rũ và cũng là nơi “gốc rễ” của anh. Rồi anh kể cho Teresa là anh từng đến Macao mấy ngày để tham gia một tiệc sinh nhật. Và Leslie cảm thấy Macao là một nơi đáng yêu, khiến người ta cảm thấy như là HK những năm 1960. Teresa rồi kể Leslie thích chuyển nhà. Leslie thì tiết lộ anh đã chuyển nhà đến 13 lần trong bấy nhiêu năm. Teresa “Em tưởng anh có tình cảm với những ngôi nhà ý chứ, anh quá là đa cảm”. Leslie “Anh chỉ có tình cảm cho con người chứ không dành cho đồ vật. Thế nên khi bạn bè hay người nhà nói với anh rằng họ thích quần áo hay xe ôtô của anh, anh sẽ nói ‘thế thì cứ lấy đi’.


Cuối cùng Leslie cũng nhắc đến “người bạn đời” của anh. Teresa nói “người ấy” của Leslie là một người hiền hòa và cô rất quí mến anh ấy. Cô hỏi “Sao anh lại yêu thích anh ấy thế?” Leslie “Tại vì anh ấy là một người tốt và anh ấy đối xử rất tốt với mọi người xung quanh, dù là bạn bè hay đồng nghiệp, và không cần phải nói anh ấy thực sự tốt với anh khiến anh không có từ ngữ nào để miêu tả”. Teresa liền trêu “Có vẻ như bạn bè của anh còn yêu thích anh ấy hơn cả bản thân anh”. Leslie bật cười hết sức ngon lành và nói “Anh ấy biết rõ vai trò của bản thân. Là một nghệ sĩ thì anh luôn luôn đứng dưới sự áp lực và anh cần một người lúc nào cũng ủng hộ mình”. Teresa xen vào và hỏi “Anh có nghĩ anh ấy sẽ là người bạn đời mãi mãi không?” Leslie cười thật dịu hiền “Có chứ, cũng như em vậy, anh ấy sẽ là người yêu mãi mãi của anh, một người bạn và một thành viên gia đình. Anh thật hạnh phúc, đó là một điều may mắn trời ban, một món quà của Trời”.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét