Người phỏng vấn: Han Ong. Thời điểm phỏng vấn: Mùa đông 1998.
Người dịch: ngan_sang_woo
Vương Gia Vệ là đạo diễn của 6 phim: As Tears Go By (Vượng Giác Tạp Môn – 1988), Days of Being Wild (A Phi Chính Truyện – 1990), Ashes of Time (Đông Tà Tây Độc – 1994), Chungking Express (Trùng Khánh Sâm Lâm – 1994), Fallen Angels (Đọa Lạc Thiên Sứ - 1995), và cả bộ phim mang về cho ông giải “Đạo Diễn Xuất Sắc Nhất”, dĩ nhiên là : Happy Together (Xuân Quang Xạ Tiết – 1997).
Vương Gia Vệ - đạo diễn lừng danh thế giới của những tác phẩm còn mãi với thời gian
Happy Together (1997)
Phong cách của ông có thể tóm gọn bằng một cụm từ “Quá sức lãng mạn”. Sắc màu trong phim ông sang trọng, lộng lẫy và xung đột mạnh mẽ. Lối quay phim (bởi người cộng sự lâu năm Christopher Doyle) giật giật như thể đang trong trạng thái xúc động và hay nhất là ở chỗ ông yêu những nhân vật của mình và dựng phim dựa trên nền tảng ấy. Những người đàn ông trong phim của ông duyên dáng, kiểu cách còn những người phụ nữ thì lập dị và xinh đẹp.
Lưu Gia Linh - cô gái nhảy cuồng nhiệt trong "Days of Being Wild"
Lâm Thanh Hà - người phụ nữ tóc vàng bí ẩn trong "Chungking Express"
Trương Mạn Ngọc - cánh hoa đào ảo mộng của "Ashes of Time"
Tâm lý trong những phim này đã đạt đến độ thâm thúy hiếm thấy nhưng đó không phải là vấn đề. Ông đã đưa những mặt hấp dẫn khôi hài của phim hành động Hongkong ra xa bước nữa. Trong các phim đó, người ta đơn giản chỉ đợi cảnh tàn sát rùng rợn tiếp tục xảy đến và bỏ qua những cảnh phim chắp nối mong manh không đáng nhớ; trong phim của Vương Gia Vệ, khoảng thời gian giữa những phát súng nổ ra được rót thêm vào, kéo dài ra và nhường chỗ cho nỗi buồn chán, tư lự, ông đem đến một thứ cảm giác về thời gian thực sự bằng cách lặp lại hay tập trung ống kính vào những gì đang diễn ra tại các cảnh quay nằm ở trạng thái im lìm, bất động. Nói cách khác, ông đưa vào những thứ mà người ta bỏ quên hay thậm chí chẳng buồn nghĩ đến ngay từ đầu. Cách diễn đạt phim của ông như những bản nhạc pop dị thường không tuân theo một nguyên tắc cụ thể nào nhưng thật đáng nhớ.
Còn chủ đề thì sao? Đó là đề tài muôn thuở: tình yêu…Những chuyến tàu xuyên đêm. Ông có khả năng đưa người xem du hành theo chặng đường ấy bởi diện mạo của phim ông mang phong cách jazz và mới lạ: chọn lọc lắp ghép, những khuôn hình cận cảnh xung đột mãnh liệt với phông nền là những lớp sơn nước bị chẻ rời, nứt nẻ, và dĩ nhiên, kiểu quay vác máy trên lưng của ông Doyle nữa, tất cả điều đó đã trở thành dấu hiệu đặc trưng của Vương Gia Vệ. Khán giả tiếp nhận chúng và cảm thấy bị lôi cuốn. Trong khi những nhà sản xuất - đạo diễn Mỹ đương đại đổi cùng những chủ đề đó nhưng ướt sũng những tình huống trớ trêu kịch tính để tỏ ra hay hơn so với tình cảm ủy mị của các bậc tiền bối Hollywood, Vương Gia Vệ bắt tay vào việc của ông bằng lòng tin và sức thuyết phục. Ông lưu tâm, nhận thức được giá trị của cả các màu chính thống lẫn không chính thống của quang phổ. Kết quả của điều đó là tạo ra cảm giác về thứ tinh thần tự do mãnh liệt tràn đầy sinh lực. Như một sự truyền khí oxy. Và nếu bạn so sánh chúng với các đối thủ còn lại thì thật rõ ràng chúng là thứ hấp dẫn nhất.
Han Ong (HO): Vào mùa đông năm 1994, nhà hát Rosemary ở Phố Tàu đã hồi tưởng lại những tác phẩm của anh và tôi đã có may mắn xem tất cả theo đúng trình tự thời gian. Đó là một sự ngẫu nhiên tuyệt vời khi được xem tất thảy chúng cùng lúc. Không biết liệu anh có thể nhìn lại nhiều tác phẩm của mình và xác định rõ “nét đặc trưng của Vương Gia Vệ” hay không, thậm chí là cách đây lâu như “As Tears Go By”, anh đã có những cảnh bạo lực dưới dạng khung hình ảnh chậm và mờ ảo.
Vương Gia Vệ (VGV): “As Tears Go By” là phim đầu tay của tôi, ở thời điểm đó John Woo (Ngô Vũ Sâm) mới làm phim “A Better Tomorrow” (Anh Hùng Bản Sắc) và mọi người ở Hongkong đang làm phim xã hội đen. Tôi nghĩ “Mình có thể làm cái gì khác hơn nhỉ?”. Vậy nên tôi đã làm “Days of Being Wild” và mượn hình thức của nó từ MTV.
HO: Khi anh nói đến “hình thức” MTV, ý anh nghĩa là những đoạn cắt ngắn gọn?
VGV: Yeah, nó rời rạc nhiều hơn. Hầu hết cách làm phim ở Hongkong, thậm chí là bây giờ, rất trữ tình, rất nhịp nhàng, và luôn theo lề lối truyền thống. Dĩ nhiên MTV đã trở thành thứ gì đó mang tính công thức, nhưng vào cuối những năm 80, khi lần đầu tiên chiếu ở Hongkong, tất cả chúng tôi thật sự ấn tượng với nét sinh động và cấu trúc phân mảnh. Dường như chúng ta nên đi theo phương hướng này. Về quy trình “step-printing” (in ấn một số khung hình của bản gốc cho nhiều hơn một khung in nhằm tạo ra cảm tưởng về 1 loạt chuyển động chậm, với góc nhìn như đang dẫn bước, bởi vì ta không có đủ khuôn hình cho mỗi giây để gây ra ảo giác về sự chuyển động), trên thực tế nó là lời giải đáp cho việc sử dụng chuyển động chậm của John Woo. Chúng tôi đã làm ngược lại và quay với tốc độ nhanh hơn, thế là hóa ra một thứ giống như “step-printing”.
HO: “Days of Being Wild” được xem là “Rebel Without a Cause” của Trung Hoa – anh đã từng nghe thế trước đây chưa?
VGV: Chưa.
HO: Đó là lời mô tả tốc ký mà một nhà phê bình và bạn bè đã dùng. Không có nghĩa là chuẩn xác nhưng nó gợi nhớ về điều đó.
VGV: Thật ra khi những phim Âu được chiếu tại Hongkong đều có tên tiếng Hoa. Tựa tiếng Hoa của “Rebel Without a Cause” chính là “A Phi Chính Truyện”.
HO: Vậy là anh ấy đã sai khi ngoại suy rằng đó là phiên bản Hoa của “Rebel Without a Cause”.
VGV: Đúng vậy. Thật ra đó còn là trường hợp gặp trong “Happy Together”. Khi phim “Blow Up” của Antonioni chiếu ở Hongkong tựa tiếng Hoa không hoàn toàn là “Xuân Quang Xạ Tiết” nhưng cũng gần giống thế.
HO: Nhưng khi anh lấy tựa “A Phi Chính Truyện”, nghĩa là có liên hệ chút xíu với phim đó phải không? Có vài điểm giống nhau trên bề mặt: câu chuyện về một gã trai trẻ đẹp mã…
VGV: Tên tiếng Hoa của “Rebel Without a Cause” (tức dịch sang là A Phi Chính Truyện) đã trở thành “niềm tin” của chúng ta – 1 cụm từ được thường dùng ở năm 60 khi nói về những đứa trẻ giống như James Dean hay bắt chước James Dean. Họ xuất thân giàu có, không phải làm gì cả, họ không hạnh phúc với cuộc đời mình và đang cố sống khác đi. Đó là một triệu chứng tiêu biểu của thập niên 60.
HO: Vậy cái tựa này tức là muốn nói đến thời kỳ ấy. Một đặc trưng khác của anh nữa là đường quay lướt chậm rãi: rừng dừa rung chuyển cùng với soundtrack tuyệt đẹp trong “Days of Being Wild”. Tôi nhớ cả tiếng gảy ting tang của điệu guitar khi Trương Quốc Vinh đi vào cửa hàng nước ngọt mà cô gái làm việc. Vô cùng lãng mạn. Nó gợi cảm theo cách mà có lẽ những nhà làm phim trẻ của Mỹ e ngại vì nó là một phần di sản của điện ảnh thập niên 50. Cách phản ứng của họ là chán nản và chỉ trích. Họ không muốn bị coi là dân cổ lổ sĩ và ủy mị. Nhưng anh thì khác, anh làm điều đó, anh cứ tiếp tục làm điều đó, và làm với niềm tin thành khẩn vào uy lực của nó với tình yêu như thế. Nói cách khác, anh không hề ngừng nghỉ.
VGV: Tôi làm phim hầu hết theo bản năng và tôi cố làm cho những câu chuyện trong “Days of Being Wild” mang phong cách khác nhau: đôi lúc như phim hạng B của Hollywood với những đúp dài liên tục và rất thống thiết, thi thoảng tôi chỉ muốn làm như một cuốn phim Bergman với thật nhiều cảnh close-up (cận mặt). Tôi có niềm vui trong quá trình làm “Days of Being Wild”. Tôi thật sự yêu thích nó, mặc dù thật vất vả vì chúng tôi gặp quá nhiều rắc rối và cuối cùng nó không thành công lớn về mặt thương mại. Nhà sản xuất không muốn làm phần tiếp theo vì anh ấy nghĩ rằng quá mạo hiểm. Sau bộ phim đầu tay của tôi – As Tears Go By, mọi người mong chờ vào phim thương mại khác với sự tham gia của các thần tượng trẻ nóng bỏng nhất Hongkong.
HO: Còn ai trong “Days of Being Wild” nữa?
VGV: Phải. Và hình ảnh về rừng dừa, giống như thác nước trong “Happy Together” – tất cả những cảnh quay gợi tôi nhớ về tự nhiên. Con người hẳn là thật nhỏ bé so với thiên nhiên. Fassbinder từng nói, anh ấy cố cho thấy sự thay đổi bằng cách cho ta thấy những thứ chẳng bao giờ thay đổi. Trong trường hợp này, thác nước chẳng thay đổi, nhưng con người cứ tiếp tục đổi thay.
HO: Vậy ra đó là sự tương phản giữa những thăng trầm của cuộc đời biến chuyển không ngừng dễ thấy trong các nhân vật và thiên nhiên vĩnh hằng. Sau “Days of Being Wild” anh còn làm tiếp “Ashes of Time”, thật sự là mất đến 2 năm mới hoàn thành. Nghe nói trong suốt khoảng thời gian đó anh rất thất vọng và bắt đầu quay “Chungking Express” để thông thoáng đầu óc. Nghịch lý thật, Chungking chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn giữa lúc ý tưởng mới cấu thành và hoàn tất. Có phải “Ashes of Time” là một dự án do anh khởi xướng không hay do nhà xuất phẩm của anh đề xuất – có thể sau đợt thất bại doanh thu của “Days of Being Wild” họ sẽ giao việc nào đó dễ dàng hơn cho anh để tạo một cú hit doanh số khác với thể loại phim thương mại.
VGV: Dĩ nhiên đó là suy nghĩ của những nhà sản xuất. Sau “Days of Being Wild” tôi mất một khoảng thời gian để tìm nhà sản xuất nào sẵn lòng tài trợ cho phim của tôi.
HO: Mất khoảng bao lâu?
VGV”: Khoảng 1 năm. Tôi có ý tưởng làm phim về 2 người phụ nữ: Đông Tà và Tây Độc. Tôi mượn 2 nhân vật này từ tiểu thuyết rất nổi tiếng của Kim Dung là “Anh Hùng Xạ Điêu”. Nhà sản xuất đưa ý kiến là “Thay vì làm phim về 2 người phụ nữ, sao không dựng tiểu thuyết này thành phim?”. Tôi nghĩ sẽ vui lắm đây. Tôi đã luôn muốn làm phim cổ trang.
HO: Tiểu thuyết này được viết khi nào?
VGV: Khoảng năm 1950. Nó là quyển sách nổi tiếng nhất, thứ nhì chỉ thuộc về “Hồng Bảo Thư” của chủ tịch Mao. Mọi người đều biết tiểu thuyết này và hồi còn là sinh viên, chúng tôi đã phát cuồng vì nó. Nhưng để làm thành một bộ phim…sau khi đọc lại nó, tôi đã không ngờ mình thích nó nhiều đến vậy. Ngay từ đầu tôi muốn phát triển hai nhân vật này, Đông Tà và Tây Độc, vẫn là những nhân vật duy nhất thu hút tôi. Và trong tiểu thuyết họ đã 70 tuổi rồi – đại loại thế. Tôi nghĩ thay vì làm một bộ phim về hai người đàn ông già cỗi, tôi có thể bắt đầu tưởng về những năm tháng tuổi trẻ của họ. Vậy thay vì chép lại quyển tiểu thuyết, tôi hư cấu phần mở đầu của nó. Phải mất gần 2 năm để hoàn thành dự án này.
HO: Vì lý do gì vậy?
VGV: Chúng tôi có cả chục siêu sao điện ảnh nổi tiếng nhất châu Á, và lịch trình của họ không khả thi, chúng tôi đang quay ở Hongkong và phía Bắc Trung Quốc, nơi đó là sa mạc.Tôi còn là nhà đồng sản xuất của phim này, thật đau đớn. Tôi phải suy nghĩ thật cẩn thận về mỗi quyết định mình đưa ra vì nó sẽ tốn nhiều tiền bạc và thời gian. Làm một bộ phim như thế chẳng phải trò đùa. Sau khi chúng tôi hoàn tất phim này và kết thúc phần hậu kỳ, lúc đó đã là tháng 4 rồi và chúng tôi biết bộ phim sẽ đi tranh giải ở Liên hoan phim Venice vào cuối tháng 9. Điều đó nghĩa là chúng tôi có 4 tháng rỗi rãi chẳng có gì làm, và tôi nghĩ, mình nên tận hưởng một kỳ nghỉ. Do đó tôi làm một bộ phim.
HO: Cách hưởng thụ kỳ nghỉ của anh là làm một bộ phim khác à?
VGV: Phải, tôi nghĩ mình nên làm điều gì đó để bản thân cảm thấy thoải mái khi tiếp tục trở lại. Nên tôi làm “Chungking Express”, phim đó tôi làm giống 1 phim thực tập. Sau “Ashes of Time” tôi đã quyết định nếu tôi muốn làm đạo diễn, tôi phải biết chính xác chỗ của mình trong thị trường. Nếu tôi muốn làm những bộ phim to tát đắt tiền, điều đó nghĩa là tôi phải hướng về phía khán giả đại chúng. Và không phải tất cả chất liệu của tôi đều dành cho khán giả đại chúng.
HO: Đó là sự nhận thức quan trọng.
VGV: Anh cố đương đầu với khán giả đại chúng, nhưng thực tế anh không làm thứ dành cho họ - Tôi sẽ chiến đấu với bản thân. Tôi nghĩ mình không cần phải làm những phim lớn, tôi có thể làm những phim nhỏ mà mình hài lòng. Tôi có thể tìm khán giả của riêng mình. Nên tôi làm Chungking Express với kinh phí rất thấp, và rất nhanh, chỉ 6 tuần từ ý tưởng đến dựng phim.
HO: Kịch bản được viết trong quá trình quay hay nó đã được viết trước khi bắt đầu quay?
VGV: Là 1 tác giả, tôi luôn có sẵn vài câu chuyện ngắn trong đầu, chúng chưa phát triển thành kịch bản và tôi chỉ lấy ra ba phần và nói: “OK, Chúng ta hãy bắt đầu quay!”. Tôi viết vào ban ngày và quay vào ban đêm. Chúng tôi quay theo trình tự thời gian.
HO: Vậy anh viết phim khi tiến hành quay, anh đã không xáo trộn lẫn lộn hay nhảy quãng đó đây và sau khi vào phòng dựng phim mới quyết định, đó là theo trình tự phải không? Anh đã biết hết trình tự rồi?
VGV: Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai, nhưng tôi biết điều gì xảy ra hôm nay. Sau khi kết thúc một ngày quay, sau đó tôi biết điều gì sẽ diễn ra kế tiếp. Chúng tôi đi từng bước một, và bởi vì tôi có quá nhiều trò hài hước trong phần 1, làm bộ phim quá dài. Nên tôi bỏ qua câu chuyện thứ 3.
HO: Câu chuyện thứ 3 biến thành “Fallen Angels”. Trong tất cả phim của anh, phim tôi thích nhất là “Chungking Express”. Những gì đọng lại trong ký ức tôi là âm sắc lãng mạn của nó, lời thuyết minh của vai chính trong phần mở đầu phim: Khi anh ấy va phải Lâm Thanh Hà ở chợ và nói “Tôi đã gần cỡ này với người phụ nữ mà tôi sẽ yêu trong 24 giờ sau”. Sự gần gũi tự nhiên sẽ chuyển ngữ thành sự gần gũi tình cảm. Sự sum suê tốt tươi của chủ nghĩa lãng mạn đó, không ủy mị sướt mướt, giống như một bản nhạc pop tuyệt vời.
HO: Thứ mà tôi đang đề cập là thứ bản chất lãng mạn tột cùng – không chỉ là trùng hợp, gặp gỡ và không gặp gỡ là một phần của cuộc sống trong một thành phố lớn – nhưng cách cư xử này, theo tôi là không thường gặp như hầu hết phim Hongkong cư xử cảm tình theo lối cười khúc khích. Tôi co rúm lại khi xem chúng. Nhưng không biết sao khi xem phim của anh, tôi cảm thấy mình cởi mở ra. Không ngại ngùng bối rối, thực ra còn hơn thế nữa, đó là một bản nhạc pop thú vị với điệp khúc còn nằm trong tâm trí tôi.
Trong khi Chungking Express tỏa nắng vui tươi và ngập tràn ánh sáng và những sắc màu ban ngày đáng yêu, Fallen Angel thêm vào nhiều neon, bóng đêm và nhạc rock Hoa Kỳ thập niên 80. Nó còn là điểm khác biệt giữa cô gái ngây thơ do Vương Phi diễn và cô gái tô phấn ngát hương của Lý Gia Hân như 1 người đẹp trong các hộp đêm nước Đức – người thủ vai kẻ đặt hàng.
VGV: Anh nói đúng, bởi vì Chungking Express và Fallen Angels đối với tôi là một phim nhẽ ra dài 3 tiếng. Tôi luôn nghĩ hai phim này nên được chiếu chung như một chương trình dài gấp đôi. Thực tế, người ta hỏi tôi trong suốt buổi phỏng vấn Chungking Express: “Anh làm 2 bộ phim không có mối quan hệ nào với nhau, làm sao anh kết nối chúng?” Và tôi đáp: “Nhân vật chính của Chungking Express không phải Vương Phi hay Kim Thành Vũ mà là bản thân thành phố đó, ngày và đêm ở Hongkong. Chungking Express và Fallen Angels đồng thời là mặt sáng và tối của Hongkong”. Tôi thấy những phim này cứ như có thể nghịch đảo lẫn nhau được, nhân vật của Vương Phi có thể là nhân vật của Kim Thành Vũ trong Fallen Angels; Lâm Thanh Hà trong Chungking Express có thể là Lê Minh trong Fallen Angels. Tất cả các nhân vật này có thể hoán đổi cho nhau. Còn nữa, trong Chungking chúng ta quay từ khoảng cách rất xa với thấu kính dài, nhưng nhân vật lại trông gần với chúng ta.
HO: Có phải nó sẽ đại diện cho sự tươi mát khỏe khoắn và gần gũi với điều mà những diễn viên tương tác lẫn nhau?
VGV: Vâng, và trong Fallen Angels những nhân vật được quay với một góc độ cực kỳ rộng. Ống kính đặt rất gần với diễn viên nhưng nó lại có vẻ xa. Mục đích của máy quay trong cả 2 phim này là chúng phải giống như những chiếc máy ảnh dân dụng.
HO: Giống như theo dõi vậy.
VGV: Đúng, chúng luôn ở đó quan sát hành vi người ta. Thật ra, chúng cũng là những diễn viên chính khác trong phim. Mục đích giống nhau, nhưng lại sử dụng phương thức tiếp cận khác nhau: Chungking Express là rất xa nhưng lại rất gần, Fallen Angels là rất gần nhưng lại rất xa.
HO: Điều đó thật sự khai sáng, bởi vì theo tôi Chungking Express dường như cởi mở chan hòa hơn, thoải mái hơn. Và những gì tôi nhận được từ phim đó chính là niềm vui. Tôi cảm thấy xúc động mãnh liệt khi xem nó, thậm chí tôi phải quen với cảm giác về thời gian của anh. Những khoảnh khắc nặng nề uể oải tràn ra phần thân của phim và được đặt rải rác với sự thông thoáng đột ngột hay sự vỡ tung của bạo lực ác liệt, người ta đuổi nhau trên đường phố, cách dựng phim về nhân vật của Lâm Thanh Hà tổ chức buôn lậu ma túy với gia đình Ấn Độ đó thật ấn tượng. Chúng là những điểm bật rất quan trọng, tiếp theo đó bạn sẽ thấy những đoạn dài mà chẳng có gì đáng kể xảy ra và ý thức về thời gian bắt đầu căng phồng lên – đặc biệt là nửa sau của phim chủ yếu khi Vương Phi ngày càng bộc lộ rõ sự si mê cực kỳ với Lương Triều Vỹ. Nó mang lại cảm giác mà giờ anh nói rằng anh quay các diễn viên từ khoảng cách xa. Có 1 cảm giác tốt đẹp vì không bị xâm phạm, nhưng ở “Fallen Angels” tôi cảm nhận được sự chật chội tù túng.
VGV: Như tôi đã nói, nhân vật chính trong hai bộ phim này là thành phố, quán ăn nhanh Midnight Express bởi vì tiệm ăn đó có thể lên tiếng … Nó vẫn luôn ở nơi đó nhưng con người thì cứ liên tục đổi thay.
HO: Tôi không biết tôi đạt được điều đó không. Tôi nói điều này không phải có bất kỳ ý vô lễ nào, nhưng nó đánh giá thấp sự rung động, sức hút của riêng các diễn viên. Ý tưởng có thể là nhận thức trừu tượng của vật thể vô tri vô giác đi vào và ra khỏi các nhân vật khác nhau, nhưng điều mà cuối cùng anh đáp lại là sự sống mà anh cho rằng được tái hiện bởi các nhân vật.
VGV: Dĩ nhiên, người ta bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các diễn viên hay diễn xuất. Nhưng với tư cách một nhà làm phim, tôi cần một ít khoa học lý luận. Và đó là lý luận của tôi trong việc làm hai bộ phim này, và cách mà tôi kết nối những câu chuyện đó và những bộ phim lại với nhau. Người ta nói phim của tôi không có bất kỳ cốt truyện hay tình tiết nào, nhưng trong logic của tôi nó có tuyến truyện.
HO: Hằng số là địa điểm, và sau đó ý tưởng về tàu xuyên qua đêm
VGV: Phải..
HO: Hãy nói 1 chút về Fallen Angels. Phản ứng của tôi với Fallen Angels, như tôi đã nói, nó được dựng nên bởi ý tưởng về ngày và đêm, hay sáng và tối. Tôi đã sống ở Los Angeles được 10 năm, và đã chuyển sang New York cách đây 3 năm. Với cuộc chuyển dời đó, khẩu vị của tôi với phim nhạc và mọi thứ đã thay đổi đáng kể. Tôi chắc là mình sẽ yêu Fallen Angels nếu tôi vẫn sống ở Los Angeles, nhưng giờ tôi sống ở New York, nơi thiếu thốn niềm vui như thế - nơi anh đi xe điện ngầm và những gương mặt của mọi người cúi xuống chán nản, những biển quảng cáo khổng lồ giống như đang bất mãn vậy – dường như Fallen Angels là lời gợi nhớ dư thừa về điều đó. Khi tôi đang sống ở Los Angeles, tôi không có nỗi buồn. Để cân bằng khẩu phần ăn của tôi. Đó là lý do tại sao tôi từng yêu Fassbinder, anh ấy dường như có mục tiêu đã được định trước. Bây giờ tôi phản ứng mạnh mẽ với niềm hân hoan của Chungking hơn là kiểu lôi thôi trong “Fallen Angels”.
VGV: Tôi có hỏi anh rằng không biết trước đó anh có thích đồ ngọt không?
HO: Có chứ, tôi thích ăn kem . Và đó là mới đây. Tôi chưa từng thích ăn đồ ngọt.
VGV: Uhm-hmm.
HO: Vậy là, đó là câu chuyện của tôi về sáng và tối.
VGV: Phải, mặt sáng và mặt tối, đó là một trong những nguyên nhân khiến tôi làm Fallen Angels. Công bằng cho cả 2 mặt của một đồng xu.
HO: Điều mà tôi hưởng ứng trong Fallen Angels là những phần hấp dẫn: cảnh Lê Minh đóng vai sát thủ theo hợp đồng và anh đang đi thực hiện nhiệm vụ trong bản soundtrack “Massive Attack”
VGV: Tôi muốn sử dụng nhạc của “Massive Attack” nhưng nó đắt quá, nên tôi yêu cầu người sáng tác của tôi ở Hongkong tạo ra thứ gì đó giống “Massive Attack”.
HO: Ôi, nó rất thành công đấy chứ. Một khoảnh khắc đã trở thành biểu tượng, thật sành điệu. Người ta có thể phê phán chúng “giả tạo” hay…
VGV: Tôi thích từ “giả tạo”. Trên thực tế, vai của anh ta là giả tạo. Đó là ấn tượng của tôi về Lê Minh – một diễn viên rất chuyên nghiệp – chuyên nghiệp đến nỗi anh làm mọi thứ theo sự sắp xếp của quản lý. Nên tôi nghĩ mình nên đặt nhân vật của anh ấy vào mẫu người này. Nếu anh ta sắp đi giết ai đó, anh phải cư xử như là kẻ sát nhân. Mọi thứ là ý tưởng. Và nhân vật của anh không đủ khả năng giao tiếp, liên hệ với con người thực. Thậm chí là bạn học của anh ta…
HO: Người mà anh ta va phải trên xe buýt.
VGV: Vâng, anh ta bối rối ngượng ngùng. Anh ấy chỉ giỏi giết chóc, nhưng anh đôi chút bỡ ngỡ trong phút giây đó. Anh không biết phản ứng làm sao, bởi vì người quản lý không sắp đặt cuộc gặp gỡ đó. Nó làm anh bị ngạc nhiên. Và anh ghét sự ngạc nhiên.
HO: Nhưng cuối cùng, trớ trêu là anh bất ngờ vì cuộc đời anh đã chấm hết trong một phi vụ.
VGV: Hay có lẽ anh ta dự đoán ra vài chuyện như thế. Nếu anh là sát thủ, anh phải đoán khi nào anh bị kết liễu. Đó là một sự sắp xếp. Tất cả mọi thứ gần như được sắp xếp sẵn: một chàng trai rất biết vâng lời chỉ làm theo kế hoạch và không muốn những điều bất ngờ.
HO: Điều khác mà tôi đồng tình là trò hài hước vui nhộn, nhân vật nữ từ hết lần này qua lần khác la hét, cố ngăn cản lễ cưới giữa người bạn trai cũ và cô bạn mới của anh ta. Lại nữa, cả sự hài hước và đẹp đẽ gợi nhắc đến Chungking Express, với tôi là thế. Một nhân tố mới của Fallen Angels là đưa vào một khát khao về gia đình. Trong Chungking Express, những nhân vật dường như sống độc lập, còn rất trẻ. Họ không nghĩ đến một quá khứ liên quan đến gia đình. Họ là những con người lẻ loi.
VGV: Tôi không đồng ý với điều đó.
HO: Không à?
VGV: Trong “Days of Being Wild” nhân vật chính trở lại Philippines để tìm gia đình. Và trong “As Tears Go By”, tay giang hồ ấy trở về thăm nhà trước khi anh đi giết người.
HO: Tôi đồng ý là đúng thật.
VGV: Nhưng nhân vật người cha thì mới, vì trong “As Tears Go By” và “Days of Being Wild” là nhân vật người mẹ. Cha của Takeshi trong phim thật ra là quản lý của nơi mà chúng tôi quay, khu nhà khách Trùng Khánh. Tôi gặp ông khi đang quay “Chungking Express”, ông là một người rất ngay thẳng, rất trầm lặng. Ông quan tâm đến chúng tôi. Và tôi rất tò mò về người đàn ông này, vì ông không biết nói tiếng Quảng Đông, ông nói tiếng địa phương Đài Loan. Tôi suy nghĩ tại sao ông lại làm một người quản lý đêm ở khu nhà trọ Hongkong? Hẳn là có câu chuyện đằng sau đó.
HO: Chúng ta vẫn chưa thật sự nói về “Happy Together”. Anh đoạt giải đạo diễn xuất sắc nhất tại Cannes nhờ phim này. Đó là chuyện lớn đấy.
VGV: Không, không, không. Thật ra không có gì khác biệt cả, chỉ là thứ gì đó để quảng cáo thôi.
HO: “Happy Together” khiến tôi cảm động nhiều lắm – Chúa ơi, tôi ghét phải đọc những từ như “tôi cảm động nhiều lắm”. Nhưng tôi có nghe Christopher Doyle – người cộng sự và quay phim của anh, mô tả nó như một tác phẩm chân thật thẳng thắn nhất của anh.
HO: Tại sao lại là Buenos Aires?
VGV: Tôi không muốn làm phim về Hongkong năm 1997. Sau khi làm, chúng tôi mới biết đó không phải nói về Buenos Aires, nhưng không hiểu sao nó lại gắn kết với Hongkong nhiều hơn. Thay vì gọi nó là “Buenos Aires Affair” (Chuyện tình Buenos Aires) – một cái tựa tạm thời, đẹp kỳ lạ nhưng sai lạc, chúng tôi đã gọi nó là “Happy Together”. Có thể anh thấy nó hơi ngược đời…
Những xúc cảm tinh tế của Happy Together mãi đi vào lòng người
Trương Quốc Vinh (trái) & Lương Triều Vỹ (phải)
Trương Quốc Vinh (trái) & Lương Triều Vỹ (phải)
HO: Không. Tôi không cho nó ngược đời tí nào cả, với tôi đó là những gì mà đáng lý họ có thể có nhưng lại không được. Đoạn cuối, bộ phim đã vươn tới sức buồn bã phi thường…Nó còn nói về thế giới cầm cố của tình yêu, những chuyến tàu xuyên đêm, những khoảnh khắc xúc động cực kỳ, lúc này đã chuyển vị đến một quốc gia khác với bối cảnh đồng tính.
VGV: Đối với tôi, “Happy Together” không chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa 2 con người mà còn là mối liên hệ giữa một người và quá khứ của anh ta. Nếu con người thanh thản với bản thân mình và quá khứ của họ thì đó chính là khởi đầu của việc có thể sống hạnh phúc với một người khác.
VGV: Đối với tôi, “Happy Together” không chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa 2 con người mà còn là mối liên hệ giữa một người và quá khứ của anh ta. Nếu con người thanh thản với bản thân mình và quá khứ của họ thì đó chính là khởi đầu của việc có thể sống hạnh phúc với một người khác.
HO: Và ai đó khác có khả năng là Trương, nhân vật thứ ba được giới thiệu?
VGV: Đúng vậy.
HO: Tôi có phản ứng mạnh mẽ với Trương. Khi anh bước vào cảnh sau hơn nửa phim một chút, linh hồn của phim dường như được vực dậy, giống như Vương Phi…
VGV: Không khí tươi mát.
HO: Vâng, đó là một sự rạn nứt từ mối tình nhục dục giữa 2 chàng trai (dừng lại). Ở thời điểm nào trong đời anh quyết định trở thành đạo diễn?
VGV: Sở thích duy nhất của tôi khi còn bé là xem phim. Không hiểu sao tôi nghĩ mình thích bị cuốn vào những việc như vậy. Tôi bắt đầu với việc biên kịch và ngày kia, có 1 nhà sản xuất hỏi tôi: “Anh có muốn làm phim không?” và thế là tôi trở thành đạo diễn.
HO: Chỉ vì ông ấy hỏi ý anh như vậy? Ông ấy thấy được điều gì đó trong anh hay chỉ là tiện miệng hỏi thế?
VGV: Có 2 lý do: tôi đã làm việc cho ông ấy 2 năm và ông ấy hiểu tôi rất rõ, khi ấy ngay sau A Better Tomorrow, công nghiệp điện ảnh Hongkong trở nên rất thịnh vượng. Năm đó, chúng tôi đã sản xuất hơn 200 phim.
HO: Đó là năm mấy?
VGV: 1988. Cho nên họ cần thêm nhiều đạo diễn và những gương mặt mới, và tôi đã có cơ hội.
HO: Anh thích những đạo diễn nào?
VGV: Danh sách thay đổi từng ngày, nhưng tôi nghĩ đề cập đến chuyện ấy sẽ không hay.
HO: Anh không định nhắc đến bất cứ tên tuổi nào sao?
VGV: Không có tên nào cả.
HO: Anh chắc chứ? Chúng ta có thể mở đầu bằng cách nói rằng, điều này không có nghĩa là danh sách này đã thấu đáo hết mọi khía cạnh, không có nghĩa là đáng tin cậy nhất, không có nghĩa là đẩy ra bất kỳ ai mà anh quên, thuận tiện hay bất tiện, ngay thời điểm hiện tại.
VGV: Không có tên nào cả.
HO: Tôi đã cố.
VGV: Đúng vậy.
HO: Tôi có phản ứng mạnh mẽ với Trương. Khi anh bước vào cảnh sau hơn nửa phim một chút, linh hồn của phim dường như được vực dậy, giống như Vương Phi…
VGV: Không khí tươi mát.
HO: Vâng, đó là một sự rạn nứt từ mối tình nhục dục giữa 2 chàng trai (dừng lại). Ở thời điểm nào trong đời anh quyết định trở thành đạo diễn?
VGV: Sở thích duy nhất của tôi khi còn bé là xem phim. Không hiểu sao tôi nghĩ mình thích bị cuốn vào những việc như vậy. Tôi bắt đầu với việc biên kịch và ngày kia, có 1 nhà sản xuất hỏi tôi: “Anh có muốn làm phim không?” và thế là tôi trở thành đạo diễn.
HO: Chỉ vì ông ấy hỏi ý anh như vậy? Ông ấy thấy được điều gì đó trong anh hay chỉ là tiện miệng hỏi thế?
VGV: Có 2 lý do: tôi đã làm việc cho ông ấy 2 năm và ông ấy hiểu tôi rất rõ, khi ấy ngay sau A Better Tomorrow, công nghiệp điện ảnh Hongkong trở nên rất thịnh vượng. Năm đó, chúng tôi đã sản xuất hơn 200 phim.
HO: Đó là năm mấy?
VGV: 1988. Cho nên họ cần thêm nhiều đạo diễn và những gương mặt mới, và tôi đã có cơ hội.
HO: Anh thích những đạo diễn nào?
VGV: Danh sách thay đổi từng ngày, nhưng tôi nghĩ đề cập đến chuyện ấy sẽ không hay.
HO: Anh không định nhắc đến bất cứ tên tuổi nào sao?
VGV: Không có tên nào cả.
HO: Anh chắc chứ? Chúng ta có thể mở đầu bằng cách nói rằng, điều này không có nghĩa là danh sách này đã thấu đáo hết mọi khía cạnh, không có nghĩa là đáng tin cậy nhất, không có nghĩa là đẩy ra bất kỳ ai mà anh quên, thuận tiện hay bất tiện, ngay thời điểm hiện tại.
VGV: Không có tên nào cả.
HO: Tôi đã cố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét