Đạo diễn: Wong Kar Wai (Vương Gia Vệ)
Diễn viên:
Leslie Cheung (Trương Quốc Vinh) - vai Ho Po Wing (Hà Bảo Vinh)
Tony Leung (Lương Triều Vỹ) - vai Lai Yiu Fai (Lê Diệu Huy)
Giải thưởng:
Cannes Film Festival
Best Director (Wong Kar-Wai)
Đã từng có bao nhiêu bộ phim có được 1 tổng thể kết cấu hoàn hảo trong một cấu trúc kịch tính lỏng lẻo; một bầu không khí u ám, nặng nề ám ảnh với những nhân vật chưa bao giờ thực sự cười rạng rỡ đến 1 lần mà vẫn khiến cho người xem phải khúc khích cười, và cuối cùng khi họ cười thì ta khóc; vừa bị lạc lối trong một bầu không gian kỳ quái như ảo ảnh qua những đường nét âm thanh, ánh sáng, màu sắc và âm nhạc làm ra từ bàn tay biến hóa phù thủy của Vương Gia Vệ, vừa cảm nhận thật rõ chất bi kịch hiện thực luôn hiện hữu trong từng phút giây, khuôn hình ? Đã từng có một phim giải trí nào lại thấm đẫm sắc màu của sáng tạo nghệ thuật ngẫu hứng, đã từng có một tác phẩm nghệ thuật nghiêm túc nào lại lôi cuốn khán giả xem đi xem lại mãi từng ấy câu thoại, từng ấy khuôn hình mà vẫn tràn đầy cảm hứng và giữ được sự thích thú vẹn nguyên ? “Happy Together” cứ giống như một ly cocktail lạ lùng, tự pha trộn trong nó mọi nguyên chất tốt nhất, tà diệu nhất của nền điện ảnh đương đại để trở thành một thứ mỹ vị có ma lực, càng uống càng say, vị càng nồng và cảm xúc càng duyên dáng. **
***
Đơn giản nội dung câu chuyện phim chỉ có vậy : Hai người yêu nhau chia tay, cố gắng quay trở lại với nhau, và thất bại đau đớn. Đây cũng là cái sườn chính của kiệt tác cổ điển Sunrise. Trong khi Sunrise kể về câu chuyện của một đôi phu thê cuối cùng cũng “sống sót” qua khỏi sự nhàm chán của cuộc sống vợ chồng, Happy Together lại nêu lên vấn đề hiện hữu của sự chán ghét và những khó khăn trong mối quan hệ giữa hai con người đang nỗ lực, muốn được trở nên đồng điệu với nhau. Và trong mọi tình huống xuyên suốt thời lượng phim, cả Hà Bảo Vinh và Lê Diệu Huy đều không thể đáp ứng được nguyện vọng của đối phương cho đến khi tất cả trở nên quá muộn màng. Nhưng ít ra cả hai đều mong muốn làm cho nhau hạnh phúc, hoàn toàn không phải vì lợi ích cá nhân hay vì lòng kiêu hãnh, mà chỉ bởi vì họ thực sự yêu nhau.
Bộ phim còn có một điểm tương đồng nữa với Sunrise, đó là cũng có những khuôn hình tác động vào thị giác xuất sắc y như vậy. Những thử nghiệm mới lạ về màu sắc, ánh sáng, vận dụng đan xen nước phim đen trắng và phim màu “cộp mác” Vương Gia Vệ. Nhà quay phim Christopher Doyle, người vẫn luôn hợp tác với Vương Gia Vệ trong mọi bộ phim của ông (chỉ trừ duy nhất một bộ), đã kiến tạo nên sự tương tác tuyệt vời, phô bày hết mức tài năng siêu việt của cả hai trên từng khuôn hình tác phẩm. Tài nghệ về hình ảnh của Doyle có thể kết hợp cùng nhiều đạo diễn khác, nhưng chính mối quan hệ hợp tác mật thiết giữa ông và Vương Gia Vệ đã tạo nên một trong những cặp cộng sự tuyệt vời nhất của điện ảnh đương đại. Cả Doyle lẫn Vương đều miêu tả kỹ thuật sáng tạo của họ giống như một “Fat Man’s Feet” : Bạn sẽ không thể biết được bạn rốt cuộc sẽ đi được đến những đâu cho đến khi vào cuối ngày, cuối cùng bạn cũng trở về đến nhà và tháo giày ra. Thật khó có thể tưởng tượng nổi họ đã làm như thế nào để đạt những gì họ đã đạt được với Happy Together, với một phương pháp lỏng lẻo ngẫu hứng đến vậy (khi khai máy bộ phim, Vương Gia Vệ vẫn chưa hề nghĩ ra được cốt truyện trừ ý tưởng về một cặp tình nhân đồng tính rời bỏ Hong Kong đi đến Argentina). Nhưng theo Tsui Hark và nhiều nhà bình luận khác, đây là một phương pháp sáng tạo thích hợp tuyệt vời cho sự điên khùng này, và để tạo cửa bỏ ngõ cho một vài thứ ngẫu hứng xuất sắc sẽ ra đời.
Các bộ phim của Vương Gia Vệ luôn có thời lượng khá ngắn (ông hiếm khi nào làm phim dài quá 100 phút), nhưng chúng luôn tạo cảm giác dài. Có lẽ điều này nghe khá tệ, khi một bộ phim ngắn lại có vẻ dài, nhưng ngồi xem xét lại, bạn sẽ không thể tìm ra nổi một giây phút nào lê thê, hư hỏng hay không cần thiết. Kết cấu và cảm xúc tự nhiên này của bộ phim chỉ ra rằng nó đã được tạo ra bởi một nhà làm phim luôn xem việc làm phim là một cảm hứng giải trí như thế nào (chỉ có duy nhất bộ phim đầu tiên của Vương, As Tears Go By, là có một cấu trúc rõ ràng nhất). Vấn đề thường rất hay gặp phải ở các nhà làm phim trẻ tuổi là việc họ hay cố tình bỏ qua những nguyên tắc cũ và cố kể những câu chuyện quá mới lạ. Điều làm cho Vương Gia Vệ thực sự đặc biệt là thay vì gạt bỏ hoặc tuân theo, ông đã thành công xuất chúng trong việc chuyển đổi hình thức thể hiện của phim ảnh, kể những câu chuyện lỏng lẻo không có cấu trúc rõ ràng mà được dẫn dắt chủ yếu từ chính tính cách và cảm xúc nhân vật, cũng không sử dụng công thức quy ước cũ kỹ nào nhằm làm phương kế gây hiệu ứng “cảm thông” nơi khán giả. Các bộ phim của ông đã sáng tạo lại hình thức điện ảnh.
Có người đã từng than chê rằng anh cảm thấy Bảo Vinh và Diệu Huy không thực sự thông cảm được cho nhau. Tôi không đồng ý. Việc không thể đồng tình, thông cảm cho nhau chính là “chiều sâu thứ nhất” của nội dung phim. Và bản thân người viết nghĩ rằng chắc chẳng còn một hiện thực nào có thể sâu sắc hơn hiện thực này. Mặc dù cả Hà Bảo Vinh và Lê Diệu Huy đều có những khía cạnh đen tối trong con người họ - họ bạo lực, hay say xỉn, nồng nhiệt đến mức hung hăng, thích thao túng đối phương và kiêu hãnh – nhưng đồng thời họ cũng rất quan tâm chăm sóc nhau, thân thiện, đáng yêu và cũng vô cùng “con người” khi mọi lỗi lầm đều là do tự họ gây ra, khiến họ trở thành những nhân vật thực sự đậm chất bi kịch con người.
Việc họ không thể giao tiếp hoàn hảo với nhau chính là “chiều sâu thứ hai”. Điều này không hề giống với hình ảnh của George Clooney và Michele Pfieffer đứng ôm nhau dưới vòi phun nước, có mọi thứ để chia sẻ, và vấn đề duy nhất họ gặp phải là không thể ước lượng được thời gian cho mọi việc một cách đúng đắn. Bảo Vinh và Diệu Huy có thể thỏa mãn thể xác nhau tuyệt đối – nhưng tất cả những việc còn lại thì tồi tệ. Ví dụ về một vài tình huống, như khi Diệu Huy say rượu, nổi nóng và gần như muốn giết chết Bảo Vinh. Nhưng đằng sau sự hung hăng đấy lại ẩn chứa tình yêu khổ sở của một người đàn ông, và cả nỗi sợ hãi khi anh cảm thấy dường như đã nhìn thấu được điểm tối hư hỏng nhất của Bảo Vinh. Hà Bảo Vinh thuộc kiểu người bốc đồng và thất thường. Anh muốn được yêu thương, nhưng đồng thời cũng không thích bị ràng buộc, anh cần sự nâng niu nhưng cũng thường tự phá hoại bản thân mình, anh vừa tàn nhẫn lại vừa dễ vỡ mong manh. Diệu Huy kiên định nhưng lại hung hăng và nghiêm khắc. Anh thích làm người giữ kỷ luật, luôn thích than phiền. Anh thà phá vỡ các nguyên tắc còn hơn là tha thứ (khá thù dai), thà nhìn vào sự thực hơn là nhìn vào tình yêu và chịu lắng nghe cảm xúc của Bảo Vinh. Diệu Huy từng tự thú rằng những tháng ngày Bảo Vinh bị thương, với đôi bàn tay bị bó chặt và gẫy nát, thiếp ngủ li bì là những ngày mà anh thấy hạnh phúc nhất. Nghe thật đáng xót thương cho anh vì chỉ khi ấy, “Bảo Vinh hư hỏng” mới có thể thực sự là của anh. Nhưng nhìn theo khía cạnh khác, anh cũng muốn sở hữu Bảo Vinh chẳng khác nào sở hữu tù nhân của chính mình, tình yêu lý tưởng của anh phải chăng chính là một lồng cũi ngọt ngào mà anh muốn dành cho Bảo Vinh ? Anh chỉ có thể hòa nhập với mối quan hệ vốn đã quá phức tạp giữa hai người khi biết chắc rằng Bảo Vinh chỉ có thể dựa dẫm vào anh. Diệu Huy yêu Bảo Vinh, chu đáo ân cần và có thể làm quần quật mọi việc vì anh, nhưng cũng không muốn thay đổi. Và chỉ khi Diệu Huy đã bỏ đi, Bảo Vinh mới rốt cuộc chịu nhượng bộ, muốn từ bỏ con sói hoang trong con người mình để quay về. Lần đầu tiên anh biết ngồi xuống lau sàn và dọn dẹp (điều mà Bảo Vinh chưa bao giờ từng làm trước đây) thì cũng khoảnh khắc ấy anh mới nhận ra … tất cả đều đã quá muộn.
Bất cứ ai nghi ngờ về sự cảm thông của Vương Gia Vệ đối với các nhân vật này của ông thì hãy xem những giọt nước mắt nức nở của Bảo Vinh thấm đẫm tấm chăn Diệu Huy vẫn thường đắp vào cái đêm anh biết rằng Huy đã ra đi. Hay giây phút suy sụp của Diệu Huy khi muốn thể hiện ra nỗi buồn và sự thương tiếc của anh trước chiếc máy thu âm của Cheng, nhưng tất cả những gì anh có thể làm được chỉ là tiếng thổn thức và những giọt nước ầng ậc chực trào nơi khóe mắt.
Sẽ thực thiếu xót nếu bài viết lại không đề cập đến cách sử dụng âm ngữ Hong Kong tạo nên chất mộc duyên dáng cho tác phẩm lẫn âm nhạc tuyệt vời của Vương Gia Vệ trong bộ phim này. Ông đã dùng đôi ba chất tự sự hào hoa trong giai điệu của Zappa, và một số điệu tango Piatzolla hòng thể hiện và giúp khán giả nắm bắt được những tâm trạng khác nhau của các nhân vật một cách hoàn hảo, có lẽ còn giỏi hơn bất cứ một nhà đạo diễn nào khác từng sử dụng âm nhạc bổ trợ cho hình ảnh từ trước cho đến nay. Cảnh Diệu Huy trôi nổi trên chiếc thuyền cùng một điệu tango chậm rãi gần như đã giáng một đòn cảm xúc mãnh liệt, gieo nên một thông điệp buồn bã da diết có khả năng làm rơi lệ cả những khán giả khó tính nhất. Tôi có thể hiểu được tại sao vẫn có một số người không thích bộ phim này – vì vấn đề nó động chạm không an toàn (cả bề mặt lẫn tầng lớp nghĩa bên trong), không tuân theo những nguyên tắc điện ảnh đã ăn sâu bám rễ vào đầu chúng ta, nó cũng chưa được công nhận là tác phẩm kinh điển. Nhưng chất sáng tạo mới mẻ của nó là thực, và vô cùng tuyệt vời.
Đây là bài viết đánh dấu lần thứ 10 tôi xem lại bộ phim này trong năm nay, tôi luôn có một kết nối tâm linh sâu đậm với nó. Và kết nối này ngày càng rõ, ngày càng thú vị hơn. Bộ phim không dành cho những ai chỉ thích thưởng thức các kịch tính phim và cách thể hiện tình cảm ủy mị thông thường. Và một số người có lẽ sẽ xem phim bằng một thái độ vô cùng phung phí, bởi từng giây phút, từng chi tiết vụn vặt mới là nhân tố đã khiến cho bộ phim này có được một sức cuốn hút và mạnh mẽ đến thế nào. Nó là một bộ phim trầm lặng và chi tiết.
Lần đầu tiên tôi xem Happy Together, tôi chỉ có thể liên tưởng bản thân với duy nhất một nhân vật. Nhưng khi tôi xem lại nó hết lần này đến lần khác, tôi nhận ra bản thân cũng đang chơi trò chơi mà hai nhân vật chính đang chơi. Và khi xem thêm nhiều nhiều lần nữa, điều còn lại trong tôi, khiến tôi tiếp nhận được rõ nhất, đấy chính là bộ phim này đã thực sự hiểu rõ bản chất sau cùng của mọi mối quan hệ giữa con người, thậm chí còn hiểu sâu sắc hơn bất cứ bộ phim nào mà tôi đã từng được xem trước đây. Và một điều đặc biệt nữa là tôi biết mình không thể đòi hỏi một sự vui thích hạnh phúc nào diễn ra trong các bộ phim đại loại như Rules of the Game hay The Passion of Joan of Ark, thì dù Happy Together vốn cũng không phải là một bộ phim vui vẻ, nó vẫn chứa đựng trong nó những khoảnh khắc khêu gợi, đùa cợt và là một sự phiêu lưu cảm xúc mang tính giải trí thú vị.
Chủ đề của bộ phim có phần phức tạp và rắc rối hơn nhiều so với tựa đề tên của nó – Hạnh Phúc Bên Nhau (hãy hiểu đi, không có ai là hạnh phúc ở đây cả). Và dẫu cho cái kết của nhân vật Diệu Huy có đem đến chút ánh sáng hy vọng, khi chính Vương Gia Vệ đã tuyên bố “hạnh phúc bên nhau” ở đây cũng có ý nghĩa như một người có thể vui vẻ chấp nhận sống chung với quá khứ của anh ta, và tiếp tục tìm ra con đường để bước tiếp, để trông chờ vào ngày mai thì mối quan hệ giữa hai con người và cách họ nỗ lực để có thể đồng điệu được cùng nhau vẫn là điểm mấu chốt của tư tưởng tác phẩm. Và bởi vì con người chúng ta đơn giản chỉ là những cá thể riêng biệt thường xuyên bị đối phương xa lánh và khó có thể thông cảm được với nhau, chúng ta hiếm khi nào có thể làm cho nhau thực sự hạnh phúc trọn vẹn. Việc đấu tranh để có được hạnh phúc ở bên nhau, hạnh phúc trong đồng điệu là một trong những cuộc đấu tranh tuyệt vời nhất trên phim ảnh, và cả trong đời thực. Và nếu một bộ phim nào có thể nắm bắt được cuộc đấu tranh vĩ đại này từ đời sống thực để đưa lên màn ảnh thành công, nó hẳn phải là 1 tuyệt phẩm. Vì vậy, tôi không ngại ngần gì khi xếp Happy Together vào ngang hàng cùng với những kiệt tác khác như Rules of the Game, Sunrise, Passion of Joan of Ark, Night of Living Dead, và Blue Velvet.
Tác giả : Damon HouxBộ phim còn có một điểm tương đồng nữa với Sunrise, đó là cũng có những khuôn hình tác động vào thị giác xuất sắc y như vậy. Những thử nghiệm mới lạ về màu sắc, ánh sáng, vận dụng đan xen nước phim đen trắng và phim màu “cộp mác” Vương Gia Vệ. Nhà quay phim Christopher Doyle, người vẫn luôn hợp tác với Vương Gia Vệ trong mọi bộ phim của ông (chỉ trừ duy nhất một bộ), đã kiến tạo nên sự tương tác tuyệt vời, phô bày hết mức tài năng siêu việt của cả hai trên từng khuôn hình tác phẩm. Tài nghệ về hình ảnh của Doyle có thể kết hợp cùng nhiều đạo diễn khác, nhưng chính mối quan hệ hợp tác mật thiết giữa ông và Vương Gia Vệ đã tạo nên một trong những cặp cộng sự tuyệt vời nhất của điện ảnh đương đại. Cả Doyle lẫn Vương đều miêu tả kỹ thuật sáng tạo của họ giống như một “Fat Man’s Feet” : Bạn sẽ không thể biết được bạn rốt cuộc sẽ đi được đến những đâu cho đến khi vào cuối ngày, cuối cùng bạn cũng trở về đến nhà và tháo giày ra. Thật khó có thể tưởng tượng nổi họ đã làm như thế nào để đạt những gì họ đã đạt được với Happy Together, với một phương pháp lỏng lẻo ngẫu hứng đến vậy (khi khai máy bộ phim, Vương Gia Vệ vẫn chưa hề nghĩ ra được cốt truyện trừ ý tưởng về một cặp tình nhân đồng tính rời bỏ Hong Kong đi đến Argentina). Nhưng theo Tsui Hark và nhiều nhà bình luận khác, đây là một phương pháp sáng tạo thích hợp tuyệt vời cho sự điên khùng này, và để tạo cửa bỏ ngõ cho một vài thứ ngẫu hứng xuất sắc sẽ ra đời.
Các bộ phim của Vương Gia Vệ luôn có thời lượng khá ngắn (ông hiếm khi nào làm phim dài quá 100 phút), nhưng chúng luôn tạo cảm giác dài. Có lẽ điều này nghe khá tệ, khi một bộ phim ngắn lại có vẻ dài, nhưng ngồi xem xét lại, bạn sẽ không thể tìm ra nổi một giây phút nào lê thê, hư hỏng hay không cần thiết. Kết cấu và cảm xúc tự nhiên này của bộ phim chỉ ra rằng nó đã được tạo ra bởi một nhà làm phim luôn xem việc làm phim là một cảm hứng giải trí như thế nào (chỉ có duy nhất bộ phim đầu tiên của Vương, As Tears Go By, là có một cấu trúc rõ ràng nhất). Vấn đề thường rất hay gặp phải ở các nhà làm phim trẻ tuổi là việc họ hay cố tình bỏ qua những nguyên tắc cũ và cố kể những câu chuyện quá mới lạ. Điều làm cho Vương Gia Vệ thực sự đặc biệt là thay vì gạt bỏ hoặc tuân theo, ông đã thành công xuất chúng trong việc chuyển đổi hình thức thể hiện của phim ảnh, kể những câu chuyện lỏng lẻo không có cấu trúc rõ ràng mà được dẫn dắt chủ yếu từ chính tính cách và cảm xúc nhân vật, cũng không sử dụng công thức quy ước cũ kỹ nào nhằm làm phương kế gây hiệu ứng “cảm thông” nơi khán giả. Các bộ phim của ông đã sáng tạo lại hình thức điện ảnh.
Có người đã từng than chê rằng anh cảm thấy Bảo Vinh và Diệu Huy không thực sự thông cảm được cho nhau. Tôi không đồng ý. Việc không thể đồng tình, thông cảm cho nhau chính là “chiều sâu thứ nhất” của nội dung phim. Và bản thân người viết nghĩ rằng chắc chẳng còn một hiện thực nào có thể sâu sắc hơn hiện thực này. Mặc dù cả Hà Bảo Vinh và Lê Diệu Huy đều có những khía cạnh đen tối trong con người họ - họ bạo lực, hay say xỉn, nồng nhiệt đến mức hung hăng, thích thao túng đối phương và kiêu hãnh – nhưng đồng thời họ cũng rất quan tâm chăm sóc nhau, thân thiện, đáng yêu và cũng vô cùng “con người” khi mọi lỗi lầm đều là do tự họ gây ra, khiến họ trở thành những nhân vật thực sự đậm chất bi kịch con người.
Việc họ không thể giao tiếp hoàn hảo với nhau chính là “chiều sâu thứ hai”. Điều này không hề giống với hình ảnh của George Clooney và Michele Pfieffer đứng ôm nhau dưới vòi phun nước, có mọi thứ để chia sẻ, và vấn đề duy nhất họ gặp phải là không thể ước lượng được thời gian cho mọi việc một cách đúng đắn. Bảo Vinh và Diệu Huy có thể thỏa mãn thể xác nhau tuyệt đối – nhưng tất cả những việc còn lại thì tồi tệ. Ví dụ về một vài tình huống, như khi Diệu Huy say rượu, nổi nóng và gần như muốn giết chết Bảo Vinh. Nhưng đằng sau sự hung hăng đấy lại ẩn chứa tình yêu khổ sở của một người đàn ông, và cả nỗi sợ hãi khi anh cảm thấy dường như đã nhìn thấu được điểm tối hư hỏng nhất của Bảo Vinh. Hà Bảo Vinh thuộc kiểu người bốc đồng và thất thường. Anh muốn được yêu thương, nhưng đồng thời cũng không thích bị ràng buộc, anh cần sự nâng niu nhưng cũng thường tự phá hoại bản thân mình, anh vừa tàn nhẫn lại vừa dễ vỡ mong manh. Diệu Huy kiên định nhưng lại hung hăng và nghiêm khắc. Anh thích làm người giữ kỷ luật, luôn thích than phiền. Anh thà phá vỡ các nguyên tắc còn hơn là tha thứ (khá thù dai), thà nhìn vào sự thực hơn là nhìn vào tình yêu và chịu lắng nghe cảm xúc của Bảo Vinh. Diệu Huy từng tự thú rằng những tháng ngày Bảo Vinh bị thương, với đôi bàn tay bị bó chặt và gẫy nát, thiếp ngủ li bì là những ngày mà anh thấy hạnh phúc nhất. Nghe thật đáng xót thương cho anh vì chỉ khi ấy, “Bảo Vinh hư hỏng” mới có thể thực sự là của anh. Nhưng nhìn theo khía cạnh khác, anh cũng muốn sở hữu Bảo Vinh chẳng khác nào sở hữu tù nhân của chính mình, tình yêu lý tưởng của anh phải chăng chính là một lồng cũi ngọt ngào mà anh muốn dành cho Bảo Vinh ? Anh chỉ có thể hòa nhập với mối quan hệ vốn đã quá phức tạp giữa hai người khi biết chắc rằng Bảo Vinh chỉ có thể dựa dẫm vào anh. Diệu Huy yêu Bảo Vinh, chu đáo ân cần và có thể làm quần quật mọi việc vì anh, nhưng cũng không muốn thay đổi. Và chỉ khi Diệu Huy đã bỏ đi, Bảo Vinh mới rốt cuộc chịu nhượng bộ, muốn từ bỏ con sói hoang trong con người mình để quay về. Lần đầu tiên anh biết ngồi xuống lau sàn và dọn dẹp (điều mà Bảo Vinh chưa bao giờ từng làm trước đây) thì cũng khoảnh khắc ấy anh mới nhận ra … tất cả đều đã quá muộn.
Bất cứ ai nghi ngờ về sự cảm thông của Vương Gia Vệ đối với các nhân vật này của ông thì hãy xem những giọt nước mắt nức nở của Bảo Vinh thấm đẫm tấm chăn Diệu Huy vẫn thường đắp vào cái đêm anh biết rằng Huy đã ra đi. Hay giây phút suy sụp của Diệu Huy khi muốn thể hiện ra nỗi buồn và sự thương tiếc của anh trước chiếc máy thu âm của Cheng, nhưng tất cả những gì anh có thể làm được chỉ là tiếng thổn thức và những giọt nước ầng ậc chực trào nơi khóe mắt.
Sẽ thực thiếu xót nếu bài viết lại không đề cập đến cách sử dụng âm ngữ Hong Kong tạo nên chất mộc duyên dáng cho tác phẩm lẫn âm nhạc tuyệt vời của Vương Gia Vệ trong bộ phim này. Ông đã dùng đôi ba chất tự sự hào hoa trong giai điệu của Zappa, và một số điệu tango Piatzolla hòng thể hiện và giúp khán giả nắm bắt được những tâm trạng khác nhau của các nhân vật một cách hoàn hảo, có lẽ còn giỏi hơn bất cứ một nhà đạo diễn nào khác từng sử dụng âm nhạc bổ trợ cho hình ảnh từ trước cho đến nay. Cảnh Diệu Huy trôi nổi trên chiếc thuyền cùng một điệu tango chậm rãi gần như đã giáng một đòn cảm xúc mãnh liệt, gieo nên một thông điệp buồn bã da diết có khả năng làm rơi lệ cả những khán giả khó tính nhất. Tôi có thể hiểu được tại sao vẫn có một số người không thích bộ phim này – vì vấn đề nó động chạm không an toàn (cả bề mặt lẫn tầng lớp nghĩa bên trong), không tuân theo những nguyên tắc điện ảnh đã ăn sâu bám rễ vào đầu chúng ta, nó cũng chưa được công nhận là tác phẩm kinh điển. Nhưng chất sáng tạo mới mẻ của nó là thực, và vô cùng tuyệt vời.
Đây là bài viết đánh dấu lần thứ 10 tôi xem lại bộ phim này trong năm nay, tôi luôn có một kết nối tâm linh sâu đậm với nó. Và kết nối này ngày càng rõ, ngày càng thú vị hơn. Bộ phim không dành cho những ai chỉ thích thưởng thức các kịch tính phim và cách thể hiện tình cảm ủy mị thông thường. Và một số người có lẽ sẽ xem phim bằng một thái độ vô cùng phung phí, bởi từng giây phút, từng chi tiết vụn vặt mới là nhân tố đã khiến cho bộ phim này có được một sức cuốn hút và mạnh mẽ đến thế nào. Nó là một bộ phim trầm lặng và chi tiết.
Lần đầu tiên tôi xem Happy Together, tôi chỉ có thể liên tưởng bản thân với duy nhất một nhân vật. Nhưng khi tôi xem lại nó hết lần này đến lần khác, tôi nhận ra bản thân cũng đang chơi trò chơi mà hai nhân vật chính đang chơi. Và khi xem thêm nhiều nhiều lần nữa, điều còn lại trong tôi, khiến tôi tiếp nhận được rõ nhất, đấy chính là bộ phim này đã thực sự hiểu rõ bản chất sau cùng của mọi mối quan hệ giữa con người, thậm chí còn hiểu sâu sắc hơn bất cứ bộ phim nào mà tôi đã từng được xem trước đây. Và một điều đặc biệt nữa là tôi biết mình không thể đòi hỏi một sự vui thích hạnh phúc nào diễn ra trong các bộ phim đại loại như Rules of the Game hay The Passion of Joan of Ark, thì dù Happy Together vốn cũng không phải là một bộ phim vui vẻ, nó vẫn chứa đựng trong nó những khoảnh khắc khêu gợi, đùa cợt và là một sự phiêu lưu cảm xúc mang tính giải trí thú vị.
Chủ đề của bộ phim có phần phức tạp và rắc rối hơn nhiều so với tựa đề tên của nó – Hạnh Phúc Bên Nhau (hãy hiểu đi, không có ai là hạnh phúc ở đây cả). Và dẫu cho cái kết của nhân vật Diệu Huy có đem đến chút ánh sáng hy vọng, khi chính Vương Gia Vệ đã tuyên bố “hạnh phúc bên nhau” ở đây cũng có ý nghĩa như một người có thể vui vẻ chấp nhận sống chung với quá khứ của anh ta, và tiếp tục tìm ra con đường để bước tiếp, để trông chờ vào ngày mai thì mối quan hệ giữa hai con người và cách họ nỗ lực để có thể đồng điệu được cùng nhau vẫn là điểm mấu chốt của tư tưởng tác phẩm. Và bởi vì con người chúng ta đơn giản chỉ là những cá thể riêng biệt thường xuyên bị đối phương xa lánh và khó có thể thông cảm được với nhau, chúng ta hiếm khi nào có thể làm cho nhau thực sự hạnh phúc trọn vẹn. Việc đấu tranh để có được hạnh phúc ở bên nhau, hạnh phúc trong đồng điệu là một trong những cuộc đấu tranh tuyệt vời nhất trên phim ảnh, và cả trong đời thực. Và nếu một bộ phim nào có thể nắm bắt được cuộc đấu tranh vĩ đại này từ đời sống thực để đưa lên màn ảnh thành công, nó hẳn phải là 1 tuyệt phẩm. Vì vậy, tôi không ngại ngần gì khi xếp Happy Together vào ngang hàng cùng với những kiệt tác khác như Rules of the Game, Sunrise, Passion of Joan of Ark, Night of Living Dead, và Blue Velvet.
Dịch và biên tập : heobeo@dienanh.net
** : Lời cảm nhận của heobeo@dienanh.net
P/s : Bài viết trên là 1 trong những bài review về Happy Together mà mình thích nhất. Sự yêu mến của tác giả dành cho bộ phim là hẳn nhiên có thể cảm nhận rõ. Tư duy sắc sảo và cách diễn giải đi vào lòng người. Do có rào cản ngôn ngữ, dịch ra tiếng Việt nhiều ý chưa thực sự đúng với ý của tác giả nên heobeo mạo muội thêm thắt thêm vài câu viết của bản thân, hy vọng mọi người sẽ hiểu rõ về bài viết hơn. 1 bài bình phim khá tuyệt vời !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét