Tựa gốc & link: The East is Red #16 – Leslie Cheung Kwok-wing
Được viết ngày: 27/11/2010 - Lisa Morton
Người dịch: whitedaisy @ dienanh.net
Hãy hỏi bất kỳ fan mê phim kinh dị nào của Mỹ hay châu Âu ai là ngôi sao chuyên trị phim kinh dị họ yêu thích, và ngay lập tức họ sẽ đưa ra một danh sách dài đủ tất cả từ các ngôi sao kinh điển của hãng Universal (Lugosi, Karloff) cho đến các nữ hoàng la hét trong các phim hạng B (Brinke Stevens, Linnea Quigley) . Fan mê các thước phim vàng sẫm da bò của Mexico có thể sẽ đề cập đến German Robles hay Abel Salazar. Nhưng thử hỏi bất cứ người xem phim châu Á nào xem, và đừng ngạc nhiên khi bạn nhận về những cái nhìn khó hiểu, bởi vì dường như khái niệm ngôi sao kinh dị không tồn tạo ở bất cứ nơi đâu giữa các ngành công nghiệp điện ảnh tại mảnh đất châu Á này.
Có rất nhiều lý do dẫn đến thực tế trên. Phim Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn vốn luân chuyển thường xuyên hơn – một bộ phim có thể là sự kết hợp của nhiều thể loại như khoa học viễn tưởng, cực kỳ đẫm máu và châm biếm xã hội (TOKYO GORE POLICE), hoặc kết hợp giữa hành động, kinh dị, lãng mạn và một chút siêu nhiêu thần thoại (SWORDSMAN 2). Và có lẽ bởi vì nguồn nhân tài không dồi dào (ví dụ như Hong Kong, cho dù cuối những năm 80 nó đã sản xuất hơn 400 phim một năm) nên các diễn viên thường không bị giới hạn ở một lãnh địa nhất định. Có lẽ họ cũng chưa bao giờ làm nhiều phim kinh dị như chúng ta (người Mỹ). Hoặc cũng có thể vì họ không cần đến các tên tuổi phải là những ngôi sao chuyên trị phim kinh dị mới thu hút được khán giả.
Một trong những ưu thế của câu chuyện này là các diễn viên hàng top của châu Á – những người đã đoạt các giải thưởng uy tín cho những thể loại chính kịch tâm lý phức tạp, hay các thiên sử thi hùng vĩ – cũng tham gia vào lãnh địa của các bộ phim rùng rợn, u ám, ly kỳ, giật gân này (khác với phương Tây dù thành công lớn đến đâu, rất hiếm khi các diễn viên chuyên trị phim kinh dị nhận được sự công nhận từ giới chuyên môn trừ đặc lệ phim Hitchcock, và các ngôi sao hàng top cũng không thích đóng phim kinh dị). Lấy một ví dụ như sự nghiệp của nam diễn viên quá cố Leslie Trương Quốc Vinh. Nếu các bạn nghĩ ngôi sao lớn nhất trong vòng 20 năm qua tại châu Á là Châu Nhuận Phát, Lý Liên Kiệt hay thậm chí là Thành Long, vậy thì nghĩ lại đi. Trương không chỉ là ngôi sao nhạc pop lớn mạnh nhất của Hong Kong trong vòng 20 năm qua (đôi khi anh ấy vẫn được gọi là “Elvis của châu Á”), anh còn là một nam diễn viên đỉnh cao. Trong bảng danh sách top 100 phim Hong Kong, 4 trong 5 bộ phim dẫn đầu đều có mặt của Leslie Trương Quốc Vinh; anh ấy được đề cử và đã thắng hàng tá giải thưởng điện ảnh châu Á, trở thành diễn viên Hong Kong đầu tiên tham gia vào một bộ phim của Trung Quốc Đại Lục (tác phẩm FAREWELL MY CONCUBINE của Trần Khải Ca, đã giúp anh trở thành một ngôi sao tầm quốc tế), và anh cũng đã hợp tác với gần như mọi đạo diễn xuất sắc nhất của Hong Kong, bao gồm Ngô Vũ Sâm, Từ Khắc, Quan Cẩm Bằng, và Vương Gia Vệ. Trong làng điện ảnh và âm nhạc của Hong Kong anh được biết đến với cái nickname giản dị “Gor-gor”, nghĩa là “anh trai”.
Năm 1987, Trương Quốc Vinh đã giành được vai diễn chính trong bộ phim A CHINESE GHOST STORY, đạo diễn bởi Trình Tiểu Đông và do Từ Khắc sản xuất. Bộ phim này không nghi ngờ gì là tác phẩm kinh dị nổi tiếng nhất mà Hong Kong từng làm. Trong bầu không khí thần thoại cổ trang u tối, Trương diễn vai Ninh Thái Thần, một anh chàng thu thuế nghèo hậu đậu không tiền bạc buộc phải trú chân tại một ngôi miếu hoang, nơi mà tình cờ may mắn anh thoát khỏi bàn tay của những xác chết di động và cuối cùng gặp Nhiếp Tiểu Thiện, một hồn ma thiếu nữ xinh đẹp. Sau đó anh cầu viện một kiếm sĩ đang ở ẩn, Yên Xích Hà, để giúp anh tiêu diệt tên yêu thụ ngàn năm đang nắm giữ hồn của Tiểu Thiện, cuối cùng họ giải thoát cô để cô có cơ hội được đầu thai chuyển kiếp. Trên cuộc hành trình này có một con ma cây với chiếc lưỡi khổng lồ hung hãn, một tiểu đình đầy cảm xúc tình yêu, và một chuyến mạo hiểm đi xuống địa ngục.
Trong A CHINESE GHOST STORY, Trương ngọt ngào, một chút ngốc nghếch, thật thà, và dễ dàng hoảng sợ; gương mặt ngây ngất của anh khi anh nhận được nụ hôn đầu (dưới nước) từ Nhiếp Tiểu Thiện xinh đẹp (do Vương Tổ Hiền diễn) đã gần như minh chứng anh là một thiên tài hài hước. Vai diễn Ninh Thái Thần của anh so với điện ảnh phương Tây mà nói khó mà tìm được đồng dạng tương ứng.
Sang năm sau chúng ta lại thấy Trương lần nữa, xuất hiện trong một phim ma hoàn toàn khác: ROUGE của Quan Cẩm Bằng. ROUGE, kể lại một chuyện tình kinh hãi giữa một thiếu gia giàu có (Trương Quốc Vinh) và một kỹ nữ tài mạo (nghệ sĩ quá cố xuất sắc Mai Diễm Phương). Đây không hẳn là phim kinh dị, nhưng nó mượn vỏ bọc của câu chuyện ma để nói về sự điêu tàn của một thời đã qua. Trương Quốc Vinh quyến rũ, lừ đừ và suy đồi trong ROUGE, hoàn toàn khác hẳn hình ảnh Ninh Thái Thần ngây thơ dịu dàng, một sự biến hóa tương phản ấn tượng mà một người diễn viên có thể đạt tới.
Năm 1993, Trương Quốc Vinh khắc họa một tay kiếm sĩ cộc cằn, tóc tai xõa xượi trong bộ phim kinh dị/thần thoại gây sững sờ của Vu Nhân Thái: THE BRIDE WITH WHITE HAIR, bên cạnh nữ minh tinh Lâm Thanh Hà, cô cũng chính là cô gái đã làm nên hiện tượng rúng động cùng với vai diễn Đông Phương Bất Bại trong SWORDSMAN 2 của Từ Khắc. Trong BRIDE, Lâm diễn vai một thiếu nữ được đàn sói nuôi dưỡng từ nhỏ và được đào tạo để trở thành một cỗ máy giết người. Trong phim có rất nhiều phân cảnh điên rồ bạo lực, như khi cô gái sói chẻ thân đám lính ra thành hàng chục mảnh chỉ bằng một cây roi da. Nhưng khi nàng chạm trán Trác Nhất Hàng của Trương Quốc Vinh, bộ phim biến thành một câu chuyện tình thê lệ bi tráng (và cũng rất gợi tình).
Hai năm sau, Trương Quốc Vinh lại bắt tay cùng Vu Nhân Thái khi anh thủ diễn Tống Đan Bình trong THE PHANTOM LOVER, một bản phim làm lại của bộ phim kinh dị kinh điển Trung Quốc năm 1937 SONG AT MIDNIGHT, mà bản thân nó cũng đồng thời là một chuyển thể của vở kịch THE PHANTOM OF THE OPERA. Lần này Trương phải đóng vai một quái vật, một Tống Đan Bình đáng sợ ám ảnh cả nhà hát lớn. Diễn xuất của Trương – cũng giống như màn khắc họa trứ danh của Michael Crawford trên sân khấu năm nào trong vai “bóng ma” - với những xúc động thống thiết mà cũng không thiếu những khoảnh khắc làm lạnh sống lưng.
Hai vai diễn kinh dị điển hình nhất của Trương Quốc Vinh lại xuất hiện vào giai đoạn cuối sự nghiệp của anh, hai bộ phim đều được đạo diễn bởi La Chí Lương (cộng sự lâu năm của Nhĩ Đông Thăng): DOUBLE TAP năm 2000 và INNER SENSES năm 2002. Trong DOUBLE TAP cuối cùng Trương cũng trở nên điên loạn: cao thủ bắn súng Rick Pang, bậc thầy của những cú nã “double tap” liên hoàn, một thuật ngữ để chỉ khả năng bắn một lúc hai viên đạn đều trúng vào cùng một điểm. Sau khi Rick bị dồn vào thế phải giết người để tự vệ và bảo vệ đám đông, người dân xung quanh thành phố Hong Kong bắt đầu lần lượt chết, tất cả đều là nạn nhân của “double tap”. Rick sớm dấn thân vào một trò chơi mèo vờn chuột cùng với Miu, một cảnh sát được xem là người duy nhất đồng đẳng với Rick về tài nghệ bắn súng. Trong giai đoạn này Trương đã cho ra mắt những tác phẩm như HAPPY TOGETHER của Vương Gia Vệ – anh diễn vai một người tình đồng tính tự yêu bản thân, và THE KID – anh diễn một người đàn ông trẻ nghèo, đầy lòng trắc ẩn nhận nuôi một đứa bé bị bỏ rơi. Với vai Rick Pang, anh đã làm nên một màn trình diễn dữ dội và gây hãi hùng.
INNER SENSES là bộ phim cuối cùng, một dấu chấm u sầu trầm tư gây xôn xao dư luận cho sự nghiệp của Trương Quốc Vinh. Trương đóng vai bác sĩ Jim Law, một nhà tâm lý tận tụy và trẻ tuổi không tin vào chuyện ma quỷ, mãi cho đến khi anh gặp Yan (Lâm Gia Hân đóng), một cô gái trẻ luôn khẳng định là mình nhìn thấy ma. Bộ phim này đã bóc trần những niềm tin vào các hiện tượng siêu nhiên của con người, nhưng không chỉ thế, nó còn đi vào khám phá tâm trí của con người, những nỗi ám ảnh có thể tạo thành kết quả còn kinh hoàng hơn các hiện tượng ma quái gấp trăm lần. Jim Law chữa được bệnh cho Yan, nhưng rồi chính anh cũng không chống trả nổi trước những bóng ma của quá khứ. Ở đây Trương đã làm nên một màn diễn xuất với cường độ xúc cảm chấn động (anh được đề cử hạng mục Nam Diễn Viên Xuất Sắc Nhất từ vô số giải thưởng điện ảnh châu Á) , và bộ phim này không nghi ngờ gì là một trong những tác phẩm thú vị nhất, nổi bật trên nền phim ma châu Á trong thời kỳ phát triển thịnh vượng của những năm 2000s.
INNER SENSES, tuy thế, lại trở nên nổi tiếng bởi những lý do buồn thảm hơn rất nhiều (xin thứ lỗi, vì sau đây sẽ là một tiết lộ lớn đối với những ai chưa xem phim): Cảnh cuối phim Jim Law đứng chênh vênh nơi mép rìa của một tòa nhà cao chọc trời, tuyệt vọng và rã rời, anh đã hét lên “Tôi chưa bao giờ tìm được thanh thản”. Trong cuộc sống thực, Leslie Trương Quốc Vinh cũng rơi xuống từ tầng 24 của một tòa cao ốc Hong Kong vào ngày 1 tháng Tư, 2003, để lại một mảnh di thư với chữ “Trầm cảm”; ở tuổi 46 anh vẫn là một trong những ngôi sao tươi đẹp và mê hoặc nhất của Hong Kong, và sự ra đi đột ngột này của anh đã khiến cả châu Á bàng hoàng. Các fan ái mộ Trương, rất nhanh chóng, đã liên hệ những thời khắc cuối cùng trên phim với những khoảnh khắc cuối cùng của anh trên nhân thế. Hồi tưởng lại, đó thật sự là những trải nghiệm đau đớn khi nhìn thấy những gì xảy ra trên màn ảnh của INNER SENSES, và hãy tưởng tượng những cơn kích động tinh thần nguyên chất ấy đã lan tỏa màn ảnh và bao phủ lấy trái tim của khán giả như thế nào.
Trong cùng một sự nghiệp bao gồm những màn diễn xuất được ca ngợi rộng rãi như A BETTER TOMORROW của Ngô Vũ Sâm, DAYS OF BEING WILD và ASHES OF TIME của Vương Gia Vệ, tác phẩm hạt giống Làn Sóng Mới NOMAD của Đàm Gia Minh, bộ phim hài vặn vẹo giới tính HE'S A WOMAN SHE'S A MAN của Trần Khả Tân, Leslie Trương Quốc Vinh đồng thời đã diễn một quái vật, một kẻ tâm thần, một con người theo chủ nghĩa hoài nghi, một nạn nhân, và một người anh hùng kiên định. Điện ảnh châu Á có thể không có Christopher Lee, không có Evelyn Ankers, không có Robert Englund... nhưng với những ngôi sao như Trương Quốc Vinh biến chuyển linh hoạt nhẹ nhàng từ thể loại kinh dị qua đến chính kịch, hài, bi kịch rồi lại quay trở về kinh dị, các bộ phim cũng không hẳn bị đối xử tệ bạc.
Có rất nhiều lý do dẫn đến thực tế trên. Phim Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn vốn luân chuyển thường xuyên hơn – một bộ phim có thể là sự kết hợp của nhiều thể loại như khoa học viễn tưởng, cực kỳ đẫm máu và châm biếm xã hội (TOKYO GORE POLICE), hoặc kết hợp giữa hành động, kinh dị, lãng mạn và một chút siêu nhiêu thần thoại (SWORDSMAN 2). Và có lẽ bởi vì nguồn nhân tài không dồi dào (ví dụ như Hong Kong, cho dù cuối những năm 80 nó đã sản xuất hơn 400 phim một năm) nên các diễn viên thường không bị giới hạn ở một lãnh địa nhất định. Có lẽ họ cũng chưa bao giờ làm nhiều phim kinh dị như chúng ta (người Mỹ). Hoặc cũng có thể vì họ không cần đến các tên tuổi phải là những ngôi sao chuyên trị phim kinh dị mới thu hút được khán giả.
Một trong những ưu thế của câu chuyện này là các diễn viên hàng top của châu Á – những người đã đoạt các giải thưởng uy tín cho những thể loại chính kịch tâm lý phức tạp, hay các thiên sử thi hùng vĩ – cũng tham gia vào lãnh địa của các bộ phim rùng rợn, u ám, ly kỳ, giật gân này (khác với phương Tây dù thành công lớn đến đâu, rất hiếm khi các diễn viên chuyên trị phim kinh dị nhận được sự công nhận từ giới chuyên môn trừ đặc lệ phim Hitchcock, và các ngôi sao hàng top cũng không thích đóng phim kinh dị). Lấy một ví dụ như sự nghiệp của nam diễn viên quá cố Leslie Trương Quốc Vinh. Nếu các bạn nghĩ ngôi sao lớn nhất trong vòng 20 năm qua tại châu Á là Châu Nhuận Phát, Lý Liên Kiệt hay thậm chí là Thành Long, vậy thì nghĩ lại đi. Trương không chỉ là ngôi sao nhạc pop lớn mạnh nhất của Hong Kong trong vòng 20 năm qua (đôi khi anh ấy vẫn được gọi là “Elvis của châu Á”), anh còn là một nam diễn viên đỉnh cao. Trong bảng danh sách top 100 phim Hong Kong, 4 trong 5 bộ phim dẫn đầu đều có mặt của Leslie Trương Quốc Vinh; anh ấy được đề cử và đã thắng hàng tá giải thưởng điện ảnh châu Á, trở thành diễn viên Hong Kong đầu tiên tham gia vào một bộ phim của Trung Quốc Đại Lục (tác phẩm FAREWELL MY CONCUBINE của Trần Khải Ca, đã giúp anh trở thành một ngôi sao tầm quốc tế), và anh cũng đã hợp tác với gần như mọi đạo diễn xuất sắc nhất của Hong Kong, bao gồm Ngô Vũ Sâm, Từ Khắc, Quan Cẩm Bằng, và Vương Gia Vệ. Trong làng điện ảnh và âm nhạc của Hong Kong anh được biết đến với cái nickname giản dị “Gor-gor”, nghĩa là “anh trai”.
Năm 1987, Trương Quốc Vinh đã giành được vai diễn chính trong bộ phim A CHINESE GHOST STORY, đạo diễn bởi Trình Tiểu Đông và do Từ Khắc sản xuất. Bộ phim này không nghi ngờ gì là tác phẩm kinh dị nổi tiếng nhất mà Hong Kong từng làm. Trong bầu không khí thần thoại cổ trang u tối, Trương diễn vai Ninh Thái Thần, một anh chàng thu thuế nghèo hậu đậu không tiền bạc buộc phải trú chân tại một ngôi miếu hoang, nơi mà tình cờ may mắn anh thoát khỏi bàn tay của những xác chết di động và cuối cùng gặp Nhiếp Tiểu Thiện, một hồn ma thiếu nữ xinh đẹp. Sau đó anh cầu viện một kiếm sĩ đang ở ẩn, Yên Xích Hà, để giúp anh tiêu diệt tên yêu thụ ngàn năm đang nắm giữ hồn của Tiểu Thiện, cuối cùng họ giải thoát cô để cô có cơ hội được đầu thai chuyển kiếp. Trên cuộc hành trình này có một con ma cây với chiếc lưỡi khổng lồ hung hãn, một tiểu đình đầy cảm xúc tình yêu, và một chuyến mạo hiểm đi xuống địa ngục.
Trong A CHINESE GHOST STORY, Trương ngọt ngào, một chút ngốc nghếch, thật thà, và dễ dàng hoảng sợ; gương mặt ngây ngất của anh khi anh nhận được nụ hôn đầu (dưới nước) từ Nhiếp Tiểu Thiện xinh đẹp (do Vương Tổ Hiền diễn) đã gần như minh chứng anh là một thiên tài hài hước. Vai diễn Ninh Thái Thần của anh so với điện ảnh phương Tây mà nói khó mà tìm được đồng dạng tương ứng.
Sang năm sau chúng ta lại thấy Trương lần nữa, xuất hiện trong một phim ma hoàn toàn khác: ROUGE của Quan Cẩm Bằng. ROUGE, kể lại một chuyện tình kinh hãi giữa một thiếu gia giàu có (Trương Quốc Vinh) và một kỹ nữ tài mạo (nghệ sĩ quá cố xuất sắc Mai Diễm Phương). Đây không hẳn là phim kinh dị, nhưng nó mượn vỏ bọc của câu chuyện ma để nói về sự điêu tàn của một thời đã qua. Trương Quốc Vinh quyến rũ, lừ đừ và suy đồi trong ROUGE, hoàn toàn khác hẳn hình ảnh Ninh Thái Thần ngây thơ dịu dàng, một sự biến hóa tương phản ấn tượng mà một người diễn viên có thể đạt tới.
Năm 1993, Trương Quốc Vinh khắc họa một tay kiếm sĩ cộc cằn, tóc tai xõa xượi trong bộ phim kinh dị/thần thoại gây sững sờ của Vu Nhân Thái: THE BRIDE WITH WHITE HAIR, bên cạnh nữ minh tinh Lâm Thanh Hà, cô cũng chính là cô gái đã làm nên hiện tượng rúng động cùng với vai diễn Đông Phương Bất Bại trong SWORDSMAN 2 của Từ Khắc. Trong BRIDE, Lâm diễn vai một thiếu nữ được đàn sói nuôi dưỡng từ nhỏ và được đào tạo để trở thành một cỗ máy giết người. Trong phim có rất nhiều phân cảnh điên rồ bạo lực, như khi cô gái sói chẻ thân đám lính ra thành hàng chục mảnh chỉ bằng một cây roi da. Nhưng khi nàng chạm trán Trác Nhất Hàng của Trương Quốc Vinh, bộ phim biến thành một câu chuyện tình thê lệ bi tráng (và cũng rất gợi tình).
Hai năm sau, Trương Quốc Vinh lại bắt tay cùng Vu Nhân Thái khi anh thủ diễn Tống Đan Bình trong THE PHANTOM LOVER, một bản phim làm lại của bộ phim kinh dị kinh điển Trung Quốc năm 1937 SONG AT MIDNIGHT, mà bản thân nó cũng đồng thời là một chuyển thể của vở kịch THE PHANTOM OF THE OPERA. Lần này Trương phải đóng vai một quái vật, một Tống Đan Bình đáng sợ ám ảnh cả nhà hát lớn. Diễn xuất của Trương – cũng giống như màn khắc họa trứ danh của Michael Crawford trên sân khấu năm nào trong vai “bóng ma” - với những xúc động thống thiết mà cũng không thiếu những khoảnh khắc làm lạnh sống lưng.
Hai vai diễn kinh dị điển hình nhất của Trương Quốc Vinh lại xuất hiện vào giai đoạn cuối sự nghiệp của anh, hai bộ phim đều được đạo diễn bởi La Chí Lương (cộng sự lâu năm của Nhĩ Đông Thăng): DOUBLE TAP năm 2000 và INNER SENSES năm 2002. Trong DOUBLE TAP cuối cùng Trương cũng trở nên điên loạn: cao thủ bắn súng Rick Pang, bậc thầy của những cú nã “double tap” liên hoàn, một thuật ngữ để chỉ khả năng bắn một lúc hai viên đạn đều trúng vào cùng một điểm. Sau khi Rick bị dồn vào thế phải giết người để tự vệ và bảo vệ đám đông, người dân xung quanh thành phố Hong Kong bắt đầu lần lượt chết, tất cả đều là nạn nhân của “double tap”. Rick sớm dấn thân vào một trò chơi mèo vờn chuột cùng với Miu, một cảnh sát được xem là người duy nhất đồng đẳng với Rick về tài nghệ bắn súng. Trong giai đoạn này Trương đã cho ra mắt những tác phẩm như HAPPY TOGETHER của Vương Gia Vệ – anh diễn vai một người tình đồng tính tự yêu bản thân, và THE KID – anh diễn một người đàn ông trẻ nghèo, đầy lòng trắc ẩn nhận nuôi một đứa bé bị bỏ rơi. Với vai Rick Pang, anh đã làm nên một màn trình diễn dữ dội và gây hãi hùng.
INNER SENSES là bộ phim cuối cùng, một dấu chấm u sầu trầm tư gây xôn xao dư luận cho sự nghiệp của Trương Quốc Vinh. Trương đóng vai bác sĩ Jim Law, một nhà tâm lý tận tụy và trẻ tuổi không tin vào chuyện ma quỷ, mãi cho đến khi anh gặp Yan (Lâm Gia Hân đóng), một cô gái trẻ luôn khẳng định là mình nhìn thấy ma. Bộ phim này đã bóc trần những niềm tin vào các hiện tượng siêu nhiên của con người, nhưng không chỉ thế, nó còn đi vào khám phá tâm trí của con người, những nỗi ám ảnh có thể tạo thành kết quả còn kinh hoàng hơn các hiện tượng ma quái gấp trăm lần. Jim Law chữa được bệnh cho Yan, nhưng rồi chính anh cũng không chống trả nổi trước những bóng ma của quá khứ. Ở đây Trương đã làm nên một màn diễn xuất với cường độ xúc cảm chấn động (anh được đề cử hạng mục Nam Diễn Viên Xuất Sắc Nhất từ vô số giải thưởng điện ảnh châu Á) , và bộ phim này không nghi ngờ gì là một trong những tác phẩm thú vị nhất, nổi bật trên nền phim ma châu Á trong thời kỳ phát triển thịnh vượng của những năm 2000s.
INNER SENSES, tuy thế, lại trở nên nổi tiếng bởi những lý do buồn thảm hơn rất nhiều (xin thứ lỗi, vì sau đây sẽ là một tiết lộ lớn đối với những ai chưa xem phim): Cảnh cuối phim Jim Law đứng chênh vênh nơi mép rìa của một tòa nhà cao chọc trời, tuyệt vọng và rã rời, anh đã hét lên “Tôi chưa bao giờ tìm được thanh thản”. Trong cuộc sống thực, Leslie Trương Quốc Vinh cũng rơi xuống từ tầng 24 của một tòa cao ốc Hong Kong vào ngày 1 tháng Tư, 2003, để lại một mảnh di thư với chữ “Trầm cảm”; ở tuổi 46 anh vẫn là một trong những ngôi sao tươi đẹp và mê hoặc nhất của Hong Kong, và sự ra đi đột ngột này của anh đã khiến cả châu Á bàng hoàng. Các fan ái mộ Trương, rất nhanh chóng, đã liên hệ những thời khắc cuối cùng trên phim với những khoảnh khắc cuối cùng của anh trên nhân thế. Hồi tưởng lại, đó thật sự là những trải nghiệm đau đớn khi nhìn thấy những gì xảy ra trên màn ảnh của INNER SENSES, và hãy tưởng tượng những cơn kích động tinh thần nguyên chất ấy đã lan tỏa màn ảnh và bao phủ lấy trái tim của khán giả như thế nào.
Trong cùng một sự nghiệp bao gồm những màn diễn xuất được ca ngợi rộng rãi như A BETTER TOMORROW của Ngô Vũ Sâm, DAYS OF BEING WILD và ASHES OF TIME của Vương Gia Vệ, tác phẩm hạt giống Làn Sóng Mới NOMAD của Đàm Gia Minh, bộ phim hài vặn vẹo giới tính HE'S A WOMAN SHE'S A MAN của Trần Khả Tân, Leslie Trương Quốc Vinh đồng thời đã diễn một quái vật, một kẻ tâm thần, một con người theo chủ nghĩa hoài nghi, một nạn nhân, và một người anh hùng kiên định. Điện ảnh châu Á có thể không có Christopher Lee, không có Evelyn Ankers, không có Robert Englund... nhưng với những ngôi sao như Trương Quốc Vinh biến chuyển linh hoạt nhẹ nhàng từ thể loại kinh dị qua đến chính kịch, hài, bi kịch rồi lại quay trở về kinh dị, các bộ phim cũng không hẳn bị đối xử tệ bạc.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét