(bài viết bởi fan)
Viết bởi kendy-85Ngày: 29-01-2008
Nguồn bài tiếng Anh: My eternal love for Leslie Cheung
Link bài gốc: http://bbs.ent.163.com/bbs/zhangguorong/45704126.html
Eng-trans: Daydreamer 02-2008
Viet-trans: heobeo 01-2010
Năm 1977, Elvis Presley mất đã đặt dấu kết thúc cho quãng thời gian sự nghiệp 22 năm biểu diễn của anh; cùng năm đó, Leslie Cheung bước vào làng giải trí sau khi tham gia một cuộc thi hát. Hai mươi sáu năm sau, người ta định nghĩa Leslie theo một ước lượng họ đã dành cho Elvis Presley : Huyền Thoại Bất Tử.
Khó lòng mà nói rằng Leslie đã làm nên sức ảnh hưởng như Elvis đã đạt được trong nền âm nhạc thế giới; tuy nhiên, chắc chắn Leslie đã qua mặt Elvis trên phương diện phim ảnh, khi mà những bộ phim của Elvis đều nhận về sự đánh giá là nghèo nàn thô tục. Elvis có đời sống riêng hỗn loạn, một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sáng tạo và trình diễn âm nhạc của anh trong giai đoạn cuối sự nghiệp. Leslie, trái lại, là người nổi tiếng sống kỷ luật. Anh chưa bao giờ ngừng thúc đẩy bản thân vượt qua chính mình cho đến tận cuối đời. Tuy nhiên, trong ước định biểu tượng văn hóa, người Mỹ tự hào đặt Elvis ở vị trí thứ ba. Tại Trung Quốc, Leslie được xếp hạng 7 *, chưa kể kết quả này đã làm khuấy động nên biết bao cuộc tranh cãi, dẫn đến những trận bút chiến khổng lồ trên các forum; thậm chí phần lớn giới truyền thông cũng tham gia và biến nó thành đề tài nóng bỏng nhất trong ngày. Với Elvis và Leslie - hai người đến từ hai nền văn hóa khác nhau, ai là người may mắn hơn ?
Leslie có phẩm chất quý tộc bẩm sinh, trong khi Elvis nổi lên từ thành công hát nhạc Phi-Mỹ của người da đen. Điều tương đồng duy nhất là cả hai đều sở hữu một chất giọng êm dịu có sức lôi cuốn mãnh liệt và một hình tượng gợi cảm trên sân khấu, đây cũng là dạng phẩm chất dễ gây tranh cãi nhất. Nhà viết lời nhạc giá trị nhất Hong Kong Lam Chik trong lần trả lời câu hỏi phóng viên đã nói lý do ông viết được những lời ca đa cảm đến thế dành cho Leslie là vì Leslie sở hữu chất giọng giống như Elvis Presley vậy. Trong suốt tám năm dài phấn đấu, Leslie chỉ lên kế hoạch bắt chước Elvis một lần. Tại màn trình diễn Expo năm 1986, chúng ta có thể nhìn thấy bóng dáng của Elvis qua Leslie khi anh hát “Stand Up” : giọng hát của anh, hành động của anh trên sân khấu và đặc biệt là biểu cảm đôi mắt thật sự rất giống Elvis. Đầu tiên anh lắc hông và hất đầu, rồi cầm lấy micro và ném cây giá đỡ đi, theo ngay là một vòng xoay người 360 độ. Không may thay, anh bất cẩn ngã khỏi sân khấu khi định lui vào hậu trường sau khi vẫy tay với khán giả; nhưng Leslie mà chúng ta thấy từ video clip đó mới đáng yêu làm sao, với một bầu không khí trẻ thơ chỉ có anh mới có.
Elvis và Leslie trẻ tuổi rất giống nhau : tỏa sáng, đẹp trai, và gợi cảm như một chàng trai trẻ đẹp được tìm thấy trong các câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ. Tuy nhiên, Elvis tuổi trung niên, với thói nghiện thuốc bừa bãi, đã thành ra ăn uống rượu chè quá độ, và sống một đời sống riêng cực thiếu chừng mực. Ở tuổi 42, anh hoàn toàn gục ngã và qua đời. Trái lại, dường như năm tháng không để lại dấu vết nào trên khuôn mặt của Leslie. Thêm nữa, cùng với dòng thời gian, chúng ta vẫn nhìn thấy nét thần thánh và thanh khiết trên gương mặt anh, anh giống như một thiên thần. Sự duyên dáng quyến rũ của Leslie có thể khiến người ta sợ phải nhìn anh một cách quá trực tiếp. Nhưng hai con người này dẫu sao vẫn gặp gỡ nhau một điểm, đó là sức lôi cuốn chết người, đặc biệt là với phái nữ. Khi họ ở trên sân khấu, họ khiến khán giả quên mất cả bản thân mình. Người phương Tây thói thường hay biểu lộ cảm xúc mạnh dạn hơn, rất thường xuyên họ đã nhào lên sân khấu như kẻ điên khùng như thể họ muốn xé tan Elvis thành từng mảnh và nuốt sống anh (ak). Trong các buổi hòa nhạc của Leslie giữa năm 1985 cho đến 1989, các khán giả của anh cũng thể hiện ra sự cuồng nhiệt và niềm đam mê to lớn. Mỗi khi Leslie bắt tay họ, bàn tay anh sẽ bị sưng tấy lên khắp nơi vì những vết móng tay cào xước. Đôi khi khán giả thậm chí còn cố lôi kéo cho anh rơi khỏi sân khấu.
Leslie sinh năm 1956, năm mà Elvis đã được nhà quản lý riêng Colonel Parker phát hiện, từ đấy bắt đầu cuộc hành trình của anh đi đến đích trở thành một siêu sao. Elvis đã trải qua tuổi thơ trong nghèo đói. Sự thấm thía âm nhạc của anh bắt nguồn từ những trải nghiệm có được trong những năm đầu tiên hát cho dàn đồng ca nhà thờ. Còn Leslie, anh đi du học Anh quốc trong bảy năm liền. Thời gian đó cũng là kỷ nguyên vàng của nền âm nhạc Anh. Leslie, người đã được tác động sâu sắc bởi âm nhạc, anh không bao giờ quên được những nghệ sĩ như Elton John. Trong 22 năm trong thế giới âm nhạc của mình, Elvis đã đem đến cho chúng ta rất nhiều niềm vui thưởng thức âm nhạc. Và thú vị thay là không tính 4-5 năm Leslie rút lui khỏi làng nhạc, anh cũng tham gia vào thế giới âm nhạc trong gần 22 năm.
Và bây giờ hãy nói về những điểm khác biệt giữa họ.
Khó lòng mà nói rằng Leslie đã làm nên sức ảnh hưởng như Elvis đã đạt được trong nền âm nhạc thế giới; tuy nhiên, chắc chắn Leslie đã qua mặt Elvis trên phương diện phim ảnh, khi mà những bộ phim của Elvis đều nhận về sự đánh giá là nghèo nàn thô tục. Elvis có đời sống riêng hỗn loạn, một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sáng tạo và trình diễn âm nhạc của anh trong giai đoạn cuối sự nghiệp. Leslie, trái lại, là người nổi tiếng sống kỷ luật. Anh chưa bao giờ ngừng thúc đẩy bản thân vượt qua chính mình cho đến tận cuối đời. Tuy nhiên, trong ước định biểu tượng văn hóa, người Mỹ tự hào đặt Elvis ở vị trí thứ ba. Tại Trung Quốc, Leslie được xếp hạng 7 *, chưa kể kết quả này đã làm khuấy động nên biết bao cuộc tranh cãi, dẫn đến những trận bút chiến khổng lồ trên các forum; thậm chí phần lớn giới truyền thông cũng tham gia và biến nó thành đề tài nóng bỏng nhất trong ngày. Với Elvis và Leslie - hai người đến từ hai nền văn hóa khác nhau, ai là người may mắn hơn ?
Leslie có phẩm chất quý tộc bẩm sinh, trong khi Elvis nổi lên từ thành công hát nhạc Phi-Mỹ của người da đen. Điều tương đồng duy nhất là cả hai đều sở hữu một chất giọng êm dịu có sức lôi cuốn mãnh liệt và một hình tượng gợi cảm trên sân khấu, đây cũng là dạng phẩm chất dễ gây tranh cãi nhất. Nhà viết lời nhạc giá trị nhất Hong Kong Lam Chik trong lần trả lời câu hỏi phóng viên đã nói lý do ông viết được những lời ca đa cảm đến thế dành cho Leslie là vì Leslie sở hữu chất giọng giống như Elvis Presley vậy. Trong suốt tám năm dài phấn đấu, Leslie chỉ lên kế hoạch bắt chước Elvis một lần. Tại màn trình diễn Expo năm 1986, chúng ta có thể nhìn thấy bóng dáng của Elvis qua Leslie khi anh hát “Stand Up” : giọng hát của anh, hành động của anh trên sân khấu và đặc biệt là biểu cảm đôi mắt thật sự rất giống Elvis. Đầu tiên anh lắc hông và hất đầu, rồi cầm lấy micro và ném cây giá đỡ đi, theo ngay là một vòng xoay người 360 độ. Không may thay, anh bất cẩn ngã khỏi sân khấu khi định lui vào hậu trường sau khi vẫy tay với khán giả; nhưng Leslie mà chúng ta thấy từ video clip đó mới đáng yêu làm sao, với một bầu không khí trẻ thơ chỉ có anh mới có.
Elvis và Leslie trẻ tuổi rất giống nhau : tỏa sáng, đẹp trai, và gợi cảm như một chàng trai trẻ đẹp được tìm thấy trong các câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ. Tuy nhiên, Elvis tuổi trung niên, với thói nghiện thuốc bừa bãi, đã thành ra ăn uống rượu chè quá độ, và sống một đời sống riêng cực thiếu chừng mực. Ở tuổi 42, anh hoàn toàn gục ngã và qua đời. Trái lại, dường như năm tháng không để lại dấu vết nào trên khuôn mặt của Leslie. Thêm nữa, cùng với dòng thời gian, chúng ta vẫn nhìn thấy nét thần thánh và thanh khiết trên gương mặt anh, anh giống như một thiên thần. Sự duyên dáng quyến rũ của Leslie có thể khiến người ta sợ phải nhìn anh một cách quá trực tiếp. Nhưng hai con người này dẫu sao vẫn gặp gỡ nhau một điểm, đó là sức lôi cuốn chết người, đặc biệt là với phái nữ. Khi họ ở trên sân khấu, họ khiến khán giả quên mất cả bản thân mình. Người phương Tây thói thường hay biểu lộ cảm xúc mạnh dạn hơn, rất thường xuyên họ đã nhào lên sân khấu như kẻ điên khùng như thể họ muốn xé tan Elvis thành từng mảnh và nuốt sống anh (ak). Trong các buổi hòa nhạc của Leslie giữa năm 1985 cho đến 1989, các khán giả của anh cũng thể hiện ra sự cuồng nhiệt và niềm đam mê to lớn. Mỗi khi Leslie bắt tay họ, bàn tay anh sẽ bị sưng tấy lên khắp nơi vì những vết móng tay cào xước. Đôi khi khán giả thậm chí còn cố lôi kéo cho anh rơi khỏi sân khấu.
Leslie sinh năm 1956, năm mà Elvis đã được nhà quản lý riêng Colonel Parker phát hiện, từ đấy bắt đầu cuộc hành trình của anh đi đến đích trở thành một siêu sao. Elvis đã trải qua tuổi thơ trong nghèo đói. Sự thấm thía âm nhạc của anh bắt nguồn từ những trải nghiệm có được trong những năm đầu tiên hát cho dàn đồng ca nhà thờ. Còn Leslie, anh đi du học Anh quốc trong bảy năm liền. Thời gian đó cũng là kỷ nguyên vàng của nền âm nhạc Anh. Leslie, người đã được tác động sâu sắc bởi âm nhạc, anh không bao giờ quên được những nghệ sĩ như Elton John. Trong 22 năm trong thế giới âm nhạc của mình, Elvis đã đem đến cho chúng ta rất nhiều niềm vui thưởng thức âm nhạc. Và thú vị thay là không tính 4-5 năm Leslie rút lui khỏi làng nhạc, anh cũng tham gia vào thế giới âm nhạc trong gần 22 năm.
Và bây giờ hãy nói về những điểm khác biệt giữa họ.
Elvis là một chàng trai mắt xanh thật sự. Xuyên suốt cuộc đời anh, anh bị điều khiển và bảo bọc bởi hãng ghi âm. Anh kiếm được cả núi tiền cho công ty và cho bản thân anh, và là một thần tượng siêu sao trong suốt cuộc đời. Thậm chí ngay khi anh trở nên béo bệu và hình hài méo mó đi, mọi người vẫn tin tưởng rằng miễn Elvis chỉnh trang lại con người và trở lại phòng thu âm, anh sẽ hát thêm những ca khúc đẹp nâng bổng cho tâm hồn và tinh thần của con người bay lên cao. Thậm chí nửa thế kỷ sau cái chết của anh, hình ảnh của anh vẫn xuất hiện trên nhiều loại sản phẩm. Cho đến ngày nay, anh và Marilyn Monroe vẫn là những biểu tượng gợi cảm không thể cưỡng lại trong nền phim ảnh và âm nhạc của châu Âu và Mỹ quốc. Về phần đời sống riêng, Elvis gần như tách biệt hẳn với bên ngoài, nhưng trong thế giới riêng ấy, anh hoàn toàn không có chút cẩn trọng nào. Từ thuở rất sớm ban đầu, anh đã không đặt ra quá nhiều nỗ lực. Ca từ và giai điệu bài hát của anh tương đối đơn giản, cùng lúc hay và ngoại lệ, chúng cũng rất đặc thù, và sở hữu một thứ sức mạnh ma thuật rất đặc biệt, đặc biệt chiếu theo khuynh hướng cá tính nổi loạn của lớp người trẻ tuổi. Cả thế giới đã thật sự “rock ‘n’ roll” cùng với âm nhạc của anh.
Bởi điều trên, anh hiển nhiên trở thành một mặt hàng vô giá. Trong âm nhạc của anh và đặc biệt là trong các bộ phim lớn của Hollywood, anh không ngừng “nhân đôi sao bản” bản thân mình để đảm bảo doanh thu, cho đến một ngày anh nhận ra anh mệt mỏi làm việc này như thế nào. Trong giai đoạn sau của sự nghiệp, anh nỗ lực tạo nên vài thay đổi, nhưng đều không quá thành công, như một hệ lụy anh quay trở về với con đường cũ của chính mình. Khi anh không đóng phim, anh xuất hiện trên truyền hình. Thậm chí là vậy, mọi người vẫn tràn đầy hy vọng và mong chờ anh, cho đến khi cuối cùng họ phải đối mặt với sự ra đi của anh trong đau buồn.
Bởi điều trên, anh hiển nhiên trở thành một mặt hàng vô giá. Trong âm nhạc của anh và đặc biệt là trong các bộ phim lớn của Hollywood, anh không ngừng “nhân đôi sao bản” bản thân mình để đảm bảo doanh thu, cho đến một ngày anh nhận ra anh mệt mỏi làm việc này như thế nào. Trong giai đoạn sau của sự nghiệp, anh nỗ lực tạo nên vài thay đổi, nhưng đều không quá thành công, như một hệ lụy anh quay trở về với con đường cũ của chính mình. Khi anh không đóng phim, anh xuất hiện trên truyền hình. Thậm chí là vậy, mọi người vẫn tràn đầy hy vọng và mong chờ anh, cho đến khi cuối cùng họ phải đối mặt với sự ra đi của anh trong đau buồn.
Leslie khác thế. Gương mặt điển trai mong manh cùng với tài năng âm nhạc của anh không thật sự đem về thành công ngay lập tức. Anh đã phấn đấu trong tám năm liền trước khi tổ chức được buổi hòa nhạc cá nhân đầu tiên. Một điểm khác biệt lớn nữa là ngay từ rất sớm buổi đầu, Leslie đã kháng cự lại việc bị lợi dụng và điều khiển bởi người khác. Trước năm 1989, anh bị thúc quản bởi công ty ghi âm. Đa số mọi người không tin anh sẽ từ bỏ mọi thứ, lui về sống ẩn dật khi anh đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp, nhưng anh đã thực sự làm thế. Lý do anh quay lại showbiz sau đó không phải là để mưu sinh hay làm thêm lợi nhuận như các nghệ sĩ biểu diễn bình thường vẫn làm.
Bất kể là loạt hòa nhạc chia tay cuối cùng năm 1989, hay sự trở về năm 1995, Leslie chỉ có duy nhất một mục tiêu, anh muốn được là chính mình, được làm những điều anh thích làm, trở thành một “nghệ sĩ giỏi thật giỏi”. Anh thật ra đã giành được thành quả mục tiêu ấy tự việc dùng quyền năng và sức mạnh của chính anh. Áp lực anh phải đối mặt khác với của Elvis, dù chúng đều trầm trọng. Áp lực của Elvis đến từ số lượng bao nhiêu đĩa của anh được bán ra và doanh thu phòng vé các bộ phim của anh tốt đến chừng nào. Trong khi với Leslie, anh phải đối mặt với hình ảnh của mình bị bẻ xoắn và bôi nhọ từ giới truyền thông. Xuyên suốt sự nghiệp, anh luôn tự lập và cô lập, một cá nhân cô độc đối mặt với những tranh luận và đánh giá từ thế giới bên ngoài.
Một lý do rất quan trọng để so sánh Leslie với Elvis là về khái niệm, cả hai đều là những thần tượng có tầm ảnh hưởng rất lớn. Cả hai đều là nhân vật tạo nên và dẫn đầu cho khuynh hướng âm nhạc. Trong vòng 20 năm sự nghiệp, âm nhạc tuyệt vời của họ đã không ngừng tự làm nổi bật. Tuy nhiên, chính sức quyến rũ và uy tín thu hút riêng của họ ngay từ buổi ban đầu cho đến khi kết thúc mới luôn là yếu tố gây mê đắm, cám dỗ hơn cả bản chất của âm nhạc. Không cần biết thể loại nhạc nào bạn đang nghe của Elvis, nhanh hay chậm, động tác lắc hông nổi tiếng cũng như biểu cảm đôi mắt ám ảnh – hay tinh ranh – của anh sẽ tự động hiện lên ngay lên trong tâm trí bạn. Leslie còn hơn cả thế, không cần biết bạn thỏa lòng với các ca khúc ra sao, sân khấu được trang hoàng đẹp đẽ thế nào, chúng cũng không tài nào vượt mặt được sức lôi cuốn trứ danh của anh, đã tác động mãnh liệt lên cảm xúc của khán giả và làm tan chảy trái tim họ. Đặc biệt, khi Leslie hát lại các ca khúc của người khác, cảm xúc đó thậm chí còn bộc phát dữ dội hơn.
Thật khó để có thể nói chính xác cá tính hay phẩm chất nào ở hai con người này đã chạm được vào những tầng lớp xúc cảm và rung động sâu thẳm nhất trong tâm hồn của khán giả. Các nhân tố bên ngoài như một vẻ ngoài hoàn hảo, tính khí không kiềm giữ, hay giọng hát như được ban tặng, etc., các nghệ sĩ giải trí khác cũng đều sở hữu, nhưng chỉ riêng có Elvis và Leslie là có thể không ngừng điều khiển chúng ta, với những đòi hỏi và khẩn cầu khác biệt đã đưa chúng ta vào trạng thái bị mê hoặc. Thêm nữa là, không cần hát hay nói một lời, đơn giản họ chỉ cần làm một điều gì đó bình thường thôi, và khán giả sẽ lại lập tức bị cả hai đưa vào trạng thái kích thích, sẽ tự động dõi theo từng động thái của họ mà không hề có chút nhận thức nào.
Tuy nhiên, hiển nhiên Leslie có ý thức bản thân đối với việc sáng tạo và đổi mới lại âm nhạc cao hơn Elvis. Giới truyền thông từng đặt nghi vấn với tour diễn 1997 của anh bởi không ai có thể quên được hình ảnh của Leslie vào năm 1989. Căn bản mà nói anh không cần phải thêm bất cứ thủ thuật hay nhân tố mới nào vào tour diễn hòa nhạc năm 1997 ấy, tất cả những gì anh cần đơn giản là hát lại những bài hát cũ và vẫn làm cho khán giả thỏa lòng. Thêm nhân tố mới vào các buổi hòa nhạc có thể thành công cũng có thể thất bại, vậy thì tại sao phải làm thế ? Cho đến bây giờ, người ta vẫn tiếp tục thở dài và tự hỏi điều gì đã khiến Leslie quay trở lại khi nghĩ đến những thử thách ko rõ định hình anh đã phải chịu đựng cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì anh hiểu rõ một nghệ sĩ là nên rút lui khi anh ta còn ở đỉnh cao rực rỡ nhất của mình như thế nào, vậy thì tại sao sau đấy anh lại không thể tự nhiên và quyết đoán như anh đã từng vào năm 1989 ? Không ai có thể trả lời câu hỏi đó. Chỉ như một người bạn trên mạng đã nói, “Con người đích thực của Leslie đã để lại rất nhiều câu đố cho chúng ta giải đáp. Tuy nhiên, sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời cho chúng, hay có lẽ những câu trả lời cho các câu hỏi ấy tự thân chúng đã nằm sẵn rất sâu, rất mảnh ở trong tim của chúng ta rồi.”
Có lẽ Elvis rốt cuộc cũng chẳng quá hạnh phúc, nhưng anh chưa bao giờ phải kiềm chế cuộc sống riêng tư; điều này có thể nói là anh ắt hẳn có rất nhiều cách để trút cảm xúc mà không sợ bất cứ ảnh hưởng nào lên hình tượng của mình. Mặc dù anh có lẽ phải đối mặt với sự trống rỗng đáng sợ và nỗi cô đơn sau hàng loạt những hành động và thái độ ngu ngốc, nó vẫn không thể bì được với sự suy sụp mà Leslie đã phải chịu đựng trong hơn 20 năm dài. Từ viễn cảnh quan trọng, căn bệnh trầm cảm của Leslie có thể xem là thủ phạm lớn nhất đã khiến anh từ bỏ cuộc sống, tuy nhiên, nó cũng có thể xem là một dạng minh chứng cho tâm hồn phong phú dành cho anh. Căn bệnh trầm cảm, hay nói đúng hơn là chất chứa biết bao tổn thương và thống khổ thật ra là một minh chứng cho sự điềm tĩnh, tỉnh táo hiểu biết, một minh chứng cho sự nhạy cảm tuyệt đối với bản chất tự nhiên của con người, một dạng của những thâm trầm suy nghĩ thấu đáo dành cho ý nghĩa của cuộc đời ... Leslie đã từng nói rằng một diễn viên ắt cần phải hiểu bản chất tự nhiên của sự tồn tại loài người, rằng chỉ với cách ấy anh mới có thể làm nên những vai diễn đủ thuyết phục như thể anh đã đưa cuộc đời anh vào trong các nhân vật ấy. Tuy nhiên, nếu một diễn viên quá nhập vai vào với các nhân vật, anh ta chắc chắn sẽ bị ma quỷ ám ảnh, như điều chúng ta vẫn thường nói là “trong tim có quỷ”. Có lẽ đấy là lý do tại sao bất cứ ai sở hữu trí tuệ lớn cuối cùng đều thường gắn mình vào một dạng đức tin nào đó. Nhìn Leslie khổ sở trong đau đớn cực độ vào khỏang thời gian cuối đời, bạn thân của anh là Alan Tang đã cố giúp anh nhìn theo mặt tích cực của cuộc sống, nhưng khi Tang ngừng nói, Leslie đã nói với anh, “Cậu nghĩ cậu hiểu được tất cả chúng sao ?”
Dĩ nhiên, tôi chỉ làm một số quan sát để nhìn nhận sự việc, bởi đâu cần phải biết anh là ai, anh tồn tại bao lâu trong thế giới này thì anh cũng chỉ là một cá nhân bình thường như bao người khác, cũng chịu sự chi phối của thất tình lục dục mà thôi. Nếu anh có thể tìm được chút kẽ thoát, có lẽ nó cũng không quá khó cho anh tìm lại được trạng thái cân bằng, và anh cũng đã không cần đẩy bi kịch lên đến đỉnh điểm ...
***Bất kể là loạt hòa nhạc chia tay cuối cùng năm 1989, hay sự trở về năm 1995, Leslie chỉ có duy nhất một mục tiêu, anh muốn được là chính mình, được làm những điều anh thích làm, trở thành một “nghệ sĩ giỏi thật giỏi”. Anh thật ra đã giành được thành quả mục tiêu ấy tự việc dùng quyền năng và sức mạnh của chính anh. Áp lực anh phải đối mặt khác với của Elvis, dù chúng đều trầm trọng. Áp lực của Elvis đến từ số lượng bao nhiêu đĩa của anh được bán ra và doanh thu phòng vé các bộ phim của anh tốt đến chừng nào. Trong khi với Leslie, anh phải đối mặt với hình ảnh của mình bị bẻ xoắn và bôi nhọ từ giới truyền thông. Xuyên suốt sự nghiệp, anh luôn tự lập và cô lập, một cá nhân cô độc đối mặt với những tranh luận và đánh giá từ thế giới bên ngoài.
Một lý do rất quan trọng để so sánh Leslie với Elvis là về khái niệm, cả hai đều là những thần tượng có tầm ảnh hưởng rất lớn. Cả hai đều là nhân vật tạo nên và dẫn đầu cho khuynh hướng âm nhạc. Trong vòng 20 năm sự nghiệp, âm nhạc tuyệt vời của họ đã không ngừng tự làm nổi bật. Tuy nhiên, chính sức quyến rũ và uy tín thu hút riêng của họ ngay từ buổi ban đầu cho đến khi kết thúc mới luôn là yếu tố gây mê đắm, cám dỗ hơn cả bản chất của âm nhạc. Không cần biết thể loại nhạc nào bạn đang nghe của Elvis, nhanh hay chậm, động tác lắc hông nổi tiếng cũng như biểu cảm đôi mắt ám ảnh – hay tinh ranh – của anh sẽ tự động hiện lên ngay lên trong tâm trí bạn. Leslie còn hơn cả thế, không cần biết bạn thỏa lòng với các ca khúc ra sao, sân khấu được trang hoàng đẹp đẽ thế nào, chúng cũng không tài nào vượt mặt được sức lôi cuốn trứ danh của anh, đã tác động mãnh liệt lên cảm xúc của khán giả và làm tan chảy trái tim họ. Đặc biệt, khi Leslie hát lại các ca khúc của người khác, cảm xúc đó thậm chí còn bộc phát dữ dội hơn.
Thật khó để có thể nói chính xác cá tính hay phẩm chất nào ở hai con người này đã chạm được vào những tầng lớp xúc cảm và rung động sâu thẳm nhất trong tâm hồn của khán giả. Các nhân tố bên ngoài như một vẻ ngoài hoàn hảo, tính khí không kiềm giữ, hay giọng hát như được ban tặng, etc., các nghệ sĩ giải trí khác cũng đều sở hữu, nhưng chỉ riêng có Elvis và Leslie là có thể không ngừng điều khiển chúng ta, với những đòi hỏi và khẩn cầu khác biệt đã đưa chúng ta vào trạng thái bị mê hoặc. Thêm nữa là, không cần hát hay nói một lời, đơn giản họ chỉ cần làm một điều gì đó bình thường thôi, và khán giả sẽ lại lập tức bị cả hai đưa vào trạng thái kích thích, sẽ tự động dõi theo từng động thái của họ mà không hề có chút nhận thức nào.
Tuy nhiên, hiển nhiên Leslie có ý thức bản thân đối với việc sáng tạo và đổi mới lại âm nhạc cao hơn Elvis. Giới truyền thông từng đặt nghi vấn với tour diễn 1997 của anh bởi không ai có thể quên được hình ảnh của Leslie vào năm 1989. Căn bản mà nói anh không cần phải thêm bất cứ thủ thuật hay nhân tố mới nào vào tour diễn hòa nhạc năm 1997 ấy, tất cả những gì anh cần đơn giản là hát lại những bài hát cũ và vẫn làm cho khán giả thỏa lòng. Thêm nhân tố mới vào các buổi hòa nhạc có thể thành công cũng có thể thất bại, vậy thì tại sao phải làm thế ? Cho đến bây giờ, người ta vẫn tiếp tục thở dài và tự hỏi điều gì đã khiến Leslie quay trở lại khi nghĩ đến những thử thách ko rõ định hình anh đã phải chịu đựng cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì anh hiểu rõ một nghệ sĩ là nên rút lui khi anh ta còn ở đỉnh cao rực rỡ nhất của mình như thế nào, vậy thì tại sao sau đấy anh lại không thể tự nhiên và quyết đoán như anh đã từng vào năm 1989 ? Không ai có thể trả lời câu hỏi đó. Chỉ như một người bạn trên mạng đã nói, “Con người đích thực của Leslie đã để lại rất nhiều câu đố cho chúng ta giải đáp. Tuy nhiên, sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời cho chúng, hay có lẽ những câu trả lời cho các câu hỏi ấy tự thân chúng đã nằm sẵn rất sâu, rất mảnh ở trong tim của chúng ta rồi.”
Có lẽ Elvis rốt cuộc cũng chẳng quá hạnh phúc, nhưng anh chưa bao giờ phải kiềm chế cuộc sống riêng tư; điều này có thể nói là anh ắt hẳn có rất nhiều cách để trút cảm xúc mà không sợ bất cứ ảnh hưởng nào lên hình tượng của mình. Mặc dù anh có lẽ phải đối mặt với sự trống rỗng đáng sợ và nỗi cô đơn sau hàng loạt những hành động và thái độ ngu ngốc, nó vẫn không thể bì được với sự suy sụp mà Leslie đã phải chịu đựng trong hơn 20 năm dài. Từ viễn cảnh quan trọng, căn bệnh trầm cảm của Leslie có thể xem là thủ phạm lớn nhất đã khiến anh từ bỏ cuộc sống, tuy nhiên, nó cũng có thể xem là một dạng minh chứng cho tâm hồn phong phú dành cho anh. Căn bệnh trầm cảm, hay nói đúng hơn là chất chứa biết bao tổn thương và thống khổ thật ra là một minh chứng cho sự điềm tĩnh, tỉnh táo hiểu biết, một minh chứng cho sự nhạy cảm tuyệt đối với bản chất tự nhiên của con người, một dạng của những thâm trầm suy nghĩ thấu đáo dành cho ý nghĩa của cuộc đời ... Leslie đã từng nói rằng một diễn viên ắt cần phải hiểu bản chất tự nhiên của sự tồn tại loài người, rằng chỉ với cách ấy anh mới có thể làm nên những vai diễn đủ thuyết phục như thể anh đã đưa cuộc đời anh vào trong các nhân vật ấy. Tuy nhiên, nếu một diễn viên quá nhập vai vào với các nhân vật, anh ta chắc chắn sẽ bị ma quỷ ám ảnh, như điều chúng ta vẫn thường nói là “trong tim có quỷ”. Có lẽ đấy là lý do tại sao bất cứ ai sở hữu trí tuệ lớn cuối cùng đều thường gắn mình vào một dạng đức tin nào đó. Nhìn Leslie khổ sở trong đau đớn cực độ vào khỏang thời gian cuối đời, bạn thân của anh là Alan Tang đã cố giúp anh nhìn theo mặt tích cực của cuộc sống, nhưng khi Tang ngừng nói, Leslie đã nói với anh, “Cậu nghĩ cậu hiểu được tất cả chúng sao ?”
Dĩ nhiên, tôi chỉ làm một số quan sát để nhìn nhận sự việc, bởi đâu cần phải biết anh là ai, anh tồn tại bao lâu trong thế giới này thì anh cũng chỉ là một cá nhân bình thường như bao người khác, cũng chịu sự chi phối của thất tình lục dục mà thôi. Nếu anh có thể tìm được chút kẽ thoát, có lẽ nó cũng không quá khó cho anh tìm lại được trạng thái cân bằng, và anh cũng đã không cần đẩy bi kịch lên đến đỉnh điểm ...
Chú thích : * Leslie Cheung xếp hạng 7 trong " Top 10 thần tượng văn hóa Trung Hoa thế kỷ 20 " bên cạnh những tên tuổi như nhà văn Lỗ Tấn, Kim Dung, diễn viên Kinh kịch Mai Lan Phương, kết quả do 140.000 người TQ bình chọn.
Link dẫn: http://lesliecheung4vn.blogspot.com/2010/07/top-10-than-tuong-van-hoa-trung-hoa-ky.html
Bài tham khảo thêm: Leslie Cheung lọt vào "Top 5 biểu tượng âm nhạc toàn cầu"Link dẫn: http://lesliecheung4vn.blogspot.com/2010/07/top-10-than-tuong-van-hoa-trung-hoa-ky.html
Link dẫn: http://lesliecheung4vn.blogspot.com/2010/08/truong-quoc-vinh-uoc-cnn-binh-chon-vao.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét