Từ Biệt Vẻ Đẹp Chua Cay của Hong Kong
Farewell to Hong Kong's Sour Beauty
By Richard Corliss
Jan. 04, 2004
Link: time.com
Họ gọi cô là Madonna của châu Á bởi vì, trong cái thế giới trầm lặng đến mức cực đoan của nhạc pop Hong Kong, sự táo bạo của cô không chỉ là một hiện tượng mà còn làm mọi thứ xung quanh cô phải thấy xấu hổ. Nếu Madonna là Cô Gái Vật Chất (Material Girl) thì Anita Mai Diễm Phương (Mui Yim-fong) là Cô Gái Hư (Bad Girl). Đó là tựa đề ca khúc hit của cô vào năm 1985 (nó từng bị cấm phát sóng vì phần ca từ nhạy cảm), đồng thời là tên album được xếp vào hàng bán-chạy-nhất. Trên sân khấu, Mai xuất hiện với hình ảnh kiêu lạnh và ngạo mạn, nhưng không kém phần quyến rũ giới tính, tựa hồ một hương thơm lôi cuốn cả về mặt thị giác và âm thanh. Cô ấy không chỉ đơn thuần làm chủ sân khấu, mà cô thống lĩnh nó. Cô đã cho ra mắt hàng loạt nhạc hội vào giữa những năm 1987 và 1991, và hơn 40 album của cô ấy đã được bán ra với lượng tiêu thụ hơn 10 triệu bản.
Và rằng, so sánh với Madonna là một điều khập khiễng. Có một điều là, Mai thật sự có khả năng ca hát. Giọng nữ trầm mang âm sắc ấm nóng của cô đã tự biến mình thành một linh hồn len lỏi vào những bản ballad Quảng Đông, truyền cho chúng một sức mạnh, sự chuẩn xác và, thường là cả một nỗi tuyệt vọng kiêu hãnh chưa bao giờ biết cầu xin sự thương cảm. Cô đã hát bằng trái tim của một người phụ nữ mạnh mẽ tách ly – vượt trên tất cả, riêng biệt, cô đơn. Cô đáng lý ra không phải là một Madonna của nhạc Hoa, mà là một nàng Garbo (ám chỉ nữ diễn viên huyền thoại: Greta Garbo).
Và Madonna không mất ở độ tuổi 40. Nhưng Mai thì có, vào tuần trước, vì căn bệnh ung thư, một sự ra đi đau lòng cũng như bất kỳ bài ca hay bộ phim nào của cô.
Hầu hết các nàng thơ của Hong Kong đều thuộc dạng lắm lời và ngọt ngào. Mai khác biệt với họ. Đôi mắt to, chiếc mũi khoằm, và bờ môi dày bệch bạc của Mai đã làm dấy lên một biệt hiệu khác: Nữ hoàng nhạc Pop xấu xí (tôi: tôi không thấy Anita xấu). Nói một cách khó chịu thì Mai đã gợi nhớ chúng ta đến những “vẻ đẹp chua cay” khác của Thượng Hải, trước kỷ niên của chủ tịch Mao. Các “vẻ đẹp chua cay” ấy đã hát về những bản tình ca u mặc và làm nỗi đau trở nên cao quí hơn. Mai là kẻ sống sót như vậy: bị tổn thương nhưng vẫn ngẩng cao đầu.
Chất giọng đặc trưng cùng sức hút sân khấu đã “sủng ái” Mai ngay cả khi cô đóng phim. Cô ấy đã cho các nhân vật “vay mượn” sự cố kết và trọng lượng của mình, những nhân vật đã bị tử diệt như Fleur, người tình bóng ma của Trương Quốc Vinh (Leslie Cheung) trong bộ phim Rouge - Yên Chi Khâu của đạo diễn Quan Cẩm Bằng (Standley Kwan) (thắng giải Kim Tượng 1989 cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất); hay như một gián điệp Trung Hoa trong bộ phim The Last Princess of Manchuria của Eddie Fong. Trong tác phẩm này, cô hóa thân vào một nhân vật có thật Kawashima Yoshiko (Xuyên Đảo Phương Tử), nữ điệp viên của quân đội Nhật, và Mai đã miêu tả con người ấy bằng một khí sắc lạnh lùng như thép. Cô ấy đã thẳng tay tát vào mặt những gã đàn ông, tát để bày tỏ phẫn nộ và khinh miệt với những kẻ sẽ lợi dụng, sỉ nhục hoặc kết án cô. Vào cuối phim, đối diện với bản án tử hình, cô vẫn kiên cường ngang bướng: một linh hồn quả quyết với sự ngạo mạn ám ảnh của riêng mình.
Mai tỏa sáng trong các bộ phim hành động. Trong Shanghai Shanghai, cô đã trình diễn khả năng khiêu vũ trong một điệu nhạc tango kung-fu hoang dại cùng Yuen Biao. Cô đã đóng một vai đúp phản xuyến về một quân vương và thái tổ của ông ta trong bộ phim Wu Yen Chung Vô Diệm. Cô lôi cuốn trong ba phim của Thành Long (đóng vai mẹ kế trong phim Drunken Master II – Túy Quyền II) và bốn phim của Châu Tinh Trì. Vai diễn giả tưởng thú vị nhất của cô là vai “Wonder Woman” Tung trong phim The Heroic Trio - Đông Phương Tam Hiệp và Executioners, hợp diễn cùng Trương Mạn Ngọc và Dương Tử Quỳnh để giải cứu thế giới. Thậm chí ngay bộ phim chuyển thể từ truyện tranh bát nháo này vẫn làm nên một khoảnh khắc tiêu biểu cho Mai: cô hay tin một đứa trẻ bị chết, và một giọt nước mắt lăn xuống, lột bỏ lớp mặt nạ của vị siêu-nữ anh hùng.
Mai được biết đến như một người có cá tính mạnh, và giao du với nhiều hạng người. Năm 1992, một thành viên của nhóm xã hội đen định bức hiếp cô, Mai cự tuyệt và hắn đã tát cô, ba ngày sau đó tay này bị bắn chết (không ai chịu cáo buộc cho tội ác này, Mai cũng không) . Nhưng cô ấy cũng nổi tiếng là một người hào phóng, Mai gây quỹ cho một nhà y tế tại San Francisco và, năm ngoái, cô gia nhập đại gia đình vì các nạn nhân dịch SARS. Cô cũng là người đứng đầu nhóm nghệ sĩ chống đối những tiêu cực tham lam từ giới truyền thông.
Vào tháng 9, Mai tuyên bố cô mắc bệnh ung thư cổ tử cung. (Năm 2000, chị gái Ann Mai Ái Phương của cô cũng mất vì bệnh ung thư vòm họng). Nhận được sự ủng hộ của nhiều ngôi sao, bao gồm Thành Long và Dương Tử Quỳnh, cô đã nói với các fan: “Xin đừng lo lắng cho tôi. Hãy xem tôi chiến thắng trận chiến này”. Cô đã trải qua tiệc sinh nhật lần thứ 40 đầy hoang phí xen lẫn nước mắt, nhưng dù vậy, Mai vẫn ngang bướng và nhận vai diễn cho bộ phim kế tiếp của Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou), House of Flying Daggers Thập Diện Mai Phục. “Tôi nhận ra rằng cô ấy sẽ không bao giờ đầu hàng con quỷ bệnh tật,” đạo diễn Trương cho tạp chí Time hay. “Đối với cô ấy, bộ phim này không chỉ là một công việc, mà còn là nỗ lực cuối cùng của cô ấy – để giành lấy sự sống, và chiến thắng số phận.”
Mai cũng đã tổ chức các nhạc hội cuối cùng của mình. Tại buổi diễn cuối vào ngày 15 tháng 11, Mai – cô gái chưa từng kết hôn – đã đứng trên sân khấu trong bộ váy cưới màu trắng, và nói với 10,000 người thưởng ngoạn ngày hôm đó rằng có lẽ cô sẽ không tìm được một người chồng trong tương lai. Rồi cô bước đi vào trong bóng tối. Sự ra đi của cô tuần trước đã làm trĩu nặng trái tim của người dân Hương Cảng.
Hàng vạn lời duyên dáng và đau lòng đã dành cho Mai nhân dịp này. Nhưng Mai đã tự hát khúc bi thương cuối cùng của cô khi cô nói, “Tôi tự vấn liệu có bao người sẽ nhớ đến tôi sau khi tôi rời khỏi làng giải trí này vĩnh viễn. Điều hy vọng của tôi là mỗi khi họ nhìn ngắm những ngôi sao trên bầu trời, mọi người sẽ nhớ đến tên tôi.”
Farewell to Hong Kong's Sour Beauty
By Richard Corliss
Jan. 04, 2004
Link: time.com
Họ gọi cô là Madonna của châu Á bởi vì, trong cái thế giới trầm lặng đến mức cực đoan của nhạc pop Hong Kong, sự táo bạo của cô không chỉ là một hiện tượng mà còn làm mọi thứ xung quanh cô phải thấy xấu hổ. Nếu Madonna là Cô Gái Vật Chất (Material Girl) thì Anita Mai Diễm Phương (Mui Yim-fong) là Cô Gái Hư (Bad Girl). Đó là tựa đề ca khúc hit của cô vào năm 1985 (nó từng bị cấm phát sóng vì phần ca từ nhạy cảm), đồng thời là tên album được xếp vào hàng bán-chạy-nhất. Trên sân khấu, Mai xuất hiện với hình ảnh kiêu lạnh và ngạo mạn, nhưng không kém phần quyến rũ giới tính, tựa hồ một hương thơm lôi cuốn cả về mặt thị giác và âm thanh. Cô ấy không chỉ đơn thuần làm chủ sân khấu, mà cô thống lĩnh nó. Cô đã cho ra mắt hàng loạt nhạc hội vào giữa những năm 1987 và 1991, và hơn 40 album của cô ấy đã được bán ra với lượng tiêu thụ hơn 10 triệu bản.
Và rằng, so sánh với Madonna là một điều khập khiễng. Có một điều là, Mai thật sự có khả năng ca hát. Giọng nữ trầm mang âm sắc ấm nóng của cô đã tự biến mình thành một linh hồn len lỏi vào những bản ballad Quảng Đông, truyền cho chúng một sức mạnh, sự chuẩn xác và, thường là cả một nỗi tuyệt vọng kiêu hãnh chưa bao giờ biết cầu xin sự thương cảm. Cô đã hát bằng trái tim của một người phụ nữ mạnh mẽ tách ly – vượt trên tất cả, riêng biệt, cô đơn. Cô đáng lý ra không phải là một Madonna của nhạc Hoa, mà là một nàng Garbo (ám chỉ nữ diễn viên huyền thoại: Greta Garbo).
Và Madonna không mất ở độ tuổi 40. Nhưng Mai thì có, vào tuần trước, vì căn bệnh ung thư, một sự ra đi đau lòng cũng như bất kỳ bài ca hay bộ phim nào của cô.
Hầu hết các nàng thơ của Hong Kong đều thuộc dạng lắm lời và ngọt ngào. Mai khác biệt với họ. Đôi mắt to, chiếc mũi khoằm, và bờ môi dày bệch bạc của Mai đã làm dấy lên một biệt hiệu khác: Nữ hoàng nhạc Pop xấu xí (tôi: tôi không thấy Anita xấu). Nói một cách khó chịu thì Mai đã gợi nhớ chúng ta đến những “vẻ đẹp chua cay” khác của Thượng Hải, trước kỷ niên của chủ tịch Mao. Các “vẻ đẹp chua cay” ấy đã hát về những bản tình ca u mặc và làm nỗi đau trở nên cao quí hơn. Mai là kẻ sống sót như vậy: bị tổn thương nhưng vẫn ngẩng cao đầu.
Chất giọng đặc trưng cùng sức hút sân khấu đã “sủng ái” Mai ngay cả khi cô đóng phim. Cô ấy đã cho các nhân vật “vay mượn” sự cố kết và trọng lượng của mình, những nhân vật đã bị tử diệt như Fleur, người tình bóng ma của Trương Quốc Vinh (Leslie Cheung) trong bộ phim Rouge - Yên Chi Khâu của đạo diễn Quan Cẩm Bằng (Standley Kwan) (thắng giải Kim Tượng 1989 cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất); hay như một gián điệp Trung Hoa trong bộ phim The Last Princess of Manchuria của Eddie Fong. Trong tác phẩm này, cô hóa thân vào một nhân vật có thật Kawashima Yoshiko (Xuyên Đảo Phương Tử), nữ điệp viên của quân đội Nhật, và Mai đã miêu tả con người ấy bằng một khí sắc lạnh lùng như thép. Cô ấy đã thẳng tay tát vào mặt những gã đàn ông, tát để bày tỏ phẫn nộ và khinh miệt với những kẻ sẽ lợi dụng, sỉ nhục hoặc kết án cô. Vào cuối phim, đối diện với bản án tử hình, cô vẫn kiên cường ngang bướng: một linh hồn quả quyết với sự ngạo mạn ám ảnh của riêng mình.
Mai tỏa sáng trong các bộ phim hành động. Trong Shanghai Shanghai, cô đã trình diễn khả năng khiêu vũ trong một điệu nhạc tango kung-fu hoang dại cùng Yuen Biao. Cô đã đóng một vai đúp phản xuyến về một quân vương và thái tổ của ông ta trong bộ phim Wu Yen Chung Vô Diệm. Cô lôi cuốn trong ba phim của Thành Long (đóng vai mẹ kế trong phim Drunken Master II – Túy Quyền II) và bốn phim của Châu Tinh Trì. Vai diễn giả tưởng thú vị nhất của cô là vai “Wonder Woman” Tung trong phim The Heroic Trio - Đông Phương Tam Hiệp và Executioners, hợp diễn cùng Trương Mạn Ngọc và Dương Tử Quỳnh để giải cứu thế giới. Thậm chí ngay bộ phim chuyển thể từ truyện tranh bát nháo này vẫn làm nên một khoảnh khắc tiêu biểu cho Mai: cô hay tin một đứa trẻ bị chết, và một giọt nước mắt lăn xuống, lột bỏ lớp mặt nạ của vị siêu-nữ anh hùng.
Mai được biết đến như một người có cá tính mạnh, và giao du với nhiều hạng người. Năm 1992, một thành viên của nhóm xã hội đen định bức hiếp cô, Mai cự tuyệt và hắn đã tát cô, ba ngày sau đó tay này bị bắn chết (không ai chịu cáo buộc cho tội ác này, Mai cũng không) . Nhưng cô ấy cũng nổi tiếng là một người hào phóng, Mai gây quỹ cho một nhà y tế tại San Francisco và, năm ngoái, cô gia nhập đại gia đình vì các nạn nhân dịch SARS. Cô cũng là người đứng đầu nhóm nghệ sĩ chống đối những tiêu cực tham lam từ giới truyền thông.
Vào tháng 9, Mai tuyên bố cô mắc bệnh ung thư cổ tử cung. (Năm 2000, chị gái Ann Mai Ái Phương của cô cũng mất vì bệnh ung thư vòm họng). Nhận được sự ủng hộ của nhiều ngôi sao, bao gồm Thành Long và Dương Tử Quỳnh, cô đã nói với các fan: “Xin đừng lo lắng cho tôi. Hãy xem tôi chiến thắng trận chiến này”. Cô đã trải qua tiệc sinh nhật lần thứ 40 đầy hoang phí xen lẫn nước mắt, nhưng dù vậy, Mai vẫn ngang bướng và nhận vai diễn cho bộ phim kế tiếp của Trương Nghệ Mưu (Zhang Yimou), House of Flying Daggers Thập Diện Mai Phục. “Tôi nhận ra rằng cô ấy sẽ không bao giờ đầu hàng con quỷ bệnh tật,” đạo diễn Trương cho tạp chí Time hay. “Đối với cô ấy, bộ phim này không chỉ là một công việc, mà còn là nỗ lực cuối cùng của cô ấy – để giành lấy sự sống, và chiến thắng số phận.”
Mai cũng đã tổ chức các nhạc hội cuối cùng của mình. Tại buổi diễn cuối vào ngày 15 tháng 11, Mai – cô gái chưa từng kết hôn – đã đứng trên sân khấu trong bộ váy cưới màu trắng, và nói với 10,000 người thưởng ngoạn ngày hôm đó rằng có lẽ cô sẽ không tìm được một người chồng trong tương lai. Rồi cô bước đi vào trong bóng tối. Sự ra đi của cô tuần trước đã làm trĩu nặng trái tim của người dân Hương Cảng.
Hàng vạn lời duyên dáng và đau lòng đã dành cho Mai nhân dịp này. Nhưng Mai đã tự hát khúc bi thương cuối cùng của cô khi cô nói, “Tôi tự vấn liệu có bao người sẽ nhớ đến tôi sau khi tôi rời khỏi làng giải trí này vĩnh viễn. Điều hy vọng của tôi là mỗi khi họ nhìn ngắm những ngôi sao trên bầu trời, mọi người sẽ nhớ đến tên tôi.”
***
Sẽ nhớ nếu sau này lớp thế hệ cùng tôi ko còn . Thì có thế hệ kế tiếp nhớ đến 2 người ❤️ Leslie Atina Mại Diễm Phương
Trả lờiXóa