Nguồn: http://xoomer.virgilio.it/nguidett/bio05.htm & lesliecheung.cc
Dịch & tổng hợp: heobeo @ DAN
Dịch & tổng hợp: heobeo @ DAN
Từ Phong và Trần Khải Ca
Trong những tháng ngày vẫy vùng là một nữ thần võ thuật trong các bộ phim của đạo diễn Hồ Kim Thuyên (King Hu), đặc biệt là trong tác phẩm vĩ đại “Hiệp Nữ” (A Touch of Zen), Từ Phong (Hsu Feng) có lẽ là nhan sắc mê hồn nhất từng quyến rũ màn bạc tiếng Hoa. Cô bỏ nghiệp diễn ở tuổi 30 ngay sau khi thắng giải Kim Mã Đài Loan cho hạng mục “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất”. Cô kết hôn với David Tong, một doanh nhân thành đạt người đã đầu tư 1,2 tỷ $HK để xây dựng nên khu trung tâm thương mại mới Pudong cạnh thành phố Thượng Hải. Một vài năm sau, cô trở thành một nhà sản xuất phim và đã mua bản quyền chuyển thể cuốn tiểu thuyết “Bá Vương Biệt Cơ” (Farewell My Concubine). Từ Phong là mẫu phụ nữ thích mạo hiểm, cô còn nổi tiếng là một “Nữ thần bài” trong giới casino. Cô đã nhắm chọn Trần Khải Ca (Chen Kaige) làm đạo diễn cho bộ phim. Và về người nam diễn viên Trương Quốc Vinh, Từ Phong – lúc này đã là Chủ tịch của hãng phim Tomson – cho rằng Leslie là người đàn ông thanh nhã và bí ẩn nhất mà cô từng được biết trong đời. Đường nét mong manh của anh êm dịu và đáng yêu, đôi mắt anh tràn đầy sự dịu dàng và những xúc cảm mãnh liệt. Anh có khả năng thể hiện nên những tình cảm không thể nói thành lời nằm thẳm sâu trong trái tim của mỗi con người.
Madam Từ Phong từng gặp Trần Khải Ca rất nhiều lần trước đây. Trần là một nhà đạo diễn thuộc thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, tốt nghiệp từ Học viện Điện ảnh Bắc Kinh và ông bắt đầu tạo tiếng vang trên quốc tế từ bộ phim thứ ba trong sự nghiệp của mình “Hoàng Thổ Địa” (Yellow Earth). Từ Phong đã cho Trần Khải Ca hay cô hiện đang có bản quyền cuốn tiểu thuyết “Bá Vương Biệt Cơ” của Lý Bích Hoa (Lilian Lee). Việc chuyển thể tác phẩm này thành phim đang nằm trong tầm tay của cô. Vào lúc đó, Trần Khải Ca đang sống tại Mỹ. Ông đã từ chối bộ phim vì cho rằng cuốn sách nông cạn trong góc nhìn về cuộc Cách mạng Văn hóa. Trần Khải Ca nói “Tôi luôn cho rằng tác phẩm của cô Lý là chưa đủ thuyết phục. Không thực sự có sự tiến triển nào giữa mối quan hệ của các nhân vật. Và cô cũng không gợi nên được bức tranh rõ ràng về vị trí của câu chuyện trong nền văn hóa Trung Hoa hay tuồng cổ Bắc Kinh.” Ông nhấn mạnh rằng đây không phải là một tài liệu hay về cuộc Cách mạng Văn hóa bởi nữ tác giả không phải là nhân chứng khi nó xảy ra. Trần từng là một “Hồng vệ binh”. Ông có sự am hiểu tốt về cuộc Cách mạng Văn hóa này.
Sau khi Trần Khải Ca từ chối, Từ Phong đã gửi lời mời đến các đạo diễn khác, trong số đó có nữ đạo diễn lừng danh Hứa An Hoa (Ann Hui). Hứa An Hoa đề cử Thành Long tham diễn cho bộ phim. Tuy vậy, do bộ phim có nội dung mang màu sắc đồng tính nên Thành Long và hãng Golden Harvest đã từ chối. Từ Phong lại bắt đầu quay trở lại với Trần Khải Ca thêm một lần nữa. Sau những cuộc thảo luận kéo dài giữa ông và nữ tác giả Lý Bích Hoa, Trần Khải Ca đã nhận lời cho bộ phim. Hầu như kịch bản phim đều phải được viết lại. Trần cho biết “Phải mất khá nhiều thời gian cho đến khi tôi tìm ra được một chủ đề trọng tâm để dựng lại câu chuyện và các nhân vật không còn là những linh hồn bị đem ra thử nghiệm.” Trong khi Thành Long và hãng Golden Harvest chỉ nghĩ đơn giản đây là một bộ phim về chủ đề “đồng tính” thì Trần Khải Ca ứng biến và có tài đối ngoại hơn hẳn. Từ Phong cho hay người đạo diễn này đã tránh xa khỏi thế giới bên ngoài và liên tục phủ nhận đây là một phim về “đồng tính”. Ông gọi nó là một dạng đặc biệt của tình yêu. Từ Phong cho đây hẳn là một đề tài nhạy cảm và “bị mang tiếng xấu” trong bối cảnh chung của nền điện ảnh Trung Hoa. Cô nói, về căn bản, không thể chối cãi rằng sự tập trung của câu chuyện này là nói về mối quan hệ và tình yêu giữa hai huynh đệ đồng môn, hai nghệ sĩ sân khấu.
Trần Khải Ca thừa nhận rằng ông đã loại bớt các hiệu ứng kịch tính của câu chuyện và tập trung hơn vào chủ đề phim, ông luôn tự hào mình là một người tường thuật giỏi. Đối với ông, bộ phim giống như “một giấc mộng về quá khứ huy hoàng xưa cũ”. Để tạo nên những giấc mơ ấy, người đạo diễn phải đạt tới cảnh giới hư-thực một cách có tính toán.” Và “Bá Vương Biệt Cơ” cũng không chỉ đơn giản là một bộ phim nói về nghệ thuật tuồng cổ Bắc Kinh hay các nghệ sĩ tuồng cổ.
Leslie Trương Quốc Vinh
Đây là lần đầu tiên, Leslie phải dùng tiếng Quan Thoại trong một bộ phim, và giọng điệu phải nhấn nhá theo đúng ngữ điệu cổ. Anh đã phải ở lại Bắc Kinh trong 6 tháng để học về ngôn ngữ cổ của Trung Quốc, cũng như học trình diễn Kinh kịch Bắc Kinh. Được sinh ra và lớn lên tại Hồng Kông, du học Anh quốc trong 7 năm, Leslie hầu như không có chút kiến thức gì về chính trị Trung Quốc khi Trần Khải Ca mời anh tham diễn cho bộ phim vào năm 1992. Chuyến hành trình đầu tiên tìm về nguồn cội Trung Hoa của anh bắt đầu từ bộ phim “Bá Vương Biệt Cơ” đã trở thành một cơ hội “mở rộng tầm mắt” cho anh. Anh được chào đón bằng những cơn gió lạnh của thành phố Bắc Kinh khi lần đầu anh chạm chân xuống phi trường thành phố. Anh không quen biết ai tại nơi đây. Và cũng như cơn gió lạnh đầu đông ấy, “cựu Hồng vệ binh” họ Trần, các bạn diễn và nhân viên của đoàn phim cũng chào đón anh trong sự lạnh lùng , cứ như thể họ cố dựng lên một bức tường vô hình đối với Trương Quốc Vinh.
Leslie có thể cảm nhận được sự bực bội của ngôi sao nữ hợp diễn cùng anh, người nữ diễn viên quí phái, tài danh và xinh đẹp Củng Lợi (Gong Li), lúc này cô đã là một ngôi sao quốc tế từ các bộ phim của đạo diễn Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou): “Cao Lương Đỏ”, “Cúc Đậu”, “Lồng Đèn Đỏ Treo Cao” và “Thu Cúc Đi Kiện”, cũng như sự xa lạ của Trương Phong Nghị (Zhang Fengyi) – anh đang gặp chút vấn đề khi phải đối mặt với chủ đề đồng tính của bộ phim. Nói chuyện với Trương, Leslie cho rằng khi hợp diễn họ cần phải biểu lộ những động tác phối hợp cùng nhau. Sẽ rất khó để diễn thành vai nếu anh không tự thuyết phục bản thân mình tin vào nhân vật. Cuối cùng, bức tường xa cách đó cũng được gỡ bỏ khi Leslie chứng minh cho người đại lục thấy rằng anh không đơn giản chỉ là một cậu bé Hồng Kông đẹp trai dành cho các tấm poster cùng những đĩa nhạc bạch kim và các bộ phim hành động. “Chàng trai Hồng Kông này thực sự có thể diễn tốt”, những người Đại lục cuối cùng cũng thốt ra lời này. Ban đầu, họ đã nghĩ rằng Leslie chỉ là một nam diễn viên may mắn, nổi tiếng nhờ những bộ phim thương mại của Hồng Kông.
Leslie cũng có nhiều trải nghiệm cùng Cát Ưu (Ge You), nam diễn viên được trao giải “Nam diễn viên chính xuất sắc nhất”tại Liên hoan phim Cannes cho vai diễn của anh trong phim “Phải Sống” (To Live). Trong “Bá Vương Biệt Cơ”, Cát Ưu đóng vai Viên Sĩ Quần. Cát Ưu đã thực sự cảm thấy bản thân mình “thấp kém” khi được chiêm ngưỡng làn da đẹp hoàn mĩ của Leslie, mặc dù Leslie còn lớn hơn Cát Ưu một tuổi.
Về sau này, Trần Khải Ca đã rất thích Leslie và ông hứa sẽ làm một bộ phim đặc biệt dành cho anh (phim Temptress Moon - Phong Nguyệt). Trần cho rằng Leslie là một thiên tài diễn xuất. Ông mời Bậc thầy Kinh Kịch Bắc Kinh Shi Yan-sheng về để truyền dạy cho Leslie nghệ thuật biểu diễn tuồng cổ. Nếu không có hoạt động nào đặc biệt, Leslie đều ở lại phòng riêng tại khách sạn Shangri-La để xem các cuốn băng tư liệu về Kinh kịch Bắc Kinh. Leslie cho hay việc vai diễn của anh giống như một người phụ nữ không làm rối trí anh. Điều khổ ải duy nhất là việc hóa trang này tốn rất nhiều thời gian. Bất cứ khi nào có phân cảnh đòi hỏi phải hóa trang, Leslie đều bỏ bữa trưa vì việc nhai thức ăn sẽ làm rạn lớp hóa trang nặng nề trên gương mặt anh, và anh thì không muốn lại phải tốn thêm 2 tiếng đồng hồ để sang sửa lớp phấn. Thêm vào đó, anh dùng các bữa trưa nhẹ như súp nóng vì nó giúp anh có một thân hình mảnh mai, Leslie cho thế là tốt vì vai diễn của anh cũng như một phụ nữ cổ. Do lớp hóa trang tuồng cổ rất dễ làm hỏng da, đạo diễn Trần đã mời một chuyên gia chăm sóc da mặt về trị liệu cho Leslie mỗi tuần. Trong thời tiết khô hanh của Bắc Kinh, da của Leslie cũng trở nên mỏng manh hơn. Tuy vậy, mỗi khi không phải hóa trang mặt cho cảnh quay, Leslie đều ngồi xuống và cùng ăn trưa với đoàn. Vào lúc đó, các diễn viên Đại lục đang ở trong khu nhà tập thể gần địa điểm quay phim. Trong nhiều dịp, Leslie đã mời họ đi dùng bữa ăn khuya sau khi công việc kết thúc, và nếu như không phải quay phim nguyên ngày, anh thường mời họ đi ăn tối, Leslie lúc nào cũng khăng khăng giành làm người thanh toán các hóa đơn.
Trong mắt của Leslie, Trần Khải Ca là một đạo diễn đáng quí, nhưng đôi khi có những trường hợp anh không đồng tình với ông. Leslie rất am tường về nhân vật của cuốn tiểu thuyết. Đây là tác phẩm hướng tới công chúng quốc tế, vì vậy Củng Lợi có một vai trò rất quan trọng mặc dù trong tiểu thuyết nhân vật của cô chỉ xuất hiện qua một vài trang. Leslie đã thảo luận cùng Trần Khải Ca và thắc mắc tại sao một nhân vật nữ quan trọng như vậy lại xuất hiện trong bộ phim trong khi đây là câu chuyện tình cảm về hai người đàn ông, cứ như thể Trần đang muốn tạo ra một tam giác giằng co ái tình. Trần đã trả lời rằng sự hiện diện của Củng Lợi trong phim này không nên chỉ để làm bức màn phông thoảng qua.
Người thầy dạy Kinh kịch Shi Yan-sheng và vợ của ông – bà Zhang Man-ling đã nhìn ra sự tỏa sáng trong tính cách của con người Leslie. Vào ngày đầu tiên hai người đến phim trường, Leslie đã ngồi theo kiểu bất cẩn mở rộng hai chân của đàn ông. Shi Yan-sheng đã hỏi Leslie, “Anh Trương, sao mặt anh đỏ lên như vậy ?”. Leslie trả lời, “Con không sao. Con luôn như vậy mà.” Sau đó Shi và vợ ông phát hiện ra lúc đấy Leslie đang bị sốt đến 38,9 độ, nhưng anh vẫn kiên trì luyện tập. Leslie chưa từng học diễn Kinh kịch trước đấy. Anh phải học các kỹ thuật đi vòng tròn theo nhịp, sử dụng gót và đầu ngón chân, di chuyển nhẹ nhàng như làn nước, cách mở quạt và những ngón tay yểu điệu hoa lan. Tài năng biểu diễn của Leslie đã vượt xa tưởng tượng của Shi và vợ ông. Bà Zhang Man-ling đã khen ngợi Leslie là một thiên tài. Leslie tiếp thu rất nhanh nhờ vào khả năng trình diễn và năng khiếu nhảy múa duyên dáng tuyệt vời của anh, các kinh nghiệm biểu diễn trước đây anh có được trên sân khấu và trong các buổi hòa nhạc lớn đã giúp Leslie rất nhiều trong việc học tuồng cổ.
Leslie nói rằng anh không thể diễn trọn một vở Kinh kịch, nhưng anh có thể diễn các phân đoạn ngắn, và điều này anh phải dựa vào lựa chọn của Trần Khải Ca. Anh đã luyện tập 4 tiếng mỗi sáng tại địa điểm quay trong vòng một tháng. Anh cũng tiếp tục luyện tập trong bộ y phục của nhân vật sau các lớp học sáng. Thậm chí trong suốt thời gian nghỉ ngơi và dùng cơm tối, Leslie cũng chỉ nghĩ đến các động tác hình thể của mình. Mỗi khi anh thử làm một điều gì đó, anh đều nhẹ nhàng hỏi bà Zhang Man-ling, “Thầy Zhang, con làm vậy là đã đúng chưa ?”. Theo cảm nghĩ của Zhang, Leslie là một đứa trẻ ngây thơ và anh sẽ rất vui vẻ khi được khen ngợi . Tuy nhiên bà vẫn phê bình anh mỗi khi anh không làm tốt. Sau đó Leslie sẽ nói, “Thầy Zhang, hôm nay con làm không tốt nhưng con chắc chắn mình sẽ làm tốt vào ngày mai.” Vào ngày hôm sau, anh đến và sẽ liền thực hiện cho bà xem những động tác hoàn hảo. Leslie thực sự rất nghiêm túc trong việc thụ giáo nghệ thuật. Với việc tập diễn nhân vật Ngu Cơ, Leslie thậm chí còn tập cho đến khi anh có thể diễn chuẩn xác từng bước đi một của tích tuồng. Anh là con người rất đam mê với công việc và cùng với điều này, Leslie đã gây được ấn tượng tốt đẹp đối với bà Zhang, bà cho Leslie là một nghệ sĩ thực sự có tâm huyết với nghề. Nhưng bên cạnh đó, Leslie còn thường xuyên hành xử như một đứa trẻ và lúc nào cũng ngây thơ trong con mắt của Shi và vợ ông .
Leslie đã tự thân thực hiện hầu hết mọi phân cảnh tuồng cổ trong bộ phim, chỉ trừ một vấn đề là anh không hát được Kinh kịch vì chất giọng của anh là giọng tenor (nam cao), trong khi kỹ thuật đòi hỏi phải đạt đến âm vực của giọng soprano (nữ cao). Anh cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc trong khả năng nói tiếng Quan Thoại của mình. “Đột nhiên, tôi xóa đi mọi ngôn ngữ tôi dùng và chỉ còn nói tiếng Quan Thoại. Đây là cách để bạn có thể học một ngôn ngữ khác một cách có hiệu quả. Bạn phải nói ra, thậm chí ngay cả khi bạn nói sai đi chăng nữa. Rồi người khác sẽ sửa sai cho bạn.”
Dàn cast của “Bá Vương Biệt Cơ” nói về bộ phim:
Củng Lợi:
Đoàn Tiểu Lâu có một bạn diễn đồng môn tên Trình Điệp Y do Trương Quốc Vinh thủ diễn.
Leslie:
Trình Điệp Y là người tự xem mình là trên hết, và cũng tự yêu bản thân giống như tôi vậy. Anh ta là nhân vật có số phận bất hạnh. Từ nhỏ đã bị mẫu thân bỏ rơi, anh không có một cuộc sống tốt đẹp. Những khoảnh khắc thỏa nguyện nhất của Điệp Y là khi anh được đứng trên sân khấu, biểu diễn các tích tuồng Trung Hoa. Thời khắc huy hoàng nhất trong cuộc đời anh là khi anh được diễn vở “Bá Vương Biệt Cơ” bên cạnh sư huynh Đoàn Tiểu Lâu. Mặc khác, anh cũng là người khá dữ dội trước những cảm xúc của mình. Cuộc đời của Điệp Y ngoài Kinh kịch trôi đi rất buồn tẻ. Về sau này, khi Cúc Tiên đưa Tiểu Lâu ra đi, tôi muốn phải thể hiện được những tình cảm này thật tốt trong phim. Nói giữa tiếng cười, Leslie cho hay “Tôi không muốn làm một Trình Điệp Y giữa đời thật, bởi vì tôi có cuộc sống hạnh phúc hơn anh ta”. Tuy nhiên, anh lại thích đóng các nhân vật bi kịch. “Đây là một bộ phim rất thành công, xuất sắc và giàu tính nghệ thuật và tôi hy vọng mọi người sẽ thích nó” (vừa cười vừa gật gù).
Trình Điệp Y là người tự xem mình là trên hết, và cũng tự yêu bản thân giống như tôi vậy. Anh ta là nhân vật có số phận bất hạnh. Từ nhỏ đã bị mẫu thân bỏ rơi, anh không có một cuộc sống tốt đẹp. Những khoảnh khắc thỏa nguyện nhất của Điệp Y là khi anh được đứng trên sân khấu, biểu diễn các tích tuồng Trung Hoa. Thời khắc huy hoàng nhất trong cuộc đời anh là khi anh được diễn vở “Bá Vương Biệt Cơ” bên cạnh sư huynh Đoàn Tiểu Lâu. Mặc khác, anh cũng là người khá dữ dội trước những cảm xúc của mình. Cuộc đời của Điệp Y ngoài Kinh kịch trôi đi rất buồn tẻ. Về sau này, khi Cúc Tiên đưa Tiểu Lâu ra đi, tôi muốn phải thể hiện được những tình cảm này thật tốt trong phim. Nói giữa tiếng cười, Leslie cho hay “Tôi không muốn làm một Trình Điệp Y giữa đời thật, bởi vì tôi có cuộc sống hạnh phúc hơn anh ta”. Tuy nhiên, anh lại thích đóng các nhân vật bi kịch. “Đây là một bộ phim rất thành công, xuất sắc và giàu tính nghệ thuật và tôi hy vọng mọi người sẽ thích nó” (vừa cười vừa gật gù).
Củng Lợi:
Cúc Tiên là một kỹ nữ rất nổi tiếng trong thập niên 30 tại Thượng Hải và cô ta thành thân với Đoàn Tiểu Lâu. Cô thực sự yêu anh ta - người nghệ sĩ chuyên diễn các nhân vật oai dũng trên sân khấu Kinh kịch, và Cúc Tiên luôn sẵn sàng bằng mọi giá cứu cho được Tiểu Lâu mỗi khi anh gặp nguy biến. Tuy nhiên, định mệnh của cô sụp đổ vào giữa cuộc Cách mạng Văn hóa. Cô đã treo cổ tự tử, khi nhận ra mình không có được những gì mình đã mong mỏi trong suốt cuộc đời. Cô nói, “Tôi yêu mẫu phụ nữ cao thượng như thế này. Phần hay nhất của kịch bản là khi cô ta cuối cùng đã thấu hiểu Trình Điệp Y một cách trọn vẹn. Cô chết ngay sau hôm bị đem ra đấu tố. Trình Điệp Y đã kết tội cô là gái điếm, là Phan Kim Liên và Đoàn Tiểu Lâu thì phũ phàng tuyên bố anh ta chưa bao giờ yêu cô. Cuối cùng đạo diễn đã chủ tâm để cô ta trao lại thanh kiếm cho Trình Điệp Y. Tôi tin là cảnh quay này đã diễn đạt nên rằng cuối cùng cô đã thấu hiểu người đàn ông này và rồi cô bỏ đi. Theo ý tôi, Cúc Tiên là một phụ nữ kiên định với những bản năng mẫu tử mạnh mẽ.”
Trần Khải Ca:
Chủ đề của tác phẩm là về “sự phản bội”. Sự phản bội bắt đầu cùng với câu chuyện của 2 con người. Mối quan hệ gắn bó huynh đệ của Trình Điệp Y và Đoàn Tiểu Lâu đã bắt đầu tại một học viện Kinh kịch trong những năm 20 và mối quan hệ cộng hưởng sâu sắc này phát triển từ đó. Nhân vật quan trọng nhất của bộ phim là Trình Điệp Y do Trương Quốc Vinh thủ diễn. Vai diễn của anh thực sự rất khó nắm bắt, phải tác tạo nên những đường nét biểu cảm mềm mại và cả những xúc cảm nội tại khi anh tự cho mình là phụ nữ, là ái thiếp Ngu Cơ của người anh hùng Hạng Vũ. Trước đây Trần đã từng nói với các nhà báo phương Tây rằng trong mỗi bộ phim, luôn luôn có một nhân vật mà ông sẽ toàn tâm chú ý với tinh thần cao độ. Trong trường hợp này của “Bá Vương Biệt Cơ”, hiển nhiên nhân vật đó là Trình Điệp Y.
Nói về phân cảnh bị đánh vào mông khi Điệp Y và Tiểu Lâu về trường cũ thăm sư phụ, Trần Khải Ca yêu cầu diễn viên phải đánh thật vì ông không thích có một cảnh giả tạo.
Cúc Tiên là một kỹ nữ rất nổi tiếng trong thập niên 30 tại Thượng Hải và cô ta thành thân với Đoàn Tiểu Lâu. Cô thực sự yêu anh ta - người nghệ sĩ chuyên diễn các nhân vật oai dũng trên sân khấu Kinh kịch, và Cúc Tiên luôn sẵn sàng bằng mọi giá cứu cho được Tiểu Lâu mỗi khi anh gặp nguy biến. Tuy nhiên, định mệnh của cô sụp đổ vào giữa cuộc Cách mạng Văn hóa. Cô đã treo cổ tự tử, khi nhận ra mình không có được những gì mình đã mong mỏi trong suốt cuộc đời. Cô nói, “Tôi yêu mẫu phụ nữ cao thượng như thế này. Phần hay nhất của kịch bản là khi cô ta cuối cùng đã thấu hiểu Trình Điệp Y một cách trọn vẹn. Cô chết ngay sau hôm bị đem ra đấu tố. Trình Điệp Y đã kết tội cô là gái điếm, là Phan Kim Liên và Đoàn Tiểu Lâu thì phũ phàng tuyên bố anh ta chưa bao giờ yêu cô. Cuối cùng đạo diễn đã chủ tâm để cô ta trao lại thanh kiếm cho Trình Điệp Y. Tôi tin là cảnh quay này đã diễn đạt nên rằng cuối cùng cô đã thấu hiểu người đàn ông này và rồi cô bỏ đi. Theo ý tôi, Cúc Tiên là một phụ nữ kiên định với những bản năng mẫu tử mạnh mẽ.”
Trần Khải Ca:
Chủ đề của tác phẩm là về “sự phản bội”. Sự phản bội bắt đầu cùng với câu chuyện của 2 con người. Mối quan hệ gắn bó huynh đệ của Trình Điệp Y và Đoàn Tiểu Lâu đã bắt đầu tại một học viện Kinh kịch trong những năm 20 và mối quan hệ cộng hưởng sâu sắc này phát triển từ đó. Nhân vật quan trọng nhất của bộ phim là Trình Điệp Y do Trương Quốc Vinh thủ diễn. Vai diễn của anh thực sự rất khó nắm bắt, phải tác tạo nên những đường nét biểu cảm mềm mại và cả những xúc cảm nội tại khi anh tự cho mình là phụ nữ, là ái thiếp Ngu Cơ của người anh hùng Hạng Vũ. Trước đây Trần đã từng nói với các nhà báo phương Tây rằng trong mỗi bộ phim, luôn luôn có một nhân vật mà ông sẽ toàn tâm chú ý với tinh thần cao độ. Trong trường hợp này của “Bá Vương Biệt Cơ”, hiển nhiên nhân vật đó là Trình Điệp Y.
Nói về phân cảnh bị đánh vào mông khi Điệp Y và Tiểu Lâu về trường cũ thăm sư phụ, Trần Khải Ca yêu cầu diễn viên phải đánh thật vì ông không thích có một cảnh giả tạo.
Trương Phong Nghị:
Trần Khải Ca không yêu cầu phải đánh vào mông trần. Nhưng đó là ý kiến của tôi dựa theo cuốn tiểu thuyết. Họ đã bị đánh vào mông trần khi còn nhỏ, nhưng khi lớn lên thì lại chỉ bị đánh như bình thường. Như vậy có vẻ không thỏa đáng cho lắm, và tôi nghĩ hình ảnh một người đàn ông đã trưởng thành (nằm trên chiếc ván gỗ) vẫn bị sư phụ đánh vào mông như thế sẽ kịch tính hơn. Tôi đã cười và nói với Trần Khải Ca làm như vậy sẽ tốt hơn. Trương Quốc Vinh đã nói, “Tôi không muốn để lộ mông đâu”. Tôi nói, “Tôi thì không ngại.”
Leslie:
Tôi nghĩ Trần Khải Ca là hiếm có. Trước khi quay bất cứ cảnh nào, anh đều cho tụ hợp các diễn viên lại để bàn bạc. Anh sẽ nói cho chúng tôi biết anh mong đợi điều gì trong mỗi cảnh và những thông tin đó đều rất chi tiết, quí giá. Anh không bao giờ để các diễn viên của mình cảm thấy bị mơ hồ. Chúng tôi (Củng Lợi, Trương Phong Nghị, Cát Ưu, …) đều là những diễn viên có khả năng. Do đó, việc đi theo đường hướng của Trần Khải Ca cũng như được lắng nghe và bàn bạc trong các lần họp đã giúp diễn viên chúng tôi có thể trình diễn chuẩn xác với những gì được kỳ vọng, để cùng nhau làm nên một bộ phim tốt. Việc chọn được người đạo diễn phù hợp cho phim là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Thông điệp bộ phim nhờ đó cũng sẽ được truyền tải đúng đắn. Với “Bá Vương Biệt Cơ”, Trần Khải Ca đã đạt được những điều ấy.
Trần Khải Ca không yêu cầu phải đánh vào mông trần. Nhưng đó là ý kiến của tôi dựa theo cuốn tiểu thuyết. Họ đã bị đánh vào mông trần khi còn nhỏ, nhưng khi lớn lên thì lại chỉ bị đánh như bình thường. Như vậy có vẻ không thỏa đáng cho lắm, và tôi nghĩ hình ảnh một người đàn ông đã trưởng thành (nằm trên chiếc ván gỗ) vẫn bị sư phụ đánh vào mông như thế sẽ kịch tính hơn. Tôi đã cười và nói với Trần Khải Ca làm như vậy sẽ tốt hơn. Trương Quốc Vinh đã nói, “Tôi không muốn để lộ mông đâu”. Tôi nói, “Tôi thì không ngại.”
Leslie:
Tôi nghĩ Trần Khải Ca là hiếm có. Trước khi quay bất cứ cảnh nào, anh đều cho tụ hợp các diễn viên lại để bàn bạc. Anh sẽ nói cho chúng tôi biết anh mong đợi điều gì trong mỗi cảnh và những thông tin đó đều rất chi tiết, quí giá. Anh không bao giờ để các diễn viên của mình cảm thấy bị mơ hồ. Chúng tôi (Củng Lợi, Trương Phong Nghị, Cát Ưu, …) đều là những diễn viên có khả năng. Do đó, việc đi theo đường hướng của Trần Khải Ca cũng như được lắng nghe và bàn bạc trong các lần họp đã giúp diễn viên chúng tôi có thể trình diễn chuẩn xác với những gì được kỳ vọng, để cùng nhau làm nên một bộ phim tốt. Việc chọn được người đạo diễn phù hợp cho phim là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Thông điệp bộ phim nhờ đó cũng sẽ được truyền tải đúng đắn. Với “Bá Vương Biệt Cơ”, Trần Khải Ca đã đạt được những điều ấy.
Leslie:
Tôi thực sự cảm kích khi chị Lý Bích Hoa chọn tôi là hình mẫu đầu tiên cho cả hai nhân vật chính chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết của chị (tác phẩm kia là Rouge – Yên Chi Khấu). Tôi đã mua cuốn tiểu thuyết từ cách đây 12 năm. Vào thời điểm đó đây được xem là một vai diễn dễ gây tranh cãi, tôi đã cảm thấy rằng mình không thể đối mặt với thử thách này, vì ngày ấy hình tượng của tôi trong mắt công chúng là một ca sĩ nhạc pop. Tuy nhiên, bây giờ mọi sự đã khác, tôi đã là một diễn viên chuyên nghiệp và không còn là ca sĩ. Tôi tự xem bản thân mình là một diễn viên nghiêm túc và bây giờ tôi đã có đủ dũng khí để chấp nhận thử thách.
Củng Lợi:
Tôi đã phải học qua rất nhiều tài liệu liên quan đến kỹ nữ để làm bộ phim này. Người bạn học trước đây đã giúp đỡ tôi, cô ấy đưa cho tôi rất nhiều sách viết về kỹ nữ trước giai đoạn Cách mạng Văn hóa. Tôi cũng tìm đọc thêm vài cuốn khác viết về đời sống của các kỹ nữ trong lầu xanh. Bởi vì vai diễn của tôi là vợ của một diễn viên nổi tiếng, tôi cũng tìm hiểu thêm về các đoàn hát ngày xưa.
Leslie:
Khi tôi đến Bắc Kinh, điều quan trọng nhất là kết bạn với các giáo sư Kinh kịch và thụ giáo họ về nghệ thuật biểu diễn tuồng cổ. Tuồng cổ Trung Hoa là loại hình nghệ thuật rất tinh vi. Tôi không nói rằng tôi đã nắm bắt và thể hiện hoàn hảo những tinh túy của nghệ thuật này qua màn trình diễn của tôi trên phim. Nhưng tôi rất vui mừng khi nhận được phản hồi từ giới chuyên môn, và họ đánh giá cao phần diễn của tôi. Trong thực tế, đoàn phim đã sắp xếp hai diễn viên đóng thế cho tôi, nhưng họ chưa bao giờ được dụng trong sản phẩm phim ra mắt cuối cùng. Tôi cảm thấy mình như trút được gánh nặng bởi vì đây là thành quả lao động vất vả của tôi. Tôi đã hoàn toàn đắm mình vào trong việc luyện tập Kinh kịch cũng như luyện nói tiếng Quan Thoại. Đây thực sự là áp lực nặng nề. Thành thực mà nói thì cảnh quay khó chịu nhất là phân cảnh đấu tố trong cuộc Cách mạng văn hóa. Cảnh này được bấm máy vào đầu hè, và thời tiết tháng 6 tại Bắc Kinh vô cùng oi bức. Tôi nhớ nhiệt độ lúc ấy đã lên đến 33 độ.
Tôi thực sự cảm kích khi chị Lý Bích Hoa chọn tôi là hình mẫu đầu tiên cho cả hai nhân vật chính chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết của chị (tác phẩm kia là Rouge – Yên Chi Khấu). Tôi đã mua cuốn tiểu thuyết từ cách đây 12 năm. Vào thời điểm đó đây được xem là một vai diễn dễ gây tranh cãi, tôi đã cảm thấy rằng mình không thể đối mặt với thử thách này, vì ngày ấy hình tượng của tôi trong mắt công chúng là một ca sĩ nhạc pop. Tuy nhiên, bây giờ mọi sự đã khác, tôi đã là một diễn viên chuyên nghiệp và không còn là ca sĩ. Tôi tự xem bản thân mình là một diễn viên nghiêm túc và bây giờ tôi đã có đủ dũng khí để chấp nhận thử thách.
Củng Lợi:
Tôi đã phải học qua rất nhiều tài liệu liên quan đến kỹ nữ để làm bộ phim này. Người bạn học trước đây đã giúp đỡ tôi, cô ấy đưa cho tôi rất nhiều sách viết về kỹ nữ trước giai đoạn Cách mạng Văn hóa. Tôi cũng tìm đọc thêm vài cuốn khác viết về đời sống của các kỹ nữ trong lầu xanh. Bởi vì vai diễn của tôi là vợ của một diễn viên nổi tiếng, tôi cũng tìm hiểu thêm về các đoàn hát ngày xưa.
Leslie:
Khi tôi đến Bắc Kinh, điều quan trọng nhất là kết bạn với các giáo sư Kinh kịch và thụ giáo họ về nghệ thuật biểu diễn tuồng cổ. Tuồng cổ Trung Hoa là loại hình nghệ thuật rất tinh vi. Tôi không nói rằng tôi đã nắm bắt và thể hiện hoàn hảo những tinh túy của nghệ thuật này qua màn trình diễn của tôi trên phim. Nhưng tôi rất vui mừng khi nhận được phản hồi từ giới chuyên môn, và họ đánh giá cao phần diễn của tôi. Trong thực tế, đoàn phim đã sắp xếp hai diễn viên đóng thế cho tôi, nhưng họ chưa bao giờ được dụng trong sản phẩm phim ra mắt cuối cùng. Tôi cảm thấy mình như trút được gánh nặng bởi vì đây là thành quả lao động vất vả của tôi. Tôi đã hoàn toàn đắm mình vào trong việc luyện tập Kinh kịch cũng như luyện nói tiếng Quan Thoại. Đây thực sự là áp lực nặng nề. Thành thực mà nói thì cảnh quay khó chịu nhất là phân cảnh đấu tố trong cuộc Cách mạng văn hóa. Cảnh này được bấm máy vào đầu hè, và thời tiết tháng 6 tại Bắc Kinh vô cùng oi bức. Tôi nhớ nhiệt độ lúc ấy đã lên đến 33 độ.
Trần Khải Ca:
Trần Khải Ca cười lớn, nói rằng vào cái ngày trời nắng nhiệt độ lên tới 33 độ đó ông đã phải lấy khăn trùm đầu để trùm hết lên người, và rồi phải chỉ đạo-diễn-quỳ gối trước một đụn lửa lớn suốt 3 ngày liên tiếp. Đấy thực sự là thời gian khổ ải.
Củng Lợi:
Cảnh quay khó nhất là khi tôi phải nhảy xuống từ trên lầu cao trong Túy Hoa Lầu. Đó là một phân cảnh không dễ quên và rất khó thực hiện. Nó không khó để diễn nhưng lúc đó có rất nhiều quan khách đứng chờ đợi cho cô ta nhảy xuống khỏi bệ hành lang, và cái bệ ấy cao cách mặt đất 2,5 mét. Tôi đã bị hoảng. Ngay sau khi chạm mặt, tôi phải diễn cảnh kế tiếp là cảnh Cúc Tiên chì chiết và thách thức đám khách lầu xanh. Sau cú nhảy đó tôi đã sợ đến quên mất cả lời thoại và nó lại là một cú máy quay liền mạch. Thêm vào đó, tôi còn phải nhảy sao cho đúng vào vị trí có các công cụ đỡ hỗ trợ. Lúc đấy với tôi mọi việc đều thật là khó khăn.
Trần Khải Ca cười lớn, nói rằng vào cái ngày trời nắng nhiệt độ lên tới 33 độ đó ông đã phải lấy khăn trùm đầu để trùm hết lên người, và rồi phải chỉ đạo-diễn-quỳ gối trước một đụn lửa lớn suốt 3 ngày liên tiếp. Đấy thực sự là thời gian khổ ải.
Củng Lợi:
Cảnh quay khó nhất là khi tôi phải nhảy xuống từ trên lầu cao trong Túy Hoa Lầu. Đó là một phân cảnh không dễ quên và rất khó thực hiện. Nó không khó để diễn nhưng lúc đó có rất nhiều quan khách đứng chờ đợi cho cô ta nhảy xuống khỏi bệ hành lang, và cái bệ ấy cao cách mặt đất 2,5 mét. Tôi đã bị hoảng. Ngay sau khi chạm mặt, tôi phải diễn cảnh kế tiếp là cảnh Cúc Tiên chì chiết và thách thức đám khách lầu xanh. Sau cú nhảy đó tôi đã sợ đến quên mất cả lời thoại và nó lại là một cú máy quay liền mạch. Thêm vào đó, tôi còn phải nhảy sao cho đúng vào vị trí có các công cụ đỡ hỗ trợ. Lúc đấy với tôi mọi việc đều thật là khó khăn.
Những chuyện chưa kể về Leslie trong quá trình quay "Bá Vương Biệt Cơ"
Dần dà trong quá trình quay phim, Leslie và Củng Lợi cũng trở thành bạn tốt của nhau. Sự chân thành của Leslie đã khiến Củng Lợi cảm động và rốt cuộc cô bắt đầu đối xử với anh như bạn bè. Vào tháng 5, Leslie được hay tin Danny Trần Bách Cường – bạn của anh – bị lâm vào hôn mê. Anh đã gọi điện cho mẹ Danny để hỏi thăm về tình trạng của anh. Một nhà báo Hồng Công gặp anh tại Bắc Kinh và hai người đã cùng ngồi lại để nói chuyện về Danny. Leslie cho hay Danny là một người tốt, anh không phải dạng người sa ngã như những lời đồn thổi. Danny là người nhạy cảm, luôn cảm thấy chán nản và cô đơn, anh hay nghĩ ngợi và lúc nào cũng đòi hỏi quá cao ở bản thân mình. Tuy trong làng giải trí Leslie là người rất ít giao du nhưng Danny thậm chí còn cô đơn hơn anh rất nhiều. Danny cũng thích được tham gia các bộ phim tốt bởi vì anh yêu điện ảnh và anh cũng yêu lao động.
Từ Phong theo phong cách làm việc thường ngày rất ít khi đích thân đến hiện trường quay phim. Nhưng có một lần cô đã sắp xếp thời gian và cùng người chị đến thăm đoàn làm phim “Bá Vương Biệt Cơ”. Đúng vào ngày hôm đó, họ đang quay một phân cảnh của Leslie trong hóa trang vai Dan. Từ Phong và người chị của cô đã phải sửng sốt trước vẻ đẹp lộng lẫy của Leslie, và cả hai cùng thốt lên “Đẹp quá !!!”. Từ Phong liền lập tức yêu cầu nhân viên hóa trang trang điểm cho hai chị em cô trở thành các nhân vật tuồng cổ giống Leslie với dự định sẽ chụp hình lại để đem về làm kỷ niệm. Không hay thay, Từ Phong và người chị đã từ bỏ ý định này ngay sau khi chiêm ngưỡng “dung nhan” của mình trong bộ dạng Dan, và hai người phụ nữ đành phải thừa nhận rằng chẳng có gì có thể so sánh được với vẻ đẹp của Leslie Cheung . Từ Phong đã thẳng thắn nhận xét Leslie trong trang phục tuồng cổ trông còn bội phần xinh đẹp hơn cả hình ảnh của nghệ sĩ Kinh kịch nổi tiếng Mai Lan Phương.
Vài tháng trôi qua kể từ ngày khởi quay, và sau cảnh Đoàn Tiểu Lâu nguyện lấy Cúc Tiên, điều này đã gây ra những vết thương lòng và mất mát trong lòng Trình Điệp Y, Trần Khải Ca và đoàn phim liền kéo nhau đến quảng trường bên ngoài Vũ Môn Tử Cấm Thành để chuẩn bị cho cảnh quay tiếp theo. Đó là một cảnh quay ban đêm, sau khi Trình Điệp Y vô tình tìm ra thanh kiếm anh đã từng hứa tặng nó cho Đoàn Tiểu Lâu như một tín vật thiêng liêng để trở thành “ái cơ” của Hạng Võ tại nhà Viên đại nhân, anh đem thanh kiếm về và đụng phải quân lính Nhật đang tràn vào thành phố. Cảnh quay này chỉ có một cú máy duy nhất của Leslie. Khi tất cả đèn đều được bật lên, họ để cho anh ngồi một mình trong chiếc xe kéo. Khi máy quay bắt đầu ghi hình, một lính Nhật đã lật giở tấm màn che của chiếc xe lên bằng một thanh kiếm. Leslie ngồi trong chiếc xe kéo, trên khuôn mặt bên cạnh thanh kiếm cậu đang ôm, một vệt son môi lem ra, đặc biệt kéo dài ở khóe miệng, đó là một vệt cọ trông như vết máu nhuốm. Nỗi thất thần tuyệt vọng và đau buồn hiện rõ qua đôi mắt anh khiến mọi người phải rùng mình. Sau khi máy quay ngừng ghi, Leslie vẫn ngồi bất động trong đó, với những giọt nước mắt lăn dài lã chã. Trần Khải Ca chỉ ra hiệu cho tắt hết đèn và để yên Leslie tĩnh lặng ngồi trong bóng tối.
Kể từ giây phút đó, Trần Khải Ca đã thấu hiểu Lesie ắt hẳn đã phải đặt hết tình cảm cá nhân và cảm xúc của mình trọn vẹn vào vai diễn, bởi chỉ có như vậy, màn trình diễn của anh mới có thể xuất sắc và đạt được đến ranh giới ấy. Chỉ cần cái nhìn của anh trong khoảnh khắc đó thôi cũng đã đủ thâu tóm trọn vẹn những gì mà câu chuyện muốn kể: về nỗi cuồng dại say đắm và sự phản bội.
Một fan nữ của Leslie sống tại Bắc Kinh đã may mắn có một vai diễn nhỏ trong “Bá Vương Biệt Cơ”. Người fan nữ này đã không thể rời mắt khỏi Leslie. Trước mỗi cảnh quay Leslie đều ngồi im lặng quan sát, rồi sau đó anh sẽ bước lên sân khấu và bắt đầu tỏa sáng. Mọi người đều vỗ tay khen ngợi anh, và rồi sau đó các fan sẽ đứng đợi để được xin chữ ký của Leslie. Người fan nữ Bắc Kinh từng có một dịp được đứng rất gần bên anh. Cô có thể cảm nhận thấy “làn thân nhiệt ấm nhẹ” của anh trên da mình. Cô không xin chữ ký của anh, nhưng cô lặng lẽ ngắm nhìn anh. Đường nét của anh là hoàn mĩ. Đôi mắt anh thật đẹp chưa kể đến khóe miệng đáng yêu. Làn da anh khỏe khoắn, rất gợi cảm sexy. Khi được đứng cạnh anh như vậy, cô đã có ý nghĩ chỉ muốn ôm chầm lấy Leslie. Tuy nhiên cô đã không có can đảm để làm như thế. Tuy nhiên, họ đã trao đổi những ánh nhìn thoáng qua, và điều này đã khiến người fan nữ lâng lâng suốt mấy ngày liền sau đó. Và không chỉ có mình cô, hầu như ngày nào cũng có fan Leslie đến tìm để xin chữ ký anh, Leslie chưa lần nào từ chối họ. Một ngày nọ có một nhóm fan tìm đến hiện trường quay phim nhưng họ lại xấu hổ, không dám ngỏ lời hỏi xin anh chữ ký. Họ đã đi quanh quẩn quanh đấy một lúc khá lâu. Điều này đã làm Leslie chú ý, và anh chủ động mời họ đến gần để nói chuyện. Anh không chỉ ký tên mà còn chụp hình chung với họ, khiến nhóm fan hết sức vui mừng.
Lei Han, nam diễn viên trẻ của Trung Quốc, là người thủ diễn vai học trò của Trình Điệp Y – Tiểu Sĩ. Nói về Leslie anh cho hay, “Trong suốt quá trình làm phim Farewell, tôi không thể phát hiện chút mối băn khoăn hay nét sống xa lánh nào trong cá tính con người Leslie, anh gần như là một người hoàn hảo!”. Trong một cảnh khi Trình Điệp Y vụt roi Tiểu Sĩ – sau khi diễn xong, Leslie đã lập tức đến xem Lei Han có bị thương không. Lei Han nói anh chưa từng thấy một siêu sao nào lại quan tâm đến người khác nhiều như Leslie. Leslie cũng không bao giờ né tránh chuyện nhắc đến anh Đường, anh là một con người cởi mở và vô cùng thành thật.
Lei Han nhớ lại rằng anh chưa thấy có người diễn viên nào khác coi trọng công việc của mình như Leslie. “Có một cảnh Leslie diễn vai người ái thiếp trên sân khấu, vào thời điểm đó chúng tôi đang áp dụng việc thu âm trực tiếp, và tiếng Quan Thoại của Leslie lại không được tốt lắm, anh đã hát đi hát lại rất nhiều lần trên sân khấu. Sau một vài take quay, đạo diễn hô “OK” nhưng bản thân Leslie lại không hài lòng với kết quả đó, và chỉ sau khi thực hiện lặp lại hơn 30 take quay anh mới vui vẻ và bước xuống sân khấu.” Không chỉ có thế, việc chuẩn bị cho vai diễn của Leslie cũng rất chuyên nghiệp. Việc diễn viên quên kịch bản là chuyện rất thường xuyên, nhưng về căn bản điều này không bao giờ xảy ra với Leslie mỗi khi anh đã đứng trước ống kính máy quay, “anh ấy còn đòi hỏi ở bản thân mình nhiều hơn cả mức đòi hỏi của đạo diễn.” Mỗi khi Lei Han không diễn được một phân cảnh nào đó, Leslie đều an ủi và chỉ dẫn cho Lei Han cho đến khi cảnh quay được chấp nhận.
Sau khi đóng máy bộ phim “Bá Vương Biệt Cơ”, Leslie quay trở về Hong Kong để tham gia phim hài “Hoa Điền Hỷ Sự 2” (All's Well, Ends Well Too).
....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét