Tìm kiếm bài trong Blog này

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Trương Quốc Vinh - Chàng quý tộc điện ảnh

(Bản chỉnh sửa)

Nguồn : My Eternal Love for Leslie Cheung
Trích từ : Zhang Guorong – The Cinematic Aristocrat (Bản chỉnh sửa) do Nhật ấn hành
Người dịch :

resridaisuki (từ Nhật sang Trung)
Daydreamer (từ Trung sang Anh) 23 tháng 5, 2007
heobeo (từ Anh sang Việt) tháng 1, 2010


Bản trích dịch từ cuốn sách của Jun Ishiko “Các ngôi sao của điện ảnh Trung Hoa – Chu Húc, Khương Văn, Trương Nghệ Mưu, Trương Quốc Vinh (中國電影的明星-朱旭,姜文, 張藝謀,張國榮) (Phát hành bởi Nhà Xuất bản Heibonsha, 23 tháng 4, 2003) – Chương về Trương Quốc Vinh “Trương Quốc Vinh – Chàng quý tộc điện ảnh”, trang 241-320


Về tác giả : Jun Ishiko (石子順), Giáo sư trường Đại học Wako, Nhật Bản, Phó Chủ tịch của Hiệp hội Hữu nghị Nhật Sino. Ông sinh tại Kyoto năm 1935, đã từng sống ở phía đông bắc Trung Quốc cho đến năm 1953. Năm 1961 ông tốt nghiệp Đại học Tokyo, Khoa Văn học, sau đấy trở thành nhà phê bình điện ảnh và chuyên nghiên cứu về điện ảnh Trung Hoa. Sau cuộc tương ngộ hơn 20 năm với Tezuka Osamu (手治虫) (một nghệ sĩ phim hoạt hình và manga của Nhật), ông bắt đầu đi vào nghiên cứu phim hoạt hình. Các tác phẩm chính của Jun Ishiko bao gồm “Lang thang xuyên điện ảnh Trung Hoa (漫步中國電影)”, “366 Ngày tại Thánh đường Điện ảnh(電影366日館)”, “Chuyện về các ngôi sao điện ảnh Trung Quốc (中國電影的明星)”, “Các ngôi sao của điện ảnh Trung Hoa – Nữ minh tinh (中國電影的明星-女優篇)”, etc


Phần dịch # 2, Đề tựa, trang 241-243

Tên Trương Quốc Vinh (Zhang Guorong) gồm ba âm tiết Hoa ngữ, là một cái tên rất phổ biến tại Trung Quốc Đại lục, nhưng không phải tại Nhật Bản. Trương Quốc Vinh, siêu sao đã được công nhận như một chàng trai quý tộc điện ảnh của Hong Kong, chính là Leslie Cheung. Tại Hong Kong, anh ấy sở hữu tiếng tăm lẫy lừng, và tại Nhật Bản anh cũng có một lượng fan hào phóng. Anh đặc biệt nổi tiếng giữa rừng các fan nữ. Lấy ví dụ, khi các bộ phim mới được khởi chiếu hoặc khi anh tổ chức các buổi hòa nhạc, fan của anh sẽ đến Hong Kong thành từng nhóm để ủng hộ anh.


Trong nền điện ảnh Hong Kong, chúng ta thấy những diễn viên như Chow Yun-fat Châu Nhuận Phát trong “A Better Tomorrow (英雄本色)”, Andy Lau Lưu Đức Hoa trong “Kawashima Yohiko (川島芳子)”, Tony Leung KaFai Lương Gia Huy trong “Ruan Lin-Yu (阮玲玉)”, Leon Lai Lê Minh trong “Comrades, Almost A Love Story (甜蜜蜜)” , Tony Leung ChiuWai Lương Triều Vỹ trong “Chungking Express (重慶森林)”, Jacky Chan Thành Long trong “Police Story (警察故事)”, và Takeshi Kaneshiro Kim Thành Vũ trong “Fallen Angels (墮落天使)”. Những ngôi sao nam điển trai này như các vì sao sáng trên bầu trời, đã làm điện ảnh Hong Kong trở nên thật thú vị, cũng như bành trướng thế lực các nhóm fan phim Hong Kong tại Nhật.

Kể từ khi bộc lộ tài năng, Trương Quốc Vinh luôn bước cùng các diễn viên Hong Kong đó, đóng trong nhiều bộ phim khác nhau với cùng tư cách một nam diễn viên chính mấu chốt, một kẻ biệt thân. Tuy nhiên, Trương Quốc Vinh khác với họ.


Đó là bởi vì Trương Quốc Vinh đã diễn trong các bộ phim của Đại lục Trung Quốc. Từ “Farewell My Concubine (霸王別姬)” năm 1993 đạo diễn bởi Chen Kaige Trần Khải Ca, “Temptress Moon (風月)” năm 1996 cũng của Trần Khải Ca, cho đến “A Time To Remember (紅色戀人)” năm 1998 đạo diễn bởi Ye Daying, ba bộ phim này đều là phim Trung Quốc [Chú thích : Trong cuốn sách này, Trung Quốc có nghĩa hàm chỉ Đại lục Trung Quốc]. Thêm vào nữa, trong các bộ phim của Hong Kong như “The Phantom Lover (夜半歌聲)” và “Shanghai Grand (新上海灘)”, anh đã diễn vai một người đàn ông thuần túy Trung Quốc sống vào những năm 30.

Đây là lý do tại sao tôi bao gồm Trương Quốc Vinh, một siêu sao Hong Kong, trong quyển sách này như một ngôi sao điện ảnh Trung Quốc.



Một số người có thể cho rằng một diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp, bất cứ khi nào có cơ hội để diễn và miễn là người diễn viên thích kịch bản đó, anh ta sẽ nhập vai cho dù bộ phim ấy thuộc thể loại nào. Tuy vậy, kỹ năng diễn xuất của Trương Quốc Vinh là khác biệt so với những bộ phim giải trí anh đã tham gia trước đấy tại Hong Kong. Anh không phải loại diễn viên đẹp đẽ chỉ biết dựa dẫm vào gương mặt điển trai và sự nổi tiếng, thay vào đó anh có ý thức căng dây đàn và bầu cảm xúc tuyệt đối mạnh mẽ. Trong các bộ phim hành động, anh đóng những vai đòi hỏi anh phải lựa chọn giữa sống và chết, nhưng những vai đó chỉ hạn chế trong cuộc đời và cái chết của một tay xã hội đen hay cảnh sát trong các phim Hong Kong. Trong các phim Trung Quốc, chúng ta cũng thấy Trương Quốc Vinh diễn các vai đòi hỏi anh luận ra cuộc đời và cái chết, tuy nhiên, nó là cuộc đời được khởi nguồn từ nền lịch sử, chính trị, văn hóa, và các tập tục cổ xưa truyền thống đứng vững lâu đời hay kẻ mang mối cừu hận truyền kiếp của Trung Quốc trong chừng mực tương quan gần gũi, xóa bỏ cả không gian suy xét, khi mà cái chết luôn là cái chết của một anh hùng. Cho những ai đã lớn lên và trưởng thành từ môi trường phim Hong Kong, việc diễn xuất trong phim Trung Quốc sẽ chẳng khác nào phải thu hết can đảm để tham gia vào cuộc đấu với “các môn phái” khác.


Trương Quốc Vinh, anh đã bước vào cuộc tranh tài với các môn phái ấy, khiến tôi tin rằng anh diễn như thế không phải như một người con đất Hong Kong mà là với dòng máu Trung Quốc đang chảy trong huyết quản bản thân anh, phát tiết ra thành những kỹ năng diễn để hòa nhập vào vai một người Trung Quốc mà rõ ràng đó là con người đã bắt rễ sâu vào Trung Quốc Đại lục.


Có nhiều bài viết về Trương Quốc Vinh. Hầu hết chúng đều ca ngợi anh và biết thưởng thức đúng tài năng của anh từ viễn cảnh người hâm mộ, nhưng chưa có cái nào lưu tâm đến sự quan trọng và ý nghĩa của việc anh tham gia vào các bộ phim Trung Quốc.


Phần dịch # 3, Trương Quốc Vinh, đứng tại Thiên An Môn, trang 243-245

Trương Quốc Vinh sinh tại Hong Kong ngày 12 tháng 9, 1956. Anh là con út trong gia đình có 10 anh chị em. Ông nội và cha anh di cư từ Đại lục đến Hong Kong. Cha anh là một nhà may Âu phục danh tiếng. Với tài năng tinh tế vượt trội, ông đã từng may y phục cho bậc thầy phim rùng rợn huyền thoại Alfred Hitchcock, cũng như William Holden etc. Ông sở hữu một nhà may và xưởng may mặc lớn.


Năm 1995, để chào mừng sự kiện 100 năm điện ảnh, cuốn “Tự điển của điện ảnh Trung Quốc (中國電影大辭典)” đã được xuất bản bởi Nhà XB Tự điển Thượng Hải (上海辭書出版社)). Nó giới thiệu Trương Quốc Vinh như sau : “Nam diễn viên điện ảnh, ca sĩ, quốc tịch Quảng Đông, sinh tại Hong Kong. Năm 1976 tham gia cuộc thi truyền hình Asian Song Contest và thắng giải vô địch của Hong Kong (Chú thích này chỉ dịch lại đúng nguyên gốc mục bài. Thực tế, Leslie chỉ về nhì). Sau đấy anh ký hợp đồng và trở thành ca sĩ, diễn viên của hãng truyền hình. Anh xuất hiện lần đầu trong phim “The Exotic Dream of the Red Chamber” năm 1978. Vào những năm 80, nhận về những lời phê bình khen ngợi cho “Nomad”, “A Better Tomorrow”, “Rouge”, và “A Chinese Ghost Story” etc. Năm 1990, nhận giải thưởng Phim Hong Kong Nam Diễn Viên Xuất Sắc cho vai diễn trong “Days of Being Wild”. Liệt kê tất cả có 17 bộ phim anh đã tham gia cho đến phim “Farewell To My Concubine” năm 1993.


Khi Trương Quốc Vinh lên 10, Cách mạng văn hóa bùng nổ tại Đại lục Trung Quốc. Nó kết thúc khi anh đã 20. Gia đình họ Trương bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc Cách mạng Văn hóa. Theo lời Trương Quốc Vinh, sau khi rời Đại lục đến Hong Kong, cha của anh “có khả năng kiếm tiền, nhưng có lẽ vì sự thiếu niềm tin của ông vào Hong Kong, ông đã lấy tất cả tiền ông kiếm được tại Hong Kong về lại Trung Quốc. Và tất cả của cải của ông đều bị mất hết trong cuộc Cách mạng Văn hóa (xem theo “All About Leslie (張國榮的所有)” ấn hành bởi Trung tâm Sangyo Henshu Co,. Ltd. (產業編集中心), Tokyo, Nhật Bản)


Vì ước mong mãnh liệt của mẹ, Trương Quốc Vinh tiếp tục theo học tại Anh quốc vào năm 13 tuổi. Theo ý cha anh, anh học về dệt may tại trường đại học. Tuy nhiên, anh đã phải bỏ dở việc học và quay về lại Hong Kong sau khi cha anh đột quỵ do thói nghiện rượu nặng. Nếu cha anh không đổ bệnh, Trương Quốc Vinh có lẽ đã có thể tiếp tục việc học về dệt may tại Anh quốc và bây giờ có lẽ đã nổi tiếng trong lĩnh vực đó. Cha anh gọi anh về Hong Kong và điều này đã dẫn anh đến với một con đường hòan tòan khác trong đời. Tại Anh, anh từng đi hát, vì vậy sau khi trở về Hong Kong, anh đi thi và thắng giải cuộc thi hát. Năm 1977 là năm anh gia nhập vào thế giới giải trí. Tuy nhiên, anh không thật sự nổi tiếng cho đến khi ca khúc “Monica” phát hành năm 1983. Và mặc dù anh cũng có đóng phim, tài năng của anh vẫn chưa chín mùi.


Tại thời điểm đó, những người có ảnh hưởng nhất đến âm nhạc của Trương Quốc Vinh không phải là các ca sĩ nổi tiếng tại Hong Kong, mà là Hideki Saijo (西城秀树),Kenji Sawada (澤田研二) và Itsuwa Mayumi (五轮真弓) của Nhật Bản, đặc biệt là thần tượng của anh : Momoe Yamaguchi (山口百惠). Từ cuối những năm 70 cho đến đầu những năm 80, nền âm nhạc mới của Nhật được biết đến rộng rãi tại Hong Kong. Nhiều ca sĩ Hong Kong đã hát lại các ca khúc Nhật bằng cách chuyển lời bài hát Nhật sang lời Quảng và những ca khúc đó trở nên rất nổi tiếng. Trương Quốc Vinh cũng đã rất thành công qua ca khúc tiếng Quảng “Wind Continues to Blow”, một ca khúc nguyên bản hát bởi Momoe Yamaguchi. Sau đấy, ca khúc khác của anh là “Monica” đã được công nhận rộng rãi, anh trở thành một ca sĩ thần tượng. Nó cũng đồng thời là cánh cửa mở ra thế giới đẹp say đắm của một ngôi sao điện ảnh.


Vào tháng 10 năm 2000, Trương Quốc Vinh đã chào mừng Ngày Quốc Khánh tại Bắc Kinh. Tour diễn vòng quanh thế giới của anh bắt đầu vào tháng 08 tại Hong Kong. Trong nhiều năm, anh đã luôn mơ ước tổ chức các buổi hòa nhạc tại các thành phố lớn tại Trung Quốc Đại lục. Ước mơ của anh cuối cùng cũng trở thành hiện thực. Cuốn album chân dung “Leslie in China” được thực hiện từ loạt nhạc hội Passion Tour tổ chức tại Trung Quốc Đại lục của anh cũng đã có mặt trên thị trường (xuất bản bới Trung tâm Sangyo Henshu, Tokyo, Nhật Bản)



Đây là ấn phẩm gây cảm động nhất trong số tất cả những quyển album chân dung của anh. Trương Quốc Vinh đã rất chừng mực ôn hòa, như được ôm lấy bởi đất mẹ Trung Hoa trong một trạng thái tự nhiên nhất. Không chút hóa trang trên gương mặt, anh đi chân trần trên đất mẹ Trung Hoa. “Cho rất nhiều năm, giấc mơ được tổ chức các buổi hòa nhạc tại Trung Quốc cuối cùng cũng trở thành sự thật”, niềm hân hoan lặng lẽ của anh thấm nhuần trong từng trang sách. Tại Tây Hồ, trong thung lũng và dưới Thiên An Môn, Trương Quốc Vinh đã vô cùng hào hứng. Thông điệp anh gửi đến cho mọi người tại Trung Quốc cũng thật sôi nóng nhiệt tình : “Hãy cùng nhau bỏ qua những lá cờ màu đỏ, đây là một đất nước thanh bình với mọi người dân sống trong hòa thuận và hạnh phúc.”

--------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét