Nguồn: Timeoutbeijing.com
Người dịch: heobeo @ DienAnh.Net
...
Cùng với Caught in the Web, Trần Khải Ca đã dỗ dành
thế hệ trẻ hiện đại qua một âm giọng cảnh báo nhẹ nhàng. “Từ “net”
không còn chỉ bao hàm ý nghĩa “kết nối”, mà nó còn gợi nên trạng thái bị
mắc lưới, bị tóm chụp và không thể thoát ra khỏi”, ông nói. “Chúng ta
từng tự mình quyết định mọi vấn đề, nhưng nay chúng ta luôn kiểm tra vấn
đề đó đầu tiên là từ internet. Chúng ta sống hàng ngày với thực tế này,
song điều đó không có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng cần nó.”
Trần Khải Ca có lẽ không phải là người am hiểu mạng web, nhưng thông điệp của ông đã vượt qua khỏi giới hạn của kỹ thuật và internet. Chúng ta vẫn thường nói với nhau, “phải đưa sự việc vào ngữ cảnh của chúng,” nhưng ngày nay không mấy người có thời gian để đào sâu mọi thứ. Thế nên thay vì tự mình “đi tìm sự thật”, một tiêu chuẩn có thể rất khác nhau đối với mỗi người, vì chúng ta thường nhìn cùng một sự việc dưới những quan điểm rất khác nhau, chúng ta lại đang chịu đựng cùng một “sự thật” như nhau.
Dưới góc độ này, Caught in the Web gần như hoàn toàn phù hợp với sở trường làm phim của họ Trần – đặc biệt là nhân vật Diệp Thu Lam (một nhân viên văn phòng do không chịu nhường ghế cho một cụ già mà cô bị cư dân mạng công kích), một người bị mắc kẹt trong những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của cô. Đối mặt với phần xấu xí của cuộc đời trong các bộ phim như Yellow Earth (Hoàng thổ địa) và Farewell My Concubine (Bá vương biệt cơ) là tông nền tư tưởng đã giúp Trần trở thành một đạo diễn xuất sắc. Và rõ ràng là ông đang tiếp tục khai thác đề tài này trong Caught in the Web.
Không quan trọng đó là thời đại nào, hay nội dung được lĩnh hội theo cách nào, Trần Khải Ca vẫn là một kẻ duy tâm. “Tôi nghĩ các bộ phim nên phản ảnh khát vọng của các cá nhân, không phải là một nhóm người, hay là một thế hệ. Họ nên là những cá nhân độc lập,” ông nói và tự hồi tưởng lại, cách đây 20 năm, ông đã nhận ra điều này qua ngôi sao Kinh kịch Trình Điệp Y, nhân vật trong phim Farewell My Concubine được diễn bởi Trương Quốc Vinh. “Anh ấy thực là một cá nhân độc đáo, bạn có thể nói anh ấy không phù hợp với thế giới hiện đại của chúng ta, ngoại trừ tuổi trẻ của anh. Nhưng đây cũng là điều đã khiến anh ấy vô cùng quyến rũ.”
Trần Khải Ca có lẽ không phải là người am hiểu mạng web, nhưng thông điệp của ông đã vượt qua khỏi giới hạn của kỹ thuật và internet. Chúng ta vẫn thường nói với nhau, “phải đưa sự việc vào ngữ cảnh của chúng,” nhưng ngày nay không mấy người có thời gian để đào sâu mọi thứ. Thế nên thay vì tự mình “đi tìm sự thật”, một tiêu chuẩn có thể rất khác nhau đối với mỗi người, vì chúng ta thường nhìn cùng một sự việc dưới những quan điểm rất khác nhau, chúng ta lại đang chịu đựng cùng một “sự thật” như nhau.
Dưới góc độ này, Caught in the Web gần như hoàn toàn phù hợp với sở trường làm phim của họ Trần – đặc biệt là nhân vật Diệp Thu Lam (một nhân viên văn phòng do không chịu nhường ghế cho một cụ già mà cô bị cư dân mạng công kích), một người bị mắc kẹt trong những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của cô. Đối mặt với phần xấu xí của cuộc đời trong các bộ phim như Yellow Earth (Hoàng thổ địa) và Farewell My Concubine (Bá vương biệt cơ) là tông nền tư tưởng đã giúp Trần trở thành một đạo diễn xuất sắc. Và rõ ràng là ông đang tiếp tục khai thác đề tài này trong Caught in the Web.
Không quan trọng đó là thời đại nào, hay nội dung được lĩnh hội theo cách nào, Trần Khải Ca vẫn là một kẻ duy tâm. “Tôi nghĩ các bộ phim nên phản ảnh khát vọng của các cá nhân, không phải là một nhóm người, hay là một thế hệ. Họ nên là những cá nhân độc lập,” ông nói và tự hồi tưởng lại, cách đây 20 năm, ông đã nhận ra điều này qua ngôi sao Kinh kịch Trình Điệp Y, nhân vật trong phim Farewell My Concubine được diễn bởi Trương Quốc Vinh. “Anh ấy thực là một cá nhân độc đáo, bạn có thể nói anh ấy không phù hợp với thế giới hiện đại của chúng ta, ngoại trừ tuổi trẻ của anh. Nhưng đây cũng là điều đã khiến anh ấy vô cùng quyến rũ.”
...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét